Những trường hợp không được tiêm vacxin để đảm bảo an toàn

Tiêm phòng vacxin là cách thức giúp chúng ta tạo ra khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại bệnh truyền nhiễm. Hiện nay đã có gần 30 bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng vacxin. Ai cũng nên chủ động tiêm phòng để vừa bảo vệ cho sức khỏe bản thân, vừa tạo ra một cộng đồng miễn dịch an toàn. Nhưng vẫn có những trường hợp không được tiêm vacxin vì không đủ điều kiện đảm bảo an toàn. Đó là những trường hợp nào, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bạn đang đọc: Những trường hợp không được tiêm vacxin để đảm bảo an toàn

1. Khám sàng lọc trước khi tiêm – Bước khám quan trọng

Trong tiêm vacxin có những người đủ điều kiện thực hiện nhưng cũng có người chưa đủ điều kiện về mặt sức khỏe. Với những người đủ điều kiện thực hiện tiêm chủng thì cần chủ động tiêm càng sớm càng tốt và tiêm đủ liều theo lịch của từng loại vacxin. Với những người chưa đủ điều kiện tiêm sẽ được chia thành 2 trường hợp:

– Chống chỉ định tương đối là những trường hợp đang dùng một số thuốc, đang mắc một số bệnh,… cần hoãn tiêm vacxin

– Chống chỉ định tuyệt đối là những trường hợp không được tiêm vacxin dù ở bất kỳ thời điểm nào.

Những trường hợp không được tiêm vacxin để đảm bảo an toàn

Khám sàng lọc trước khi tiêm rất quan trọng bởi giúp bác sĩ xác định bạn thuộc vào diện đủ điều kiện hay không đủ điều kiện tiêm

Để có thể phân loại các trường hợp như trên thì việc khám sàng lọc trước khi tiêm vacxin là rất quan trọng. Bạn sẽ cần điền thông tin sức khỏe của người đi tiêm vào phiếu khám sàng lọc hoặc cung cấp thông tin cho bác sĩ trong quá trình thăm khám. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ sàng lọc được những trường hợp chống chỉ định tuyệt đối và chống chỉ định tương đối trước khi tiêm vacxin. Nếu thuộc vào nhóm nào, bạn cũng cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn trong vấn đề tiêm chủng.

2. Những trường hợp cần hoãn tiêm vacxin

Chống chỉ định tương đối (còn được gọi là trường hợp hoãn tiêm vacxin) có nghĩa là tại thời điểm tiêm sức khỏe không đạt đủ điều kiện cần dời mũi tiêm sang thời gian khác. Tới thời điểm sức khỏe đã ổn định và đạt điều kiện tiêm thì có thể thực hiện như bình thường.

Những trường hợp hoãn tiêm vacxin bao gồm:

– Sốt từ 37,5 độ C trở lên hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ C (đo nhiệt độ tại nách).

– Trường hợp mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh cấp tính. Khi sức khỏe đã ổn định thì có thể tiêm vacxin.

– Trường hợp mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B) sẽ tạm hoãn tiêm vacxin sống giảm độc lực.

– Trường hợp đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày) cũng thuộc nhóm tạm hoãn tiêm chủng vacxin sống giảm độc lực.

– Trẻ nhẹ cân (dưới 2.5g) cũng sẽ được chỉ định không được tiêm chủng giai đoạn này. Nguyên nhân là vì trẻ sẽ không có khả năng chống đỡ với mầm bệnh và trở thành nguồn bệnh. Tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ khám và tư vấn từng trường hợp cụ thể.

– Trường hợp từng có tiền sử phản ứng tăng dần ngay sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vacxin (ví dụ: lần đầu không sốt nhưng lần sau sốt cao trên 39°C…).

– Trường hợp mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, rối loạn chuyển hóa di truyền thì cần được bác sĩ khám sàng lọc kỹ và cân nhắc lợi – hại trước khi tiêm.

3. Những trường hợp không được tiêm vacxin

Bên cạnh các trường hợp hoãn tiêm thì còn có những trường hợp không được chỉ định tiêm vacxin mà bác sĩ đã thông báo sau khi khám sàng lọc. Hãy thử xem bản thân hay người thân trong gia đình mình có thuộc một trong những trường hợp dưới đây không nhé:

– Từng có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vacxin lần trước (có cùng thành phần): sốt cao trên 39 độ C, xuất hiện hiện tượng co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, toàn thân tím tái, khó thở.

– Trường hợp có tiền sử phản ứng nghiêm trọng sau tiêm 1 liều vacxin trước đó.

– Trường hợp phụ nữ có thai được chống chỉ định tiêm vacxin sống giảm độc lực.

– Người mắc suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, chống chỉ định tiêm vacxin sống giảm độc lực.

– Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV nhưng mẹ không được điều trị dự phòng tốt dẫn tới nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con thì không được tiêm vacxin phòng bệnh lao.

– Những người đang có tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy gan, suy thận và suy tim.

Ngoài ra, đối với từng loại vacxin sẽ có các chống chỉ định riêng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi chọn nơi tiêm vắc xin phòng viêm gan AB tại Hà Nội

Những trường hợp không được tiêm vacxin để đảm bảo an toàn

Nếu trẻ từng có phản ứng nghiêm trọng sau liều tiêm lần trước thì sẽ được chống chỉ định tiêm vacxin tiếp theo

4. Một số nhận định sai lầm

Thực tế nhiều người có suy nghĩ sai lầm về chống chỉ định tương đối và chống chỉ định tuyệt đối tiêm vacxin cho trẻ. Vì vậy mà nhiều trẻ đã bị hoãn lịch tiêm chủng.

Nhiều người cho rằng, trẻ em phải thật sự khỏe mạnh thì mới tiêm chủng được. Khi thấy trẻ hơi sổ mũi, ho, tiêu chảy một chút thì chưa dám đưa trẻ đi tiêm. Điều này dẫn tới trường hợp nhiều trẻ đã hơn 1 tuổi nhưng chưa được tiêm mũi vacxin nào. Từ đó gia tăng nguy cơ mắc các bệnh thủy đậu, ho gà, bạch hầu, viêm phổi do phế cầu,… mà vốn chỉ cần tiêm sớm và đúng lịch thì hoàn toàn có thể bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công khỏi bệnh tật.

Các biểu hiện như tiêu chảy, sổ mũi, ho,… không phải là lý do chống chỉ định tiêm phòng vacxin ở trẻ. Vì thế cha mẹ cần phân biệt được rõ để không bỏ lỡ “thời điểm vàng” tiêm chủng ở trẻ. Nếu chưa có nhiều kiến thức về tiêm chủng cho trẻ thì cần tìm hiểu qua các bài báo, qua người có kinh nghiệm hay nhận tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn.

Những trường hợp không được tiêm vacxin để đảm bảo an toàn

>>>>>Xem thêm: Mới tiêm vacxin quan hệ tình dục và những lưu ý cần biết

Nhiều cha mẹ chưa có hiểu rõ về thông tin tiêm chủng nên cứ nghĩ con mình hơi yếu là không thể tiêm phòng vacxin

Trên đây là thông tin gửi tới bạn về những trường hợp không được tiêm vacxin theo khuyến cáo từ chuyên gia y tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay tới cơ sở tiêm chủng để được giải đáp. Nếu bản thân hoặc con trẻ thuộc diện đủ điều kiện tiêm vacxin thì cần chủ động chủng ngừa từ sớm để đạt hiệu quả cao trong việc phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *