Các giai đoạn của gan nhiễm mỡ và cách nhận diện

Bệnh gan nhiễm mỡ hay gan thoái hóa mỡ trải qua 3 giai đoạn với các đặc điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu 3 giai đoạn gan nhiễm mỡ, cách nhận diện và điều trị trong từng giai đoạn qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Các giai đoạn của gan nhiễm mỡ và cách nhận diện

1. Đặc điểm của bệnh gan nhiễm mỡ qua các giai đoạn

1.1 Các giai đoạn của bệnh

Bệnh gan nhiễm mỡ thường trải qua 3 giai đoạn sau:

– Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này lượng mỡ chiếm khoảng 5 – 10% trọng lượng của gan. Đây là cấp độ ít nguy hiểm nhất và có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm.

– Giai đoạn thứ 2: Lượng mỡ trong giai đoạn này chiếm 10 – 25% trọng lượng của gan. Mỡ xuất hiện ở nhu mô gan và cơ hoành. Lúc này đường bờ tĩnh mạch khó xác định và đã giảm đi rất nhiều. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 3 và gây những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

– Giai đoạn thứ 3: Lúc này, lượng mỡ đã chiếm trên 25 – 30% trọng lượng của gan. Đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất vì các tế bào gan có thể tổn thương nghiêm trọng, các chức năng gan suy giảm, bệnh nhân dễ tử vong nếu không được điều trị tích cực.

Các giai đoạn của gan nhiễm mỡ và cách nhận diện

Bệnh gan nhiễm mỡ chia thành 3 giai đoạn dựa theo mức độ tích tụ mỡ trong gan.

1.2 Các biểu hiện của bệnh gan nhiễm mỡ qua từng giai đoạn

Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn này bệnh còn rất nhẹ, lành tính và thường không có triệu chứng hoặc biểu hiện không rõ rệt như mệt mỏi, chán ăn,… Đa phần bệnh nhân có gan thoái hóa mỡ phát hiện bệnh thông qua các lần kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Giai đoạn thứ 2

Đến giai đoạn 2, tình trạng dư thừa mỡ trong gan đã gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Người bệnh ở giai đoạn 2 thường có các biểu hiện:

– Chán ăn, ăn không ngon

– Đầy bụng, khó tiêu khi ăn

– Buồn nôn hoặc nôn mửa

– Thường xuyên mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân tại sao

Khi tiến hành siêu âm sẽ thấy các mô mỡ xuất hiện rõ ở nhu mô gan và cơ hoành.

Tuy nhiên các triệu chứng này vẫn khá mơ hồ nên không ít người bỏ qua.

Giai đoạn thứ 3

Ở giai đoạn 3, thông qua siêu âm có thể thấy các nhu mô mỡ tại gan tăng lên một cách nhanh chóng và rõ rệt. Các biểu hiện cho thấy gan bị nhiễm mỡ ở giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều hơn hoặc tăng nặng về mức độ, gồm:

– Đau tức hạ sườn phải

– Vàng mắt, vàng da

– Nổi các u mạch trên da

– Mệt mỏi thường xuyên hơn và nghiêm trọng

– Cảm giác chán ăn thường xuyên hơn

– Cân nặng giảm sút nhanh chóng, ba mẹ tự giải quyết

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh sán lá gan

Các giai đoạn của gan nhiễm mỡ và cách nhận diện

Ở giai đoạn 3, các triệu chứng của bệnh trở nên rõ rệt gồm đau tức hạ sườn phải, chán ăn, buồn nôn, vàng da, vàng mắt,….

2. Các biến chứng phô phổ biến của bệnh gan nhiễm mỡ

Giai đoạn 3 là giai đoạn nặng nhất của bệnh, người bệnh có thể gặp các biến chứng như:

2.1 Viêm gan nhiễm mỡ

Tình trạng mỡ bao phủ các tế bào gan khiến cho chức năng gan suy giảm, đặc biệt làm giảm khả năng thải độc của gan, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại độc tố, virus, vi khuẩn, kí sinh trùng xâm nhập và gây viêm gan.

Viêm gan do nhiễm mỡ có thể khiến gan suy kiệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ và làm tăng tỉ lệ tử vong.

2.2 Xơ gan

Tình trạng dư thừa mỡ trong gan làm cho các tế bào gan hoạt động quá mức và dẫn đến xơ hóa. Phần xơ này ngày càng nhiều lên theo mức độ nặng của bệnh gan nhiễm mỡ và gây tổn thương, hoại tử các tế bào gan. Điều này cũng có thể dẫn tới biến đổi cấu trúc gan, hình thành các mô sẹo. Lúc này gan bị chai cứng, không còn khả năng phục hồi dẫn tới xơ gan.

2.3 Ung thư gan

Bệnh tiến triển âm thầm theo thời gian có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất là ung thư gan. Các trường hợp ung thư gan liên quan đến gan thoái hóa mỡ thường xuất phát từ bệnh lý xơ gan do thoái hoá mỡ.

3. Điều trị gan nhiễm mỡ

Bệnh gan thoái hóa mỡ có thể chữa khỏi tuy nhiên việc điều trị cần được tiến hành sớm để đạt hiệu quả tốt nhất, giảm thiểu biến chứng và nguy cơ tử vong. Bệnh ở giai đoạn 1 dễ dàng điều trị nhất, tuy nhiên người bệnh lại thường khó nhận diện bệnh ở giai đoạn này. Chính vì vậy, mỗi người, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao cần định kỳ 6 tháng – 1 năm/ lần kiểm tra chức năng gan để sớm phát hiện bất thường.

Khi đã bị nhiễm mỡ gan, tùy từng giai đoạn mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị khác nhau.

Thông thường, ở giai đoạn 1, người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống, tránh các thói quen xấu như ăn nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, chú ý tập luyện để cải thiện dư thừa mỡ trong gan. Bước sang các giai đoạn sau, người bệnh có thể phải sử dụng các loại thuốc để giảm các triệu chứng của bệnh và giảm lượng mỡ trong gan.

4. Những lưu ý trong điều trị

4.1 Giảm cân

Giảm cân là biện pháp bắt buộc đối với những người béo phì bị nhiễm mỡ gan. Giảm cân ở mức sẽ làm giảm tổn thương gan, cải thiện tình trạng đề kháng Insulin. Tuy nhiên, cần tránh giảm cân cấp tốc bởi nó việc này có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

4.2 Xem xét sử dụng vitamin E

Vitamin E có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng viêm ở người bệnh bị nhiễm mỡ gan. Tuy nhiên không dùng được cho bệnh nhân gan thoái hóa mỡ không bị đái tháo đường, không có tiền sử hoặc gia đình bị ung thư tiền liệt tuyến.

4.3 Kiểm soát mỡ máu

Các statin không chuyển hóa kéo dài qua gan có thể giúp kiểm soát rối loạn lipid máu tốt, từ đó giúp giảm tinh trạng gan tích tụ mỡ.

Dù ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh gan thoái hóa mỡ, người bệnh cũng cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục vừa sức và tránh sử dụng các loại chất kích thích có hại.

Các giai đoạn của gan nhiễm mỡ và cách nhận diện

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây sỏi mật có thể do bất thường trong quá trình

Siêu âm đàn hồi mô gan là một trong những phương pháp chẩn đoán hiệu quả, giúp xác định mức độ tích tụ mỡ trong gan.

Trên đây là những thông tin về bệnh gan nhiễm mỡ theo các giai đoạn của bệnh. Nếu có các dấu hiệu gan bị dư thừa mỡ, bạn cần đi khám sớm chuyên khoa Gan mật để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Nếu có nhu cầu khám, bệnh nhân vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ đặt lịch khám với chuyên gia gan mật.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *