Sởi là một bệnh lý lây nhiễm với khả năng lây lan nhanh chóng, đặc biệt là với trẻ nhỏ ở độ tuổi đi học. Hiện nay, việc tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ là một biện pháp hiệu quả để giúp ngăn ngừa căn bệnh này.
Bạn đang đọc: 3 Điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin phòng sởi
1. Tìm hiểu một số vấn đề về bệnh sởi
1.1. Bệnh sởi là gì?
Sởi là bệnh lý tại đường hô hấp do virus gây ra có tính lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh thường bùng phát vào mùa đông và mùa xuân khi thời tiết mát mẻ. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây bệnh có thể xuất hiện quanh năm.
Bệnh sởi lây truyền qua rất nhanh qua đường hô hấp, thông qua dịch tiết mũi họng của người bệnh theo không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện… Dấu hiệu đặc trưng của bệnh sởi là sốt, viêm đường hô hấp trên và phát ban.
Sốt, phát ban, nổi mẩn đỏ là những dấu hiệu phổ biến của bệnh sởi
1.2. Đối tượng dễ mắc bệnh sởi
Tất cả các đối tượng chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh mà không dựa vào giới tính hay tuổi tác.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp có miễn dịch suy yếu hoặc trẻ em, trẻ nhỏ không còn miễn dịch từ mẹ nhưng chưa tiêm vắc xin, trẻ đã tiêm nhưng cơ thể chưa tạo miễn dịch, thanh niên chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm phòng sởi trước đó… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ngoài ra, người trưởng thành chưa có miễn dịch với bệnh sởi, chưa tiêm phòng hoặc không chắc chắn mình đã mắc sởi, đã tiêm hay chưa tiêm vẫn là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao.
1.3. Biến chứng nguy hiểm có thể gặp của bệnh sởi
Bệnh sởi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:
– Viêm phế quản.
– Viêm phổi kẽ.
– Viêm tai giữa.
– Viêm não.
– Viêm tủy cấp.
– Tiêu chảy, kiết lị.
Một số biến chứng nguy hiểm sau khi mắc sởi có thể dẫn tới tàn phế, thậm chí tử vong đặc biệt là trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng hoặc suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Phụ nữ mắc sởi trong quá trình mang thai có thể bị sảy thai, trẻ sinh non, thiếu tháng…
2. Lợi ích của vắc xin phòng sởi
Đến thời điểm hiện tại, sởi vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong top đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vậy nên vắc xin sởi là biện pháp phòng ngừa bệnh sởi được khuyến nghị, giúp trẻ phòng tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Tuy nhiên để đáp ứng miễn dịch còn phụ thuộc vào độ tuổi tiêm vắc xin, tình trạng sức khỏe của từng người, chất lượng của loại vắc xin và kỹ thuật tiêm chủng.
Tìm hiểu thêm: Các lưu ý khi tiêm vacxin cho người trên 65 tuổi
Tùy từng loại vắc xin, từng đối tượng và kháng thể của mỗi người mà vắc xin sẽ đáp ứng đạt hiệu quả khác nhau
3. Điều cần lưu ý khi thực hiện tiêm vắc xin phòng sởi
3.1. Phân loại vắc xin sởi và phác đồ tiêm phòng vắc xin
Vắc xin sởi được chia thành 2 loại là vắc xin sởi đơn và vắc xin phối hợp. Mỗi loại vắc xin sẽ có đặc điểm và lịch tiêm khác nhau như:
Vắc xin sởi đơn MVVAC
Đây là vắc xin virus sống, giảm độc lực, được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản.
Lịch tiêm phòng của vắc xin sởi đơn:
– Mũi 1: Tiêm cho trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi trở lên.
– Mũi 2: Tiêm nhắc lại khi trẻ được trên 12 tháng tuổi (hoặc tiêm kết hợp với vacxin quai bị và rubella trong MMR II).
