Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và vi khuẩn Hib là những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, với những biến chứng để lại khá nặng nề. Biện pháp hiệu quả có thể bảo vệ trẻ khỏi những bệnh lý này chính là tiêm phòng vắc xin 5 trong 1.
Bạn đang đọc: 6 Điều cần biết về các loại vắc xin 5 trong 1 khi tiêm cho trẻ
1. Tìm hiểu về vắc xin 5 trong 1
1.1. Vắc xin 5 trong 1 là gì?
Vacxin 5 trong 1 là loại vacxin giúp phòng ngừa 5 bệnh lý nguy hiểm cho trẻ trong cùng 1 mũi tiêm. Loại vắc xin phối hợp này phòng ngừa được nhóm bệnh như:
– Bạch hầu: Bệnh truyền nhiễm mũi họng cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh này gây biến chứng đe dọa tính mạng ở trẻ không tiêm phòng.
– Uốn ván: Chất độc thần kinh do vi khuẩn phát triển qua đường vết thương hở, dẫn tới co thắt cơ, gây khó thở.
– Ho gà: Bệnh lý tại đường hô hấp, trẻ có những cơn ho kéo dài từ 4 – 8 tuần và có thể dẫn tới tử vong.
– Bại liệt: Hệ thần kinh bị tác động dẫn tới tình trạng tê liệt. Bệnh có tính truyền nhiễm cao, lây qua đường ăn uống thực phẩm/ đồ uống không vệ sinh.
– Các bệnh do vi khuẩn Hib: Lây qua giọt bắn từ đường hô hấp. Bệnh gây viêm phổi nặng, viêm màng não, nhiễm trùng tai và một số nhiễm trùng khác ở mặt, miệng, thanh quản, xương khớp…
– Viêm gan B: Do virus viêm gan B gây ra và dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm cho gan như xơ gan, viêm gan…
1.2. Các loại vắc xin 5 trong 1 phổ biến hiện nay
Hiện có 2 loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng tại nước ta hiện nay bao gồm:
– Vacxin ComBe Five được Ấn độ sản xuất. Đây là loại vắc xin được áp dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng thay thế cho loại vắc xin Quinvaxem.
– Vacxin Pentaxim được sản xuất tại Pháp và Canada. Đây là loại vắc xin được sử dụng nhiều với ưu điểm vượt trội do có chứa thành phần ho gà vô bào làm giảm phản ứng cho trẻ.
Hai loại vắc xin phối hợp hiện nay
1.3. So sánh sự giống và khác nhau của các loại vắc xin 5 trong 1
Hai loại vắc xin được kể trên không chỉ khác nhau về tên gọi mà cũng khác biệt về mục đích phòng bệnh như:
Tác dụng phòng bệnh
– Vắc xin ComBe Five có tác dụng phòng ngừa 5 loại bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ và viêm phổi do vi khuẩn Hib.
– Vắc xin Pentaxim phòng ngừa 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ và viêm phổi do vi khuẩn Hib.
Thành phần vắc xin
Vắc xin Pentaxim có sử dụng kháng nguyên là thành phần của vi khuẩn ho gà đã được bất hoạt nên có thể kích thích tới hệ miễn dịch tốt hơn.
Mức độ an toàn
Các loại vắc xin trước khi được đưa vào sử dụng đều phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt về độ an toàn của vắc xin.
1.4. Cách thức hoạt động của vắc xin trong cơ thể
Vắc xin là loại chế phẩm có chứa kháng nguyên của virus, vi khuẩn sống đã được làm giảm động lực hoặc bất hoạt. Khi vắc xin được đưa vào, cơ thể sẽ tìm cách tiêu diệt bằng cách kích thích hệ miễn dịch để tạo ra kháng thể. Thông thường giai đoạn này có thể cần mất một vài tuần. Sau đó hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ tác nhân và cách để chống lại các vi khuẩn này.
