Xơ gan uống nước gì để cải thiện tình trạng

Gan được ví là trái tim thứ hai của cơ thể khi đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Khi bị xơ gan, chức năng của gan suy giảm nghiêm trọng, khiến độc tố tích tụ ngày càng nhiều. Cùng đọc bài viết sau đây để tìm hiểu “xơ gan uống nước gì” để hỗ trợ giải độc, thanh lọc.

Bạn đang đọc: Xơ gan uống nước gì để cải thiện tình trạng

1. Tìm hiểu về xơ gan

Xơ gan là giai đoạn muộn của quá trình xơ hóa ở gan do nhiều tác nhân gây ra. Có thể là do virus viêm gan hoặc lạm dụng bia rượu. Sau những lần tổn thương, gan cố gắng tự phục hồi. Quá trình hồi phục này hình thành nên các mô sẹo, tổn thương kéo dài đồng nghĩa càng nhiều mô sẹo hình thành.

Dựa vào đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình ảnh học, xơ gan được chia thành 2 loại là xơ gan còn bù và xơ gan mất bù.

1.1. Xơ gan còn bù

Xơ gan còn bù là tình trạng gan đã bị tổn thương nhưng vẫn thực hiện các chức năng quan trọng. Xơ gan còn bù là giai đoạn đầu tiên của xơ gan, thường không biểu hiện triệu chứng cụ thể và kéo dài trong nhiều năm.

Theo thời gian, mức độ tổn thương của gan càng nặng nề, khả năng hồi phục rất thấp nên gây ra nhiều biến chứng. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh xơ gan rất quan trọng, mục tiêu ngăn chặn bệnh tiến triển và phục hồi chức năng của gan.

1.2. Xơ gan mất bù

Xơ gan mất bù còn được gọi là xơ gan cổ trướng, là cấp độ nguy hiểm nhất của bệnh xơ gan. Ở giai đoạn này, xơ hóa chiếm phần lớn và gan hầu như không thể thực hiện các chức năng của nó. Các triệu chứng biểu hiện rõ ràng và nổi bật hơn so với xơ gan còn bù. Nếu bị xơ gan mất bù, người bệnh dễ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có ung thư gan.

Đối với xơ gan cổ trướng, việc điều trị chủ yếu tập trung vào kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng trở nên nặng nề hơn.

Xơ gan uống nước gì để cải thiện tình trạng

Khi xơ gan xuất hiện cổ trướng, cơ hội điều trị và khả năng hồi phục rất hạn chế

1.3. Triệu chứng của xơ gan bạn cần biết

Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên nhiều người thường bỏ qua. Các dấu hiệu ban đầu cảnh báo xơ gan là:

– Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.

– Chán ăn, ăn không ngon, không thèm ăn.

– Buồn nôn

– Sốt nhẹ

– Giảm cân dù ăn uống đều đặn

Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn xơ gan mất bù, các triệu chứng bao gồm:

– Vàng da, vàng mắt

– Ngứa da, nổi các nốt mề đay mẩn ngứa

– Dễ bị bầm tím, chảy máu

– Bàn tay son

– Xuất hiện nhiều nốt giãn mạch màu đỏ trên da (nốt sao mạch)

– Sưng ở cẳng chân, bàn chân, mắt cá

– Cổ trướng – tình trạng dịch tích tụ trong ổ bụng

– Nước tiểu sẫm màu, đại tiện ra máu, phân có thể nhạt màu.

– Nôn ra máu

– Giảm ham muốn tình dục biểu hiện ở phụ nữ là mãn kinh sớm, ở đàn ông tuyến vú phát triển và tinh hoàn teo lại.

2. Giải đáp: Xơ gan uống nước gì?

2.1. Xơ gan uống nước gì? – Trà là thức uống tốt cho gan

Trà là thức uống mà người bị xơ gan nên uống. Trong trà chứa nhiều các hoạt chất chống oxy hóa đồng thời còn làm mát gan, giúp giải độc hiệu quả. Uống trà còn đem đến nhiều công dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng trà cũng làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh và hỗ trợ gan hoạt động hiệu quả hơn.