Vắc xin sởi – Rubella MR
Là loại vắc xin sống được giảm độc lực giúp phòng ngừa đồng thời bệnh sởi và rubella với hiệu quả lên tới 95%. Tuy nhiên loại vắc xin này không thể phòng bệnh tuyệt đối vì đáp ứng miễn dịch còn phụ thuộc vào độ tuổi tiêm, loại vắc xin và tình trạng sức khỏe tại thời điểm tiêm.
Với loại vắc xin này trẻ sẽ được tiêm 1 mũi duy nhất trong độ tuổi từ 1 đến 14.
Vắc xin phối hợp sởi – quai bị – rubella MMR II
Đây là loại vắc xin được chỉ định để phòng ngừa cả 3 bệnh là sởi, quai bị, rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.
Lịch tiêm phòng của vắc xin sởi – quai bị – rubella:
– Mũi 1: Tiêm cho trẻ ở độ tuổi từ 12 – 15 tháng tuổi.
– Mũi 2: Tiêm mũi nhắc lại khi trẻ vào khoảng 4 – 6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra.
3.2. Trường hợp thường chống chỉ định tiêm vắc xin sởi
Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin sởi bao gồm:
– Người có phản ứng nghiêm trọng với mũi tiêm vắc xin sởi trước đó.
– Người xuất hiện với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
– Người mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính hay mắc bệnh lao tiến triển chưa điều trị.
– Người bị suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh, đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính.
– Không thực hiện tiêm phòng sởi cho phụ nữ có thai và nên tránh có thai ít nhất 1 tháng sau tiêm.
– Thân nhiệt đang sốt cao trên 37.5 độ C hoặc hạ thấp dưới 35.5 độ C nên hoãn tiêm tới khi cơ thể hoàn toàn bình thường.
>>>>>Xem thêm: Các triệu chứng sau tiêm vacxin viêm não Nhật Bản
Với những người có phản ứng nặng hay dị ứng với thành phần của vắc xin cần lưu ý trước khi tiêm
3.3. Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin phòng sởi có thể gặp
Tiêm vắc xin phòng sởi cũng giống với đa số các loại vắc xin khác do vậy tùy vào từng loại vacxin được tiêm có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như:
Vacxin sởi đơn MVVAC
– Sưng đau hoặc nổi ban đỏ tại vị trí tiêm.
– Sốt, sổ mũi, ho có thể gặp ở một số trẻ, chỉ kéo dài khoảng 3 ngày và không cần điều trị.
– Tác dụng phụ hiếm gặp như co giật, giảm tiểu cầu viêm não.
Vacxin sởi – rubella MR
– Vết tiêm đau nhẹ trong ngày đầu tiêm chủng.
– Sốt nhẹ dưới 38.5 độ C.
– Phát ban xảy ra khoảng 5 – 7 ngày sau tiêm.
– Đau nhức các cơ, khớp.
Vacxin phối hợp sởi – quai bị – rubella MMR II
– Phản ứng trong vòng 2 tuần đầu sau tiêm (thường gặp ở mũi 1): Đau nhức, sưng đỏ hoặc phát ban tại vết tiêm, sốt, sưng hạch ở cổ hoặc vùng má.
– Phản ứng nhẹ: Phát ban toàn cơ thể, đau, cứng khớp tạm thời, chảy máu và bầm tím bất thường, co giật.
– Phản ứng nặng: Co giật nhiều lần trong thời gian dài, hôn mê, tổn thương não…
Nếu trẻ có cơ địa quá mẫn cảm hay dị ứng với thành phần của vắc xin sởi sẽ có những phản ứng nghiêm trọng hơn. Nếu trẻ có xuất hiện trường hợp nghiêm trọng nên cho trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Bài viết trên là một số thông tin về vắc xin sởi và những điều lưu ý khi tiêm loại vắc xin này. Nếu như còn thắc mắc nào cần giải đáp, bạn có thể liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.