Tìm hiểu thêm: Lưu ý khi tiêm vắc xin dành cho trẻ em và người lớn
Loại vắc xin này sau khi được bất hoạt sẽ được đưa vào trong cơ thể và cơ thể sẽ tìm cách tiêu diệt bằng cách kích thích hệ miễn dịch để tạo ra kháng thể
2. Một số điều lưu ý khi thực hiện tiêm vắc xin 5 in 1 cho trẻ
2.1. Điều nên lưu ý trước khi cho trẻ đi tiêm
Trước khi cho trẻ đi tiêm, phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:
– Không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no, không nên để trẻ quá đói bởi điều này có thể khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
– Tắm rửa và vệ sinh cơ thể cho trẻ sách sẽ hạn chế việc nhiễm khuẩn sau tiêm.
– Cho trẻ mặc trang phục đơn giản, thoải mái để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình tiêm.
– Mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ đặc biệt là hồ sơ tiêm chủng các mũi tiêm đã thực hiện trước đó.
– Trước khi tiêm phòng, phụ huynh cần trao đổi kỹ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ, tiền sử mắc bệnh, dị ứng thuốc, thức ăn… để bác sĩ có chỉ định nên hay không nên tiêm.
2.2. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe trẻ sau tiêm
– Trẻ sau khi tiêm phòng cần được theo dõi 30 phút tại cơ sở y tế để theo dõi kịp thời các phản ứng có thể xảy ra.
– Sau khi về nhà phụ huynh nên theo dõi sức khỏe của trẻ từ 2 – 48 giờ. Đồng thời cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể, chế độ ăn ngủ và tinh thần của trẻ…
– Trẻ sau khi tiêm phòng xong cần cho trẻ bú hoặc uống nước nhiều hơn.
– Nên bế và quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm hay đè vào vị trí tiêm.
Sau khi tiêm vắc xin trẻ có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ nhất định như:
– Vùng da tiêm bị kích thích, nổi quầng đỏ, nốt cứng lớn hơn 2cm. Đây là một trong số các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng vacxin 5 trong 1. Tuy nhiên tình trạng này sẽ biến mất trong khoảng 48 giờ mà không cần điều trị y tế.
– Các phản ứng toàn thân có thể xảy ra gồm: Sốt, buồn ngủ, dễ kích động, buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ và khả năng ăn uống, tiêu chảy, nôn ói…
– Một số ít trường hợp có thể xảy ra như: Nổi mề đay, phát ban ngoài da, co giật có thể kèm sốt trong vòng 48 giờ sau khi tiêm vắc xin.
– Sưng phù chi dưới kèm với triệu chứng sốt và đau nhức.
Trong trường hợp trẻ sốt nhẹ sau tiêm cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như:
– Bỏ bớt chăn quấn, quần áo khi trẻ sốt, chỉ nên mặc cho trẻ quần áo thoáng mát, tránh không làm tăng thân nhiệt.
– Khi bế trẻ hạn chế tối đa việc chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi, đắp bất kỳ lên vị trí vết tiêm tránh gây nhiễm trùng vết tiêm.
Cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để theo dõi và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu nặng như khó thở, sốc phản vệ, sốc nhiễm độc, sốt cao co giật, quấy khóc kéo dài, cơ thể tím tái…
>>>>>Xem thêm: Tiêm vắc xin viêm gan AB hết bao nhiêu tiền và số mũi tiêm
Theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ để phát hiện và điều trị kịp thời các phản ứng nặng sau tiêm
Trên đây là những điều cần biết về vắc xin 5 trong 1 để phòng ngừa các bệnh lý truyền nhiễm. Hiện nay, trước tình hình vắc xin 5 in 1 đang khan hiếm, phụ huynh có thể tham khảo mũi tiêm 6 trong 1 để phòng ngừa tới 6 bệnh cho con, giảm tối đa chi phí và phản ứng sau tiêm của trẻ. Phòng tiêm chủng TCI là địa chỉ tiêm chủng dịch vụ uy tín, luôn có sẵn thuốc đảm bảo trẻ không bị trễ lịch tiêm mà cha mẹ có thể tham khảo. Nếu còn thắc mắc nào cần được giải đáp thêm, liên hệ ngay tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.