Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra những hệ lụy sức khỏe đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phổ biến có thể kể đến: viêm màng não, viêm tai giữa,… Vắc xin phế cầu Synflorix 10 là 1 trong các vắc xin phòng phế cầu khuẩn được tiêm chủng rộng rãi với đặc tính an toàn, hiệu quả cao.
Bạn đang đọc: Vắc xin phế cầu Synflorix 10: lịch tiêm chủng chi tiết
1. Vắc xin phế cầu Synflorix 10 là gì?
Phế cầu là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và các bệnh như viêm xoang, tai giữa.
Vắc xin phòng bệnh phế cầu được khuyến cáo nên tiêm chủng rộng rãi cho trẻ nhỏ
Vắc xin Synflorix là loại vắc xin cộng hợp có khả năng phòng ngừa 10 chủng phổ biến của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Sau khi tiêm, vắc xin kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể con người, sản sinh kháng thể chống lại các chủng phế cầu có thể xâm nhập và gây bệnh.
Vắc xin được sử dụng cho trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi, đây là nhóm tuổi thường xuyên bị phế cầu khuẩn tấn công gây ra những hệ lụy sức khỏe. Tiêm vắc xin đầy đủ không chỉ giúp trẻ em được bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh mà còn giảm nhẹ các triệu chứng, biến chứng của bệnh. Từ đó sẽ giúp giảm chi phí khám chữa, điều trị bệnh cho gia đình và góp phần nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
2. Các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn nếu trẻ không được tiêm vắc xin
Nếu không tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn, trẻ nhỏ sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bị bệnh do vi khuẩn này gây ra, có thể kể đến như:
– Bệnh viêm tai giữa: Đây là bệnh phổ biến nếu trẻ bị phế cầu khuẩn tấn công. Phế cầu khuẩn xâm nhập các ổ viêm trong vùng mũi họng, gây viêm tai giữa. Biến chứng “đáng sợ” của viêm tai giữa là trẻ bị suy giảm thính lực trong tương lai nếu không được điều trị kịp thời, đúng nguyên nhân.
– Bệnh viêm màng não: Biến chứng nặng nề của bệnh do phế cầu khuẩn gây ra đó chính là viêm màng não. Bệnh viêm màng não có thể gây ra những ảnh hưởng sức khỏe trong hiện tại và tương lai của trẻ nhỏ, thậm chí là tử vong nếu nhưng bệnh chậm trễ điều trị.
Mệt mỏi, ốm sốt, viêm tai giữa, viêm màng não là những ảnh hưởng sức khỏe thường thấy do phế cầu khuẩn gây ra
– Bệnh viêm phổi: Phế cầu khuẩn cũng có thể gây viêm phổi – một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Viêm phổi có thể lây lan từ người khác và gây ra các triệu chứng như ho, khó thở và sốt. Chúng lây lan rất nhanh thông qua việc tiếp xúc không khí, dịch cơ thể có chứa vi khuẩn từ người bệnh sang người bình thường.
– Bệnh nhiễm trùng huyết: Bên cạnh việc xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh, phế cầu khuẩn còn có thể tấn công vào máu của trẻ nhỏ. Bệnh nhiễm trùng huyết có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong ở trẻ.
Có thể thấy vi khuẩn phế cầu rất dễ xâm nhập, tấn công con người thông qua sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, nếu phòng được bệnh thì sẽ giúp cho trẻ tránh khỏi những nguy cơ biến chứng sức khỏe không đáng có.
Tiêm vắc xin là cách để bố mẹ bảo vệ con em mình và cộng đồng xung quanh khỏi phế cầu khuẩn. Vì thế bố mẹ không nên xem nhẹ việc tiêm phòng và tiêm đúng lịch để trẻ nhỏ luôn có hệ miễn dịch tốt, thuận lợi để phát triển thể chất, trí tuệ trong tương lai.
3. Lịch tiêm chủng vắc xin
3.1. Tiêm vắc xin phế cầu Synflorix 10 cho trẻ từ 6 tuần tuổi – dưới 5 tuổi
Tiêm vắc xin phế cầu bao nhiêu mũi sẽ phụ thuộc vào độ tuổi bắt đầu tiêm phòng mũi đầu tiên.
