Thai kỳ là một hành trình thiêng liêng nhưng đầy khó khăn. Để có một thai kỳ và hành trình đón bé yêu trọn vẹn, mẹ bầu cần phải có sự chuẩn bị tốt về sức khỏe. Trong đó, tiêm phòng là việc làm không thể thiếu để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm tác động tiêu cực cho cả mẹ và bé. Xem ngay lịch tiêm phòng cho bà bầu để không bỏ lỡ mũi tiêm quan trọng nào, mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Lịch tiêm phòng cho bà bầu trong thai kỳ
1. Tại sao cần tiêm phòng vắc xin cho bà bầu?
Việc tiêm vắc xin cho bà bầu là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe thai nhi và phụ nữ mang thai. Các vắc xin như một lớp “áo giáp” chắc chắn để bảo vệ sức khỏe của bà bầu và giảm nguy cơ nhiễm bệnh ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
Bác sĩ tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI giải thích tường tận và tư vấn các vắc xin nên tiêm phòng cho mẹ bầu
Dưới đây là một số lý do cần tiêm vắc xin cho bà bầu:
– Bảo vệ mẹ bầu:
Mắc phải các bệnh truyền nhiễm trong thời kỳ mang thai có thể gây ra nhiều nguy hiểm như: gây mệt mỏi cho mẹ bầu, suy giảm sức khỏe, chức năng của các cơ quan bộ phận trong cơ thể bị suy giảm, thậm chí gây các tác động tiêu cực đến thai kỳ như sảy thai, thai lưu, sinh non,…
Tiêm vắc xin giúp ngăn chặn các khả năng lây bệnh và các nguy cơ mà bệnh truyền nhiễm gây ra cho sức khỏe mẹ bầu và thai kỳ. Từ đó, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
– Bảo vệ thai nhi:
Các vắc xin cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thai nhi bởi mẹ bầu mắc bệnh có thể gây những ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi như: gây ra các dị tật thai nhi, thai nhẹ cân, lây truyền bệnh từ mẹ sang con, bệnh bẩm sinh,…
Việc tiêm vắc xin giúp truyền kháng thể từ mẹ sang con, không chỉ giúp bảo vệ thai nhi khi còn trong bụng mẹ mà còn giúp duy trì miễn dịch đặc hiệu ngắn hạn cho trẻ trong những tháng đầu đời. Do trẻ sơ sinh thường không có khả năng tự miễn dịch với các bệnh truyền nhiễm, vắc xin giúp cung cấp lớp bảo vệ ban đầu cho trẻ.
– Ngăn chặn sự lây lan:
Tiêm vắc xin không chỉ làm giảm nguy cơ bà bầu tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm mà còn giúp ngăn chặn được sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng.
Tuy nhiên, quyết định tiêm vắc xin cho mẹ bầu nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe cụ thể của mẹ bầu cũng như dựa vào tiền sử tiêm chủng, tiền sử mang thai và đưa ra lời khuyên phù hợp.
2. Các loại vắc xin cần tiêm chủng trong thai kỳ
Ngoài những loại vắc xin chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai, dưới đây là những loại vắc xin quan trọng mà mẹ có thể tiêm ngay trong thai kỳ:
2.1. Bạch hầu
Bạch hầu ở phụ nữ mang thai có thể mang lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nếu mắc bệnh này trong thai kỳ, thai phụ có thể phải đối mặt với rủi ro tử vong, thai lưu và nguy cơ sinh non. Bên cạnh đó, bạch hầu còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng như suy hô hấp, tổn thương tim, thận và tổn thương thần kinh, đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và thai nhi.
2.2. Ho gà
Ho gà là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính liên quan đến đường hô hấp. Trẻ sơ sinh khi chưa được tiêm vắc xin ho gà rơi vào nhóm nguy cơ mắc bệnh cao và dễ mắc bệnh với tình trạng diễn biến nặng. Bệnh có thể gây nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới tự phát triển của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Tiêm ngừa MMR phòng sởi – quai bị – rubella
Mắc bệnh truyền nhiễm trong thời kỳ mang thai có thể gây những tác động xấu đến sức khỏe cả mẹ bầu và thai nhi
Mẹ đã tiêm phòng ho gà trong thai kỳ có thể truyền kháng thể từ mẹ sang con qua nhau thai, giúp bảo vệ trẻ trong thời gian đầu sau sinh. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với sức khỏe trẻ trong thời gian trẻ chưa đủ tuổi để tiêm ngừa vắc xin.
2.3. Uốn ván
Trẻ sơ sinh và thai phụ là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc uốn ván, căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao từ 10-90% và có thể lên đến 95% ở trẻ sơ sinh (theo Cục Y tế dự phòng).
Việc tiêm vắc xin giúp phòng vệ cho người mẹ trong giai đoạn mang thai và trong giai đoạn vượt cạn nhiều rủi ro nhiễm trùng uốn ván, do xảy ra các vết thương hở do mổ, do rạch tầng sinh môn,… Tiêm vắc xin cho mẹ cũng giúp truyền kháng thể sang thai nhi và tạo ra lớp bảo vệ ban đầu cho trẻ, loại bỏ khả năng trẻ mắc uốn ván sơ sinh do nhiễm trùng khi cắt dây rốn.
2.4. Cúm mùa
Cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan, đặc biệt trong mùa đông – xuân. Đối với người bình thường, cúm mùa có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc như thuốc diệt virus, thuốc kháng sinh nếu bị bội nhiễm,…. Tuy nhiên, với bà bầu, việc sử dụng thuốc trong quá trình mang thai có thể mang theo nguy cơ gây hại cho thai nhi.
Mẹ bầu mắc cúm trong thời gian mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên, có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi và thậm chí dẫn đến thai chết lưu hoặc sảy thai.
3. Lịch tiêm phòng cho bà bầu
3.1. Vắc xin 3in1 uốn ván – ho gà – bạch hầu
Nếu mẹ bầu chưa tiêm phòng tiền mang thai, tiêm 1 mũi vắc xin 3in1 bạch hầu – ho gà – uốn ván vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.
3.2. Lịch tiêm phòng cúm mùa cho bà bầu
Nếu mẹ bầu chưa tiêm phòng tiền mang thai, tiêm 1 mũi vắc xin cúm mùa trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.
3.3. Lịch tiêm phòng uốn ván đơn cho bà bầu
Với mẹ bầu mang thai lần đầu, tiêm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 4 tuần. Sau đó, mỗi lần mang thai sau tiêm nhắc 1 mũi.
>>>>>Xem thêm: Tiêm vắc-xin có cần nhịn ăn không: Thắc mắc đã có lời giải đáp
Các vắc xin như một lớp “áo giáp” chắc chắn để bảo vệ sức khỏe của bà bầu và và thai nhi, vì vậy các mẹ cần năm rõ lịch tiêm phòng cho bà bầu
Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến các mẹ thông tin về lịch tiêm phòng cho bà bầu. Tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI luôn sẵn các loại vắc xin, có đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn thăm khám và sàng lọc sức khỏe kỹ càng trước tiêm. Đăng ký chủng ngừa an toàn, hiệu quả ngay với Thu Cúc TCI, mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.