Vắc xin rotavirus là một trong những vắc xin quan trọng nhất dành cho trẻ nhỏ. Vắc xin này giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp do rotavirus, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Vậy phác đồ sử dụng vắc xin rota như thế nào để đạt hiệu quả cao? Cần lưu ý những điểm gì khi cho trẻ sử dụng vắc xin?
Bạn đang đọc: Vắc xin rotavirus: Công dụng, phác đồ và lưu ý sử dụng
1. Tìm hiểu chung về tiêu chảy cấp và vắc xin phòng bệnh
1.1. Mối tương quan giữa rotavirus và tiêu chảy cấp
Rotavirus là một loại virus dạng vòng, có 7 nhóm A, B, C, D, E, F và G, trong đó chỉ có nhóm A, B, C gây bệnh cho người. Virus này là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus thường xuất hiện đột ngột, bao gồm:
– Tiêu chảy: Phân lỏng hoặc nát, có thể có bọt, có màu vàng hoặc xanh lá cây.
– Nôn ói: Thường xảy ra trong vòng 24-48 giờ đầu tiên của bệnh.
– Đau bụng: Đau bụng có thể âm ỉ hoặc dữ dội, thường xuất hiện ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn.
– Sốt: Sốt thường nhẹ, dưới 38 độ C.
Biến chứng của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, bao gồm:
– Mất nước: Mất nước là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiêu chảy cấp, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
– Bất thường điện giải: Mất nước có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, co giật,…
– Nhiễm trùng thứ phát: Trẻ bị tiêu chảy cấp có nguy cơ cao bị nhiễm trùng thứ phát, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai,…
1.2. Vắc xin rotavirus
Vắc xin rotavirus có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do rotavirus. Có hai loại vắc xin phòng rotavirus được sử dụng rộng rãi trên thế giới gồm:
– Vắc xin Rotarix (Bỉ) được sản xuất bởi hãng GlaxoSmithKline.
– Vắc xin Rotateq (Mỹ) được sản xuất bởi hãng Merck & Co.
Ngoài ra tại Việt Nam lưu hành thêm vắc xin Rotavin-M1 được sản xuất nội địa bởi Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế Polyvac
Ba loại vắc xin phòng rotavirus trên đều được bào chế dưới dạng dung dịch uống, chỉ định sử dụng cho trẻ em nhằm đề phòng viêm dạ dày ruột gây tiêu chảy cấp do virus rota.
Theo một nghiên cứu, vắc xin Rotarix có hiệu quả lên đến 98% trong việc ngăn ngừa tiêu chảy nặng do rotavirus ở trẻ dưới 2 tuổi. Vắc xin Rotateq cũng có hiệu quả tương tự, lên đến 95%.
Vắc xin Rotarix có hiệu quả lên đến 98% trong việc ngăn ngừa tiêu chảy nặng do rotavirus ở trẻ dưới 2 tuổi.
2. Chỉ định, chống chỉ định và lưu ý khi sử dụng vắc xin rotavirus
2.1. Chỉ định sử dụng vắc xin rotavirus
Tùy vào từng loại vắc xin phòng rotavirus sẽ có chỉ định sử dụng khác biệt:
Vắc xin Rotarix
Bản chất vắc xin: Virus sống giảm độc lực với 1 chủng G1P8.
Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 6 tháng tuổi.
Lịch uống: Uống 2 liều và hoàn thành trước 24 tuần tuổi.
– Liều 1: Khi trẻ trên 6 tuần tuổi.
– Liều 2: Sau đó 4 tuần.
Liều dùng: 1.5ml/ liều.
Vắc xin Rotateq
Bản chất vắc xin: Virus sống giảm độc lực, ngũ giá G1, G2, G3, G4 và PIA.
Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 7.5 tuần tuổi đến trước 32 tuần tuổi.
Lịch uống: Uống 3 liều và hoàn thành trước 32 tuần tuổi.
– Liều 1: Khi trẻ từ 7.5 tuần tuổi đến 12 tuần tuổi.
– Liều 2,3: Cách liên tiếp 4 tuần.
