Vacxin sởi: Công dụng, phác đồ và lưu ý khi tiêm

Sởi là bệnh lý truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao. Bất kỳ ai không có miễn dịch đều có thể mắc phải, đặc biệt là trẻ em. Sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh chỉ có thể được kiểm soát nếu tỉ lệ miễn dịch cộng đồng đạt 95%. Do đó tất cả mọi người đều cần tiêm vacxin sởi để gia tăng khả năng miễn dịch với virus. 

Bạn đang đọc: Vacxin sởi: Công dụng, phác đồ và lưu ý khi tiêm

1. Tìm hiểu chung về bệnh sởi và vacxin sởi

1.1. Bệnh sởi

Sởi là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus. Virus sởi có thể lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người bệnh. Sởi có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 12-15 ngày, thậm chí 20 ngày. Thời gian bệnh dễ truyền nhiễm nhất là khoảng 4 ngày trước phát ban cho đến 4-5 ngày sau phát ban. Trong đó 4 ngày trước phát bạn là thời điểm lây truyền mạnh mẽ nhất khi chính người bệnh cũng không biết bản thân mắc bệnh và vẫn tiếp xúc bình thường với mọi người xung quanh.

Triệu chứng của bệnh sởi thường xuất hiện sau 10-12 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus. Các triệu chứng thường gặp là:

– Sốt cao: Sốt thường cao từ 38-40 độ C, có thể kéo dài từ 3-7 ngày.

– Chảy nước mũi: Thường xuất hiện sau 3-4 ngày sốt.

– Ho và đau mắt đỏ: Thường xuất hiện sau 2-3 ngày sốt.

– Phát ban: Phát ban thường xuất hiện sau 2-4 ngày sốt. Phát ban bắt đầu ở mặt, sau đó lan xuống cổ, thân mình, và cuối cùng là chân tay. Phát ban thường có dạng nốt mẩn đỏ, mọc rải rác hoặc thành đám phủ kín từ đầu đến chân. Sau vài ngày các nốt phát ban bay dần đi tạo thành vết thâm da, khoảng 1-2 tuần những vết thâm mới biến mất.

Thông thường bệnh sởi kéo dài từ 7-10 ngày. Trong thời gian mắc bệnh, sức đề kháng của cơ thể sụt giảm nhanh chóng khiến người bệnh dễ đối mặt với các biến chứng như tiêu chảy cấp, viêm tai giữa (xảy ra ở khoảng 1/3 trẻ mắc bệnh), viêm phổi (xảy ra ở khoảng 1/2 trẻ mắc bệnh), viêm cơ tim dẫn đến suy tim, viêm khớp (thường xảy ra ở người lớn) và viêm não (có thể gây tử vong). Phụ nữ mang thai bị bệnh sởi có thể dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc dị tật thai nhi.

1.2. Vacxin sởi

Sởi là bệnh lý truyền nhiễm có khả năng lây lan rất cao. Bất kỳ ai không có miễn dịch đều có thể mắc phải, đặc biệt là trẻ em. Hơn 90% người dưới 20 tuổi đã mắc sởi, đặc biệt là lứa tuổi trước thời kỳ tiêm chủng. Sởi cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Thời kỳ dịch sởi bùng phát rơi vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 hay còn gọi là khoảng giao mùa đông xuân. Bệnh chỉ có thể được kiểm soát nếu tỉ lệ miễn dịch cộng đồng đạt 95%. Do đó tất cả mọi người đều cần tiêm vacxin sởi để gia tăng khả năng miễn dịch với virus.

Hiện nay trên thị trường đang lưu hành hai loại vacxin sởi là vacxin đơn và vacxin phối hợp. Cụ thể:

Vacxin sởi đơn Mvvac với bản chất là vắc xin sống giảm độc lực sản xuất tại Việt Nam giúp tạo miễn dịch chủ động phòng sởi cho cả trẻ em và người lớn. Vacxin Mvvac nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng của Việt Nam, được tiêm miễn phí cho trẻ em từ 9 tháng tại các trạm y tế cả nước.

– Vacxin phối hợp tam giá sởi – quai bị – rubella với bản chất là vắc xin sống giảm độc lực giúp tạp miễn dịch chủ động phòng chống cả 3 bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm trên. Vacxin này được sử dụng tại các phòng tiêm chủng dịch vụ chứ không nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vacxin sởi: Công dụng, phác đồ và lưu ý khi tiêm

Vacxin Mvvac sản xuất tại Việt Nam giúp tạo miễn dịch chủ động phòng sởi cho cả trẻ em và người lớn.

2. Những chỉ định và lưu ý khi sử dụng vacxin sởi

2.1. Chỉ định sử dụng vacxin sởi

Chỉ định sử dụng vacxin sởi khác biệt đối với từng loại vacxin. Cụ thể:

Vacxin Mvvac (vacxin sởi đơn)

Đối tượng tiêm: Trẻ em trên 9 tháng tuổi và người lớn.

Lịch tiêm: Tiêm 1 mũi khi trẻ được 9 tháng tuổi.

Cách dùng: Tiêm dưới da với liều 0.5ml/ liều.

