Bệnh bạch hầu là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em. Nếu để bùng phát thành đại dịch thì tỷ lệ tử vong rất cao. Hiện nay, tiêm phòng bạch hầu là cách bảo vệ trẻ hiệu quả và an toàn được khuyến nghị. Nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết nên tiêm phòng bạch hầu mấy mũi cho con và lịch trình tiêm cụ thể như thế nào.
Bạn đang đọc: Lịch các mũi tiêm phòng bạch hầu cho trẻ mà phụ huynh cần biết
1. Trẻ không được tiêm chủng đầy đủ – Nguyên nhân và hệ lụy
1.1. Nguyên nhân dẫn tới trẻ không được tiêm chủng đầy đủ
Tuy việc phòng ngừa bệnh truyền nhiễm bằng vaccine đã được phổ biến rộng rãi ở mọi tỉnh thành, địa phương nhưng vẫn có những trẻ không được tiêm phòng đầy đủ. Nguyên nhân có thể là vì:
– Cha mẹ không nắm được sau khi sinh thì trẻ cần tiêm chủng phòng những bệnh gì và lịch tiêm như thế nào. Vì không biết nên tiêm phòng bạch hầu mấy mũi cho trẻ mà có thể bỏ qua, bỏ lỡ thời điểm vàng tiêm phòng, chính là khoảng thời gian trẻ dưới 1 tuổi.
– Không ít cha mẹ có tâm lý chờ đợi tiêm dịch vụ thay vì đưa trẻ đi tiêm vaccine theo lịch tiêm chủng mở rộng.
– Cha mẹ có tâm lý sợ những phản ứng sau tiêm cho trẻ, sợ trẻ ốm mà không đưa đi tiêm dù không thuộc diện hoãn tiêm.
– Trẻ không được giữ ấm trong mùa đông xuân dẫn tới nhiễm bệnh làm mất cơ hội tiêm phòng bệnh cho trẻ trong tháng. Đồng thời, cha mẹ cũng không đưa trẻ đi tiêm phòng ngay khi có thể dẫn đến việc bị trì hoãn tiêm qua nhiều tháng, tạo ra khoảng trống nguy hiểm khiến trẻ rất dễ nhiễm bệnh.
– Cha mẹ có tâm lý chủ quan, không tìm hiểu về việc tiêm phòng cho trẻ khi sinh ra.
– Điều kiện kinh tế gia đình không đủ đáp ứng nên có tâm lý trì hoãn hoặc không ưu tiên việc tiêm chủng cho trẻ khi còn nhỏ. Thường xảy ra ở các gia đình ở vùng quê, nơi không có điều kiện di chuyển tới các cơ sở y tế uy tín để tiêm chủng.
Nhiều cha mẹ chần chừ, do dự mà bỏ lỡ mất thời điểm vàng tiêm phòng ở trẻ
1.2. Hệ lụy khi trẻ không được tiêm chủng đầy đủ
Khi trẻ không được tiêm chủng đầy đủ thì sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm, làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh bạch hầu. Đồng thời, nguy cơ tử vong ở trẻ cũng rất cao.
Ngay từ khi sinh ra, trẻ có hệ miễn dịch thụ động nhờ sữa mẹ cung cấp. Tuy nhiên sau một thời gian thì loại miễn dịch này sẽ thay đổi và yếu dần. Từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ dễ bị ốm hơn. Đó là vì lúc này sức đề kháng thụ động đã giảm, tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn, các tác nhân xấu,… xâm nhập và gây hại. Việc cha mẹ bỏ qua tiêm chủng cho trẻ thì cơ thể của trẻ sẽ không có miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh.
Khi nhiễm bệnh, trẻ sẽ có biểu hiện ban đầu rất dễ nhầm với cảm lạnh thông thường. Điển hình như:
– Đau họng.
– Ho.
– Sốt kèm ớn lạnh.
Nếu chủ quan sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng hơn. Ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu có thể gây các biến chứng nghiêm trọng đến cơ thể của trẻ như:
– Viêm cơ tim.