Liều dùng: 2ml/ liều.
Vắc xin Rotavin-M1
Bản chất vắc xin: Virus sống giảm độc lực với 1 chủng G1P8.
Đối tượng sử dụng: Trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 6 tháng tuổi.
Lịch uống: Uống 2 liều và hoàn thành trước 6 tháng tuổi.
– Liều 1: Khi trẻ trên 6 tuần tuổi.
– Liều 2: Sau đó 1-2 tháng.
Liều dùng: 2ml/ liều.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu thông tin khi chích ngừa phế cầu cho trẻ
Ba loại vắc xin phòng rotavirus đều được bào chế dưới dạng dung dịch uống cho trẻ.
2.2. Lưu ý sử dụng
Một số điểm cần lưu ý khi cho trẻ sử dụng vắc xin phòng tiêu chảy do rotavirus là:
– Không nên thay thế giữa các loại vắc xin phòng rotavirus. Trong tình huống bất khả kháng thì có thể đổi vắc xin nhưng trẻ tối thiểu phải được sử dụng ít nhất 2 liều Rotateq.
– Không cho trẻ uống bù nếu trẻ nôn trớ sau khi uống vắc xin rota.
– Chống chỉ định uống vắc xin rota với trẻ có tiền sử bị lồng ruột hoặc suy giảm miễn dịch nặng.
– Có thể dùng vắc xin rota cùng lúc với các loại vắc xin khác như vắc xin bại liệt uống/tiêm, vắc xin 5in1, vắc xin 6in1 hoặc sử dụng khác thời điểm không cần để ý khoảng cách.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu vắc xin lao Việt Nam sử dụng của nước nào
Không nên thay thế các loại vắc xin trong liệu trình tiêm phòng rotavirus của trẻ.
2.3. Phản ứng phụ sau uống vắc xin rotavirus
Tương tự như các loại vắc xin khác, vắc xin phòng rotavirus cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ nhất định ở một số trẻ. Dưới đây là một số phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi uống vắc xin rotavirus:
– Nôn ói: Thường xảy ra trong vòng 24-48 giờ sau khi uống vắc xin.
– Tiêu chảy: Thường xảy ra trong vòng 24-72 giờ sau khi uống vắc xin.
– Quấy khóc: Thường xảy ra trong vòng 24-48 giờ sau khi uống vắc xin.
Nhìn chung các phản ứng phụ sau uống vắc xin Rotavirus thường nhẹ và tự khỏi trong vòng 2-3 ngày, rất hiếm khi xảy ra các phản ứng nghiêm trọng như đau bụng, nôn mửa, viêm ruột thừa và lồng ruột,… Tuy nhiên phụ huynh cần theo dõi trẻ sát sao để đề phòng những phản ứng thuốc bất thường và kịp thời cấp cứu.
Hiện nay hầu hết các trạm y tế tuyến phường, xã đều đáp ứng đủ các loại vắc xin theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Còn vắc xin rotavirus thuộc danh mục vắc xin dịch vụ, không phải lúc nào cũng có sẵn tại những địa chỉ này. Do đó phụ huynh nên cân nhắc lựa chọn phòng tiêm chủng uy tín cho con để đảm bảo trẻ theo đúng, đủ phác đồ uống vắc xin đã được khuyến cáo.
Phòng tiêm chủng thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện là địa chỉ cung cấp dịch vụ tiêm phòng đa dạng vắc xin theo yêu cầu của phụ huynh. Nhằm đảm bảo độ an toàn cao nhất cho trẻ sau tiêm, TCI đặc biệt đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và trang thiết bị y tế đảm bảo quá trình khám sàng lọc và theo dõi sức khỏe trước – trong – sau tiêm. Bên cạnh đó, TCI quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm, luôn hỗ trợ tư vấn và tạo tâm lý thoải mái nhất cho trẻ và bố mẹ trong quá trình tiêm chủng.
Trên đây là những thông tin chung về vắc xin rotavirus. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm về vắc xin hoặc đặt lịch tiêm chủng, bạn hãy liên hệ TCI để được hỗ trợ nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.