Vacxin Priorix (vacxin phối hợp sởi – quai bị – rubella)

Đối tượng tiêm: Trẻ em trên 9 tháng tuổi và người lớn.

Lịch tiêm cho trẻ nhỏ: Tiêm 3 mũi. Mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 sau đó 3-6 tháng và 4 năm sau tiêm mũi 3.

Lịch tiêm ngừa cho phụ nữ tiền mang thai:

– Nếu đã từng tiêm 1 mũi vacxin phối hợp: Nhắc lại 1 mũi trước mang thai ít nhất 3 tháng.

– Nếu chưa từng tiêm vacxin phối hợp: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng, mũi 2 trước mang thai ít nhất 3 tháng.

Cách dùng: Tiêm dưới da với liều 0.5ml/ liều.

Vacxin MMR-II (vacxin phối hợp sởi – quai bị – rubella)

Đối tượng tiêm: Trẻ em trên 12 tháng tuổi và người lớn.

Lịch tiêm cho trẻ nhỏ: Tiêm 2 mũi. Mũi đầu khi trẻ được 12 tháng, 4 năm sau tiêm mũi 2.

Lịch tiêm ngừa cho phụ nữ tiền mang thai:

– Nếu đã từng tiêm 1 mũi vacxin phối hợp: Nhắc lại 1 mũi trước mang thai ít nhất 3 tháng.

– Nếu chưa từng tiêm vacxin phối hợp: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng, mũi 2 trước mang thai ít nhất 3 tháng.

Cách dùng: Tiêm dưới da với liều 0.5ml/ liều.

Tìm hiểu thêm: Hành trang tiêm chủng cho trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần chuẩn bị

Vacxin sởi: Công dụng, phác đồ và lưu ý khi tiêm

Từng loại vacxin sởi sẽ có phác đồ tiêm khác biệt.

2.2. Lưu ý khi sử dụng vacxin

Một số lưu ý khi sử dụng vacxin sởi gồm:

– Lúc trẻ đủ 9 tháng có thể dùng vacxin sởi đơn hoặc dùng luôn vacxin phối hợp sởi – quai bị – rubella để cùng lúc phòng cả 3 bệnh (kể cả đối với vacxin MMR-II)

– Nếu trẻ tiêm vacxin sởi đơn trong khoảng từ 9 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi thì khi trẻ được 12 tháng tuổi cần tiêm thêm 1 mũi vacxin sởi – quai bị – rubella để đề phòng thêm bệnh quai bị và rubella (đảm bảo 2 mũi vacxin phòng sởi đơn cách nhau tối thiểu 1 tháng).

– Nếu trẻ tiêm vacxin phòng sởi – quai bị -rubella lúc 9-11 tháng tuổi thì sau 3-6 tháng cần tiêm nhắc lại mũi 2 vacxin sởi – quai bị – rubella (đảm bảo trước khi được 24 tháng tuổi trẻ được tiêm 2 mũi sởi) và sau 4 năm tiêm nhắc mũi 3.

– Các mũi nhắc lại sau mũi 1 nên sử dụng vacxin phối hợp sởi – quai bị – rubella để phòng 3 bệnh.

– Vacxin phòng sởi – quai bị – rubella của các nhà sản xuất khác nhau có thể thay thế nhau ở các lần tiêm nhắc lại.

Vacxin sởi: Công dụng, phác đồ và lưu ý khi tiêm

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu bị cúm có tiêm uốn ván được không và lưu ý cần biết

Trẻ đủ 9 tháng có thể dùng vacxin sởi đơn hoặc dùng luôn vacxin phối hợp sởi – quai bị – rubella để cùng lúc phòng cả 3 bệnh.

3. Phản ứng phụ cần quan tâm sau tiêm vacxin sởi

Phản ứng phụ sau tiêm vắc-xin sởi thường nhẹ và tự khỏi trong vòng vài ngày. Cụ thể các phản ứng phụ thường gặp nhất là:

– Sốt nhẹ (5-15%): Khoảng 5-15% tiêm phòng sởi có thể bị sốt nhẹ, thường từ 38-39 độ C, kéo dài từ 1-2 ngày.

– Đau đầu, đau cơ và mệt mỏi: Xảy ra với khoảng 5-10% trường hợp tiêm phòng sởi.

– Nôn ói: Xảy ra với khoảng 2-5% trường hợp tiêm phòng sởi.

– Sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm: Xảy ra với khoảng 10-20% trường hợp tiêm phòng sởi.

Các phản ứng phụ nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm não là rất hiếm gặp. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ viêm não sau tiêm vacxin sởi là khoảng 1/1 triệu liều vắc-xin. Tuy nhiên sau tiêm phòng vẫn nên theo dõi tình trạng sức khỏe đối tượng tiêm để sớm phát hiện nếu có phản ứng bất thường và kịp thời xử lý đề phòng rủi ro.

Trên đây là những thông tin về bệnh sởi và các loại vacxin phòng sởi. Nếu bạn cần tư vấn thêm về vacxin sởi hoặc các vấn đề khác về tiêm chủng, hãy liên hệ TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *