Bệnh gan nhiễm mỡ và một số vấn đề cần lưu ý

Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều ở gan, vượt quá mức 5% tổng trọng lượng gan. Bệnh diễn biến âm thầm ở những giai đoạn đầu tiên nên khó nhận biết triệu chứng.

Bạn đang đọc: Bệnh gan nhiễm mỡ và một số vấn đề cần lưu ý

1. Tìm hiểu về bệnh gan nhiễm mỡ và phân loại

1.1. Nguyên nhân gây ra tình trạng mỡ tích tụ ở gan

Nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ khá đa dạng, có thể bao gồm các yếu tố sau:

– Ăn uống không hợp lý

– Căng thẳng

– Béo phì

– Lối sống, cách ăn uống gây hại tới gan

Nhiều người vẫn giữ quan điểm gan nhiễm mỡ vô hại. Tuy nhiên, nếu người bệnh sinh hoạt không lành mạnh và tiếp tục uống nhiều rượu bia sẽ hình thành các tổn thương không hồi phục như xơ gan, ung thư gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ và một số vấn đề cần lưu ý

Khi gan tích tụ lượng mỡ cao, gan không thể thực hiện tốt các chức năng cơ bản khiến cơ thể gặp một số triệu chứng nhất định

1.2. Triệu chứng

Theo chuyên gia sức khỏe, hầu hết người bị gan nhiễm mỡ không xuất hiện triệu chứng cụ thể hoặc dấu hiệu mờ nhạt, dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, bệnh vẫn gây ra một số triệu chứng cần lưu ý sau đây:

– Đau bụng, cảm giác đầy ở phía trên bên phải của bụng

– Buồn nôn

– Chán ăn

– Sút cân không rõ lý do

– Vàng da

– Vàng lòng trắng mắt

– Sưng bụng và phù chân

– Mệt mỏi cực độ

– Rối loạn tâm thần…

1.3. Phân loại bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh lý gan nhiễm mỡ được chia thành 2 dạng chính như sau:

– Gan nhiễm mỡ do rượu

Gan nhiễm mỡ do rượu xuất hiện ở những người thường xuyên uống rượu, uống với lượng lớn.

– Gan nhiễm mỡ không do rượu gây ra

Gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH) cũng là tình trạng phổ biến. Nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn chưa được tìm ra. Một số yếu tố có thể tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ bao gồm:

Béo phì

Bệnh tiểu đường

2. Cảnh báo biến chứng gan nhiễm mỡ gây ra

Gan nhiễm mỡ là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về gan như xơ gan, suy gan hay ung thư gan. Ngoài ra, gan nhiễm mỡ còn làm ảnh hưởng đến tim mạch và các cơ quan khác như tụy, ruột, thận và não.

2.1. Xơ gan

Xơ gan là quá trình xơ hóa của gan do mỡ tích tụ nhiều, khiến tế bào gan tổn thương và thay thế bằng các mô sẹo. Xơ gan làm suy giảm chức năng nhanh chóng, gây ra các triệu chứng như:

– Mệt mỏi

– Chán ăn

– Giảm cân

– Phù nề

– Xuất huyết tiêu hóa

Khi xơ gan tiến triển sang giai đoạn mất bù, việc điều trị vô cùng khó khăn và tốn kém. Người bị xơ gan cần tuân thủ phác đồ điều trị, sinh hoạt điều độ và tái khám định kỳ. Xơ gan nếu không được can thiệp tích cực có thể dẫn đến một số biến chứng như:

– Xuất huyết tiêu hóa

– Bệnh não gan

– Tăng áp lực tĩnh mạch cửa

– Ung thư gan

2.2. Bệnh gan nhiễm mỡ gây suy gan

Suy gan là tình trạng gan tổn thương do xơ hóa và không thể thực hiện các chức năng quan trọng như:

– Lọc máu

– Sản xuất protein

– Tiêu hóa chất béo

– Lưu trữ vitamin

– Khoáng chất

Suy gan là tình trạng vô cùng nguy hiểm và nguy cơ gây tử vong rất cao.