– Rối loạn nhịp tim.
– Viêm phổi.
– Viêm dây thần kinh.
– Trụy tim mạch đột ngột dẫn tới tử vong.
Do đó, việc chủ động tiêm chủng đầy đủ cho trẻ là điều cần thiết để phòng ngừa những nguy cơ này. Vậy tiêm phòng bệnh bạch hầu mấy mũi mới đúng để đạt hiệu quả cao trong ngăn ngừa bệnh?
2. Tiêm phòng bạch hầu – Giải pháp ngăn đại dịch xảy ra
Không tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nói chung và tiêm phòng bệnh bạch hầu nói riêng sẽ bùng phát đại dịch vô cùng nguy hiểm. Khi đại dịch bùng phát thì diễn biến rất phức tạp và không thể kiểm soát được số trường hợp tử vong do bệnh gây ra. Nó không chỉ nguy hiểm cho chính đối tượng trẻ em mà còn nguy hiểm cho cả cộng đồng.
Như đã nói ở trên, những trẻ em không tiêm phòng sẽ bị nhiễm bệnh rất cao. Bởi chúng ta không thể kiểm soát được hết các phương thức trẻ có thể tiếp xúc với nguồn bệnh. Nếu tiếp xúc trực tiếp với virus, vi khuẩn gây bệnh thì sức ảnh hưởng của nguồn bệnh này rất mạnh đối với trẻ.
Còn với cộng đồng thì để đạt được miễn dịch phổ rộng thì cần phủ vaccine trên 80%. Nếu càng nhiều người không tiêm phòng bệnh truyền nhiễm thì mức độ lây lan càng rộng và nghiêm trọng. Không chỉ xảy ra ở đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất là trẻ em mà ngay cả những người lớn cũng rơi vào nguy cơ nhiễm bệnh.
Tìm hiểu thêm: Những lý do nên tiêm ngừa vắc xin cúm cho người cao tuổi
Phủ sóng vaccine diện rộng không chỉ bảo vệ sức khỏe của chính trẻ mà còn tạo nên miễn dịch trong cộng đồng
3. Tiêm phòng bạch hầu mấy mũi là đủ? Lịch tiêm cơ bản
Tiêm chủng là cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả, đạt tỷ lệ bảo vệ lên tới 97%. Cơ thể cần 2 đến 3 tuần sau khi tiêm đủ liều để sản sinh ra miễn dịch với bệnh. Vậy tiêm phòng bạch hầu mấy mũi là đủ?
Cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Với lịch tiêm cơ bản bao gồm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 4 tuần và được chỉ định bắt đầu tiêm ở trẻ từ 2 tháng tuổi. Hai mũi tiếp theo thực hiện lần lượt vào tháng thứ 3 và tháng thứ 4.
Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế thì khả năng bảo vệ của vaccine bạch hầu giảm dần theo thời gian. Do đó, cần thực hiện mũi tiêm nhắc lại sau mũi cuối ít nhất 12 tháng.
Vaccine bạch hầu có trong tất cả các vaccine phối hợp vaccine 3in1, vaccine 4in1, vaccine 5in1 và vaccine 6in1. Cha mẹ có thể chọn mũi tiêm kết hợp cho trẻ để có thể phòng được nhiều bệnh cùng một lúc.
>>>>>Xem thêm: Lịch tiêm vắc xin chống ung thư cổ tử cung chị em nên ghi nhớ
Vaccine phòng bệnh bạch hầu được chỉ định thực hiện ở trẻ khi đủ 2 tháng tuổi
Trên đây là thông tin gửi tới cha mẹ nhằm giải đáp thắc mắc “Nên tiêm phòng bệnh bạch hầu mấy mũi cho trẻ?”. Hiện nay bệnh bạch hầu đã quay trở lại với các ca bệnh rải rác ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc. Nghiêm trọng hơn thì đây là khu vực có tỷ lệ chủ động tiêm chủng thấp. Vì vậy. cha mẹ cần quan tâm hơn đến vấn đề này để chủ động hơn trong việc phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.