– Nếu bắt đầu tiêm khi trẻ 6 tuần tuổi – 6 tháng tuổi: cần tiêm đủ 4 mũi vắc xin
Mũi 1: Thực hiện tại tuần tuổi thứ 6 của trẻ tại các cơ sở tiêm chủng.
Mũi 2: Sau khi tiêm mũi đầu tiên, bạn chờ 1 tháng để tiếp tục thực hiện mũi tiêm số 2.
Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2.
Mũi 4: 6 tháng sau mũi thứ 3.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Giá tiêm vắc xin HPV là bao nhiêu?
Tiêm chủng đầy đủ là biện pháp phòng tránh nhiễm bệnh hiệu quả
– Nếu bắt đầu tiêm khi trẻ từ 7 tháng – 11 tháng tuổi: tổng số mũi cần tiêm là 3.
Mũi 1: Tiêm mũi đầu khi đủ điều kiện sức khỏe tại các cơ sở tiêm chủng đã được cấp phép hoạt động.
Mũi 2: Tiêm sau mũi đầu tiên thời gian là 1 tháng.
Mũi 3: Tiêm nhắc lại mũi 3 cách mũi 2 khoảng thời gian là 6 tháng.
– Nếu bắt đầu tiêm khi trẻ từ 12 tháng tuổi – dưới 24 tháng tuổi: trẻ chỉ cần tiêm 2 mũi vắc xin phế cầu Synflorix 10 với thời gian cách nhau giữa các mũi ít nhất 2 tháng.
3.2. Tiêm vắc xin phế cầu Synflorix 10 cho trẻ > 5 tuổi được không?
Đối với trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng đầy đủ và phụ huynh có nhu cầu cho con tiêm chủng Synflorix 10 thì chỉ có thể tiêm chủng khi trẻ dưới 5 tuổi.
Nhà sản xuất và Bộ Y tế không khuyến cáo tiêm vắc xin phòng bệnh phế cầu Synflorix 10 -cho trẻ trên 5 tuổi. Thay vào đó nếu con ở độ tuổi này mà bố mẹ muốn cho tiêm vắc xin phế cầu có thể chuyển sang Prevenar 13. Đây là loại vắc xin phòng phế cầu khuẩn đươc tiêm chủng rộng rãi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn.
4. Sau tiêm chủng vắc xin bố mẹ nên làm gì?
Sau khi tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ, bố mẹ cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ. Đầu tiên, bố mẹ nên theo dõi các triệu chứng sau tiêm chủng.
Trẻ có thể bị sốt dưới 38°C, bố mẹ có thể đặt miếng dán, chườm ấm, mặc quần áo rộng rãi và tăng cường cho trẻ uống đủ nước trong ngày. Nếu sốt trên 38°C, bố mẹ nên kiểm tra nhiệt độ và dùng thuốc hạ sốt khi cần thiết theo hướng dẫn về liều lượng mà bác sĩ đã tư vấn.
>>>>>Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi tiêm vắc xin bệnh lao ở trẻ sơ sinh
Chườm trán cho con để giảm sốt sau tiêm
Ngoài ra, 1 phản ứng nữa sau tiêm hay gặp là chỗ tiêm bị đau sưng. Điều này sẽ làm cho trẻ bị khó chịu, đặc biệt là các bé sơ sinh. Sau tiêm trẻ bị mệt, bỏ bú, bú ít, quấy khóc nhiều hơn,… Những triệu chứng trên là bình thường, bố mẹ nên theo dõi sự tiến triển tích cực của trẻ sau tiêm 1 – 2 hôm.
Nếu bố mẹ nhận thấy con không hồi sức, cắt sốt, bú nhiều như trước hoặc có những biểu hiện bất thường khác thì nên đưa con đi đến các cơ sở y tế để được kiểm tra.
Trên đây bài viết đã đưa ra những thông tin hữu ích về vắc xin phòng bệnh phế cầu Synflorix 10 để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc hoặc muốn được tư vấn ngay phác đồ tiêm chủng vắc xin phế cầu cũng như nhiều vắc xin khác tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, hãy liên hệ để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.