Người bệnh xơ gan nên uống trà xanh hoặc các loại trà thảo mộc như trà bồ công anh, trà bạc hà, trà bí đao, … Đây đều là những loại nước dễ uống, dễ nấu và rất lành tính.

Tìm hiểu thêm: Đa polyp túi mật có nguy hiểm không?

Xơ gan uống nước gì để cải thiện tình trạng

Trà xanh có nhiều công dụng tốt và phù hợp với người bị xơ gan

2.2. Nước lọc

Không chỉ người bị xơ gan mà ai cũng nên uống nhiều nước lọc. Với những người có lá gan không được khỏe mạnh, nên uống đủ từ 1,5-2 lít nước lọc để thanh lọc được nhiều độc tố hơn.

Khi uống đủ nước cho cơ thể, gan sẽ hoạt động hiệu quả và giúp các bộ phận khác trên cơ thể hoạt động trơn tru. Đồng thời, việc uống nhiều nước tăng cường hệ miễn dịch và tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

2.3. Nước chanh

Nước chanh chứa hàm lượng lớn vitamin C đem đến công dụng thanh lọc cơ thể và chống oxy hóa hiệu quả nhất. Nước chanh vì thế được xếp vào danh sách những thức uống tốt cho người bệnh xơ gan. Một ly chanh mật ong ấm vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy sẽ làm sạch chất dư thừa đọng trong gan sau một đêm ra ngoài cơ thể.

Không chỉ người bị xơ gan, ai cũng nên uống một ly chanh ấm mật ong sau khi ngủ dậy để làm sạch ruột, gan. Tuy nhiên nếu đang đau dạ dày thì chỉ nên uống ít chanh để tránh gây ra tình trạng trào ngược.

2.4. Xơ gan uống nước gì? – Nước mật ong là thức uống phù hợp

Một loại thức uống dành cho bệnh nhân xơ gan là nước mật ong. Mật ong chứa nhiều hoạt chất có tính kháng sinh tự nhiên, có công dụng làm sạch ruột, loại bỏ độc tố đang tích tụ bên trong cơ thể.

Mật ong còn chứa đường fructose – chất này được cơ thể hấp thụ nhanh chóng, nên cung cấp cấp năng lượng và giúp cơ thể giải độc hiệu quả.

2.5. Trà Atiso

Atiso làm sạch các độc tố có trong gan đồng thời làm mát gan, giải nhiệt và thải độc. Atiso không chỉ dành cho bệnh nhân xơ gan mà còn là thức uống dành cho tất cả mọi người. Đặc biệt là chị em phụ nữ vì trà atiso sẽ đem đến làn da mịn màng.

Xơ gan uống nước gì để cải thiện tình trạng

>>>>>Xem thêm: Xơ gan có lây không? phải kiêng khem những gì

Trà Atiso là thức quà thiên nhiên ban tặng cho những người bị bệnh gan

2.6. Nước ép táo

Nước ép táo chứa lượng lớn pectin nên có khả năng hỗ trợ gan đào thải chất độc và làm sạch đường tiêu hóa. Người bệnh nên uống nước ép nguyên chất, không đường để không bị tăng cân.

2.7. Sữa đậu nành

Trả lời cho câu hỏi “xơ gan uống nước gì” thì sữa đậu nành là thức uống lý tưởng. Sữa đậu nành cung cấp dồi dào isoflavone, glycosides, protein,… Do đó có thể kích thích đốt cháy mỡ thừa tích tụ trong gan và loại bỏ chúng khỏi gan. Sữa đậu nành cũng là thức uống phù hợp cho người đang muốn giảm cân.

Xơ gan là một bệnh lý nguy hiểm nhất là khi tiến triển thành xơ gan cổ trướng. Do đó, ngay khi bị xơ gan giai đoạn đầu, người bệnh cần thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để ngăn bệnh phát triển, kiểm soát tốt các triệu chứng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *