Viêm não mô cầu là căn bệnh lưu hành toàn cầu, từng được ghi nhận xuất hiện ở nhiều khu vực và nhiều quốc gia. Xem ngay tác dụng của tiêm chủng vắc xin não mô cầu AC-YW và đăng ký tiêm chủng ngừa bệnh sớm, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Tác dụng của việc tiêm vắc xin não mô cầu ACYW
1. Thông tin bệnh viêm não mô cầu
Tại Việt Nam, viêm não mô cầu từng được ghi nhận là căn bệnh gây ra tỷ lệ tử vong cao thứ 6/10 bệnh trong giai đoạn 1991-2000 (theo số liệu từ Viện dịch tễ trung ương). Cho đến nay thì căn bệnh viêm não mô cầu vẫn diễn ra rải rác quanh năm, nhưng nguy cơ dịch cao thường vào mùa thu, mùa đông xuân.
Bệnh viêm não mô cầu (viêm màng não do não mô cầu) là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính xuất phát từ vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis). Ổ chứa loại vi khuẩn nguy hiểm này trong tự nhiên là con người. Vì vậy, con đường lây truyền bệnh chỉ có thể là thông qua con đường tiếp xúc trực tiếp từ người bệnh sang người lành.
Vi khuẩn viêm não mô cầu Neisseria meningitidis có nhiều chủng, bao gồm: A, B, C, D, W-135…
Vi khuẩn viêm não mô cầu Neisseria meningitidis có nhiều chủng, bao gồm: A, B, C, D, W-135… Trong đó, gây bệnh phổ biến là chủng A, B và C, các chủng còn lại ít phổ biến hơn nhưng vẫn có khả năng gây bệnh nguy hiểm.
Đối tượng có nguy cơ mắc cao các tuýp viêm não mô cầu phổ biến là trẻ em dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-20 tuổi, người già, những người đang bị suy giảm hệ miễn dịch. Khu vực thường xảy ra bệnh ở nước ta là các khu vực vùng núi, các khu vực lân cận biên giới. Tuy nhiên, đây vẫn là căn bệnh có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi và khu vực nào. Vì vậy, mọi người dân đều cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa.
Bởi một khi vi khuẩn não mô cầu xâm nhập có thể tấn công lên lớp màng bao bọc não và tủy sống, bệnh xuất hiện đột ngột và diễn tiến nhanh chóng. Từ đó, có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề về thần kinh, vận động, khả năng nghe và dẫn đến tỷ lệ tử vong ngay trong vòng 24 giờ phát bệnh.
2. Tác dụng của vắc xin não mô cầu ACYW
Hiện nay, trên thị trường có vắc xin Menactra (Mỹ) giúp ngăn ngừa các chủng nguy hiểm gây viêm màng não mô cầu là A, C, Y, W135. Đây là 4 chủng gây bệnh phổ biến của vi khuẩn não mô cầu. Vắc xin được nghiên cứu và chứng minh là an toàn, mang lại miễn dịch ngừa bệnh cao cho người tiêm.
Với căn bệnh xảy ra đột ngột và nhanh chóng đến “khó mà trở tay” như căn bệnh viêm não mô cầu thì tiêm vắc xin phòng bệnh là hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc tiêm chủng không chỉ giúp người tiêm ngăn ngừa được nguy cơ vi khuẩn tiếp cận và tấn công ngay từ những “bước đầu tiên”, mà còn giúp người tiêm loại bỏ được nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nặng nề, hệ lụy lâu dài mà bệnh này gây ra.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu huyết thanh uốn ván SAT có phải là vacxin không
Với căn bệnh xảy ra đột ngột và nhanh chóng đến “khó mà trở tay” này thì việc tiêm vắc xin não mô cầu ACYW là hiệu quả hơn chữa bệnh
– Nguồn gốc: Vắc xin Menactra là sản phẩm của Sanofi Pasteur, một trong những công ty về dược phẩm và chế phẩm sinh học nổi tiếng thế giới, và được sản xuất tại Mỹ. Vắc xin đã được đảm bảo về chất lượng và độ an toàn, đồng thời đánh giá hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn N.meningitidis trước khi được lưu hành tại các cơ sở tiêm chủng tại Việt Nam như Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI.
– Đối tượng sử dụng: Đối tượng được chỉ định sử dụng vắc xin Menactra để ngừa bệnh bao gồm trẻ em từ 9 tháng và người lớn đến 55 tuổi, nhắm tăng cường miễn dịch chống lại bệnh do các nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135 gây ra .
Tiêm vắc xin ACYW không chỉ quan trọng với nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh mà còn quan trọng để giảm thiểu nguy cơ bệnh tật cho mỗi cá nhân cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
3. Chi tiết vắc xin viêm não mô cầu ACYW
3.1. Trường hợp chống chỉ định với vắc xin Metranac
Việc tuân thủ các chỉ định hoặc chống chỉ định của vắc xin là cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình tiêm phòng. Các trường hợp dưới đây được khuyến cáo việc sử dụng vắc xin Metranac ngừa viêm màng não mô cầu ACYW nên được trì hoãn hoặc không được thực hiện:
– Người từng có tiền sử phản ứng mạnh với bất kỳ một trong những thành phần có trong vắc xin, hoặc có tiền sử phản ứng mạnh với vắc xin Metranac ở những lần tiêm chủng trước đó.
– Người đang gặp phải các vấn đề sức khỏe như: đang có bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, đang bị sốt, bị dị ứng.
– Người được chẩn đoán mắc phải hội chứng nhạy cảm bất thường (GBS).
3.2. Phác đồ tiêm chủng
Vắc xin Menactra được chỉ định tiêm theo đường tiêm bắp với liều dùng là 0.5ml/mũi tiêm.
Phác đồ tiêm bao gồm 1 hoặc 2 mũi, tùy tình huống:
– Với trẻ từ 9-23 tháng tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 3 tháng.
– Với trẻ em và người lớn từ 2 tuổi trở lên đến 55 tuổi: tiêm 1 liều duy nhất
3.3. Phản ứng có thể xảy ra sau tiêm vắc xin Metranac
Phản ứng sau khi tiêm xin Menactra thường là những phản ứng nhẹ nhàng và tạm thời, là sự đáp ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Cụ thể, một số phản ứng thường gặp như sau:
– Tại chỗ tiêm: Người tiêm có thể trải qua các phản ứng như đau, sưng hoặc đỏ tại vị trí tiêm. Đây là biểu hiện thường gặp và thường không kéo dài, có thể tự khỏi sau vài ngày.
– Toàn thân: Các phản ứng toàn thân có thể bao gồm việc buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, cảm giác nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn và tiêu chảy. Những triệu chứng này thường là nhẹ nhàng và thoáng qua, là biểu hiện của việc hệ thống miễn dịch trong quá trình phản ứng với thành phần của vắc xin.
>>>>>Xem thêm: Thời điểm trẻ sơ sinh đủ điều kiện tiêm mũi vắc xin 6 trong 1
Vắc xin Menactra được chỉ định tiêm theo đường tiêm bắp với liều dùng là 0.5ml/mũi tiêm
Những tác dụng phụ của vắc xin có thể xuất hiện trong khoảng thời gian 7 ngày sau khi tiêm và thường không cần phải điều trị đặc hiệu. Tuy vậy, người tiêm vẫn cần giám sát các phản ứng cho chính mình hoặc người thân sau tiêm, để khi có bất thường xảy ra có thể kịp thời báo bác sĩ xử lý.
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn thông tin về tác dụng của vắc xin não mô cầu ACYW. Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cung cấp đầy đủ các loại vắc xin, bao gồm cả vắc xin trên. Đăng ký ngay để được tư vấn cũng như khám sàng lọc miễn phí, tiêm chủng cùng đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, bảo vệ sớm cho chính bạn và gia đình, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.