Khi trẻ sinh ra, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ khiến cơ thể trẻ dễ mắc bệnh hơn so với người lớn. Do đó, tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về các vacxin cần tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh
1. Lợi ích của việc tiêm chủng vắc xin đối với sức khỏe của trẻ
Sơ sinh là giai đoạn đầu tiên tính từ lúc mới sinh ra tới khi tròn 30 ngày tuổi của trẻ. Lúc này, sự phát triển hệ miễn dịch còn non yếu và rất nhạy cảm với những yếu tố nguy cơ từ môi trường bên ngoài. Do đó, việc tiêm vắc xin đúng lịch, tiêm đủ mũi trong phác đồ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình bảo vệ và xây dựng hệ miễn dịch cho trẻ.
Mặc dù trẻ có thể không biểu hiện rõ ràng về tình trạng sức khỏe như người lớn nhưng hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu nên có thể làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này. Bên cạnh đó, tiêm vắc xin còn mang lại cho sức khỏe của trẻ những lợi ích như:
– Giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm: Tiêm phòng giúp cơ thể tạo ra kháng thể, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi, viêm màng não, viêm gan B…
– Hạn chế nguy cơ tử vong do các bệnh truyền nhiễm: Tiêm phòng giúp giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
– Giảm chi phí chăm sóc sức khỏe: Việc tiêm vacxin giúp tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khỏe cho cha mẹ và hạn chế trẻ mắc bệnh hơn.
– Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Giảm nguy cơ lây nhiễm các virus ra cộng đồng, bảo vệ sức khỏe mọi người, tránh bùng phát dịch.
Tiêm vacxin theo đúng phác đồ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình bảo vệ và xây dựng hệ miễn dịch cho trẻ.
2. Hai loại vacxin cần tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh
2.1. Vacxin viêm gan B – Loại vacxin quan trọng cần tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh
Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng có thể để lại nhiều vấn để cho sức khỏe của trẻ sau này.
Sau 24 giờ kể từ thời điểm trẻ chào đời, cần tiêm ngay cho trẻ mũi vacxin ngừa viêm gan B. Vắc-xin viêm gan B giúp phòng ngừa bệnh viêm gan B, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể dẫn đến suy gan, xơ gan và ung thư gan.
Các mũi tiêm này sẽ giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi viêm gan B lên tới 90%.
Tại Việt Nam, vắc-xin viêm gan B được cung cấp miễn phí cho tất cả trẻ sơ sinh tại các cơ sở y tế công lập.
Một số điều cần lưu ý về việc tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh:
– Trẻ sinh ra từ mẹ bị viêm gan B cần được tiêm vắc-xin viêm gan B kết hợp globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) trong thời gian 12 giờ sau khi sinh.
– Trẻ sơ sinh bị ốm có thể được tiêm vắc-xin viêm gan B, nhưng nên hoãn lại nếu trẻ bị sốt cao hoặc đang bị bệnh nặng.
– Vắc-xin viêm gan B có tính an toàn và hiệu quả. Phản ứng phụ nghiêm trọng do vắc-xin viêm gan B rất hiếm gặp.
2.2. Vacxin phòng bệnh lao
Vắc-xin lao giúp phòng ngừa bệnh lao, một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong. Loại vacxin này thường được tiêm cho trẻ trong khoảng 1 tháng đầu sau sinh, tiêm càng sớm, hiệu quả càng cao.
Vacxin lao chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất trong đời và không cần tiêm nhắc lại.
Sau khi tiêm vacxin khoảng 2 tuần, tại vị trí tiêm sẽ xuất hiện vết loét đỏ, sau đó tự khỏi và hình thành một vết sẹo nhỏ. Đây là dấu hiệu của việc miễn dịch phòng lao đã có trong cơ thể nên phụ huynh không cần quá lo lắng.
Tìm hiểu thêm: Vacxin phế cầu 13-Giải pháp hiệu quả bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Phụ huynh cần chú ý tới những loại vacxin được tiêm cho trẻ ở giai đoạn sơ sinh
3. Một số điều cần biết khi tiêm vacxin phòng bệnh cho trẻ sơ sinh
3.1. Nguy cơ sức khỏe nếu tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh không đúng phác đồ
Việc bỏ lỡ lịch tiêm chủng cho trẻ có thể dẫn tới nhiều nguy cơ về sức khỏe đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điều này khiến trẻ dễ mắc phải những bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Một số nguy cơ và hậu quả có thể xảy ra khi không tiêm đúng phác đồ như:
Tăng nguy cơ mắc bệnh
Hệ miễn dịch của trẻ yếu nên dễ nhiễm bệnh. Nếu tiêm trễ hoặc bỏ sót sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus, dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Suy yếu hệ miễn dịch
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đúng lịch trình và đúng hẹn có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch của trẻ nhằm phát triển khả năng chống lại nhiều bệnh lý. Nếu tiêm vacxin không đúng phác đồ sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ không nhận được sự kích thích làm khả năng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh giảm sút.
Tác động xấu tới hiệu quả phòng bệnh của vacxin
Một số loại vacxin có yêu cầu chính xác về chu kỳ tiêm theo đúng lịch trình và thời gian để tạo miễn dịch tốt nhất cho cơ thể. Vì vậy, tiêm vắc xin chậm có thể làm giảm hiệu quả của loại vacxin đó hoặc cần phải tiêm thêm các liều tăng cường để bảo vệ tốt cho cơ thể.
3.2. Những điều cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe của trẻ sau tiêm vắc xin
Trước khi tiêm chủng, phụ huynh cần chuẩn bị tinh thần cho trẻ bằng cách giải thích cho bé hiểu về quá trình tiêm chủng và lợi ích của việc này. Ngoài ra, cần đảm bảo trẻ đã ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi đủ trước khi tiêm chủng.
Sau khi tiêm cho trẻ sơ sinh, phụ huynh cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút để đảm bảo trẻ không có biểu hiện tác dụng phụ nghiêm trọng.
Nếu trẻ có biểu hiện sốt cao, buồn nôn, nôn mửa hoặc phát ban sau khi tiêm chủng, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Vắc xin uốn ván tác dụng bao lâu và thời điểm cần tiêm nhắc lại
Phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề khi cho trẻ tiêm vacxin
Tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh đóng vai trò quan trọng trong xây dựng hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe của trẻ. Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của phụ huynh. Nếu còn điều gì cần giải đáp thêm, liên hệ ngay tới TCI để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.