Tìm hiểu thêm: Gan nhiễm mỡ độ 1 là gì và cách phòng bệnh

Bệnh gan nhiễm mỡ và một số vấn đề cần lưu ý

Khi có triệu chứng đau tức vùng bụng bên hạ sườn phải, cần thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm

2.3. Ung thư gan

Ung thư gan là tình trạng phát triển của các khối u ác tính khi gan tích tụ mỡ. Gan nhiễm mỡ là một trong những yếu tố tăng nguy cơ bị ung thư gan. Các yếu tố khác có thể bao gồm:

– Viêm gan B, C mạn tính

– Uống rượu quá độ

– Tiếp xúc với chất độc hại, hóa chất trong thời gian dài

Triệu chứng của ung thư gan bạn cần lưu ý như sau:

– Đau bụng

– Cổ trướng

– Giảm cân nhanh

– Vàng da

– Vàng mắt

Ung thư gan khó phát hiện vì triệu chứng thường mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Khi được phát hiện, bệnh thường đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn.

Có thể thấy, biến chứng gan nhiễm mỡ gây ra rất nguy hiểm và phức tạp. Do đó, khi có triệu chứng cảnh báo, bạn nên đến chuyên khoa Gan mật để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.

3. Thông tin chẩn đoán và điều trị gan nhiễm mỡ bằng cách nào?

3.1. Chẩn đoán

Hầu hết người bệnh không có triệu chứng đặc biệt mà chỉ vô tình phát hiện khi thăm khám sức khỏe. Để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như sau:

– Xét nghiệm máu

– Siêu âm tổng quát ổ bụng

– Chụp CT hoặc MRI hình ảnh gan

– Sinh thiết gan

3.2. Cách điều trị

Theo chuyên gia Gan mật tại Thu Cúc TCI, giảm cân, cai rượu và sinh hoạt lành mạnh là những cách cải thiện gan nhiễm mỡ hiệu quả.

Nếu người bệnh mắc gan nhiễm mỡ không do rượu đồng thời bị béo phì hay tiểu đường hoặc có nồng độ cholesterol cao, bạn nên:

– Giảm cân

– Kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách ăn uống phù hợp

– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt, bác sĩ có thể kê thuốc để cải thiện bệnh. Ở một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn tiêm chủng ngừa viêm gan A, viêm gan B để bảo vệ bạn khỏi virus gây tổn thương gan.

Bệnh gan nhiễm mỡ và một số vấn đề cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Những ảnh hưởng nghiêm trọng từ bệnh xơ gan mất bù

Điều trị sớm giúp cải thiện chức năng gan và ngăn chặn biến chứng nghiêm trọng xuất hiện

3.3. Gợi ý cách sinh hoạt cho người bị gan nhiễm mỡ

Có thể thấy, việc cải thiện tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều ở gan chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống, vận động. Điều quan trọng là người bệnh gan nhiễm mỡ cần kiên trì, tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tái khám định kỳ để kịp thời phát hiện các tổn thương nghiêm trọng.

Bên cạnh đó nếu đang mắc bệnh đái tháo đường, người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ. Luôn hỏi bác sĩ về các loại thuốc có thể làm tổn thương gan để có cách sử dụng phù hợp.

Nhiều người vẫn cho rằng gan nhiễm mỡ là bệnh lành tính, không gây hại tới gan và sức khỏe. Quan niệm sai lầm này có thể khiến người bệnh chậm trễ trong điều trị, tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng.

Ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo gan nhiễm mỡ, bạn cần đến chuyên khoa Gan mật để thực hiện các thăm khám cần thiết và được tư vấn cách điều trị phù hợp, an toàn. Điều trị muộn hay điều trị sai cách đều là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *