Nhiều biến chứng nguy hiểm từ gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ trong gan vượt quá ngưỡng cho phép. Nếu người bệnh lơ là điều trị, từ gan nhiễm mỡ có thể biến chứng thành viêm gan, xơ gan thậm chí ung thư gan.

Bạn đang đọc: Nhiều biến chứng nguy hiểm từ gan nhiễm mỡ

1. Hiểu đúng về bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan vượt quá ngưỡng an toàn. Ở một người bình thường, lượng mỡ trong gan chiếm khoảng 2-4% tổng trọng lượng của gan. Với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, lượng mỡ chiếm trên 5% trọng lượng lá gan. Giai đoạn đầu, bệnh thường không gây hại và triệu chứng chưa nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển sang giai đoạn 3, bệnh làm suy giảm chức năng gan, gây xơ gan.

2. Các giai đoạn phát triển của gan nhiễm mỡ bạn cần biết

Dựa vào mức độ xâm chiếm gan, gan nhiễm mỡ được chia thành 3 cấp độ như sau:

– Cấp độ 1: chất béo chiếm 5-10% tổng trọng lượng của gan. Đây là giai đoạn đầu của bệnh, vì vậy triệu chứng nhẹ và chưa gây nguy hiểm tới sức khỏe.

– Cấp độ 2: lượng chất béo lúc này tăng lên khoảng 10-25% trọng lượng gan. Triệu chứng ở cấp độ này vẫn chưa rõ ràng nên người bệnh khó phát hiện mình mắc bệnh.

– Cấp độ 3: khi bước sang giai đoạn này, lượng mỡ trong gan đã vượt ngưỡng 30%. Lúc này, biểu hiện của bệnh đã rất rõ ràng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Nhiều biến chứng nguy hiểm từ gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ bước sang cấp độ 3 đặc biệt nguy hiểm chức năng gan suy giảm nghiêm trọng, biến chứng nặng nề có thể xảy ra bất cứ lúc nào

3. Các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ ở các giai đoạn

Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ thường không biểu hiện triệu chứng cụ thể, dễ nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác. Hầu hết người bệnh tình cờ phát hiện mình mắc bệnh khi siêu âm gan khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thường khi lượng mỡ trong gan bắt đầu tích tụ nhiều, bệnh sẽ gây ra một số triệu chứng nổi bật như sau:

– Mệt mỏi, yếu sức, cơ thể uể oải, sụt cân

– Đau ấm ách, khó chịu ở bụng trên bên phải

– Chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn, nôn

– Vàng da, mắt, nước tiểu vàng và sẫm màu

– Cổ trướng bụng

– Chân phù nề, sưng

– Lá lách to bất thường

– Giãn nở mạch máu dưới da

– Xuất huyết tiêu hóa

– Lòng bàn tay son

– Ngứa kéo dài, nổi mẩn đỏ trên da

Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, hãy đến ngay chuyên khoa Gan mật để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Những triệu chứng cảnh báo viêm gan B

Nhiều biến chứng nguy hiểm từ gan nhiễm mỡ

Thăm khám ngay khi triệu chứng bất thường xuất hiện giúp phát hiện và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nặng xuất hiện

4. Từ gan nhiễm mỡ biến chứng như thế nào?

Gan nhiễm mỡ nếu không được phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể như sau:

4.1. Từ gan nhiễm mỡ biến chứng thành viêm gan

Mỡ tích tụ quá nhiều trong thời gian dài gây ra tình trạng viêm. Tế bào gan bị mỡ bao phủ càng nhiều đồng nghĩa chức năng gan càng suy giảm. Khi bị viêm lâu ngày, gan bị xơ hóa ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, người bệnh cần kiểm soát từ sớm để có giải pháp điều trị, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

4.2. Từ gan nhiễm mỡ biến chứng thành xơ gan

Tỷ lệ mỡ trong gan vượt ngưỡng 30% trọng lượng gan có thể gây ra tình trạng xơ gan. Xơ gan càng nặng, sợi xơ càng nhiều khiến gan biến đổi cấu trúc và suy giảm chức năng nghiêm trọng. Xơ gan do gan nhiễm mỡ có thể khiến người bệnh tử vong nếu không can thiệp sớm với phác đồ phù hợp.

Xơ gan có các triệu chứng bao gồm chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu vàng, vàng da, xuất huyết tiêu hóa, giãn tĩnh mạch tại thực quản hoặc dạ dày, phù chân, chướng bụng, hôn mê gan, … Nếu xơ gan tiến triển thành xơ gan mất bù, khả năng hồi phục thấp, biến chứng nghiêm trọng và chi phí điều trị rất lớn. Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong do xơ gan lên đến 85% nếu không được can thiệp kịp thời.

Nhiều biến chứng nguy hiểm từ gan nhiễm mỡ

>>>>>Xem thêm: Chữa bệnh sán lá gan đúng cách tại bệnh viện lớn

Nếu không được điều trị phù hợp, gan nhiễm mỡ có thể biến chứng thành xơ gan rất nguy hiểm

4.3. Cảnh báo gan nhiễm mỡ tiến triển thành ung thư gan

Từ gan nhiễm mỡ biến chứng thành ung thư gan thường phát triển trên nền xơ gan. Nếu ung thư gan do gan nhiễm mỡ được phát hiện ở giai đoạn đầu, khi khối u nhỏ thì khả năng điều trị vẫn ở mức tương đối cao. Nếu phát hiện muộn, việc điều trị ung thư gan rất khó khăn, mục tiêu chủ yếu là giảm nhẹ, kéo dài tuổi thọ.

Thường những người tổn thương gan nhiễm mỡ sẽ béo phì, thừa cân hoặc rối loạn chuyển hóa. Ngoài biến chứng tại gan, người mắc bệnh này có thể đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và một số bệnh lý mạch vành khác.

5. Cần làm gì để ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển nặng?

Đối với gan nhiễm mỡ cấp độ 1, các tế bào gan suy giảm chức năng chưa đáng kể. Điều người bệnh cần làm là điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường vận động để cải thiện chức năng gan.

Chuyên gia gợi ý một số biện pháp duy trì sức khỏe của gan bao gồm:

– Thăm khám sức khỏe gan mật, sức khỏe tổng thể định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đi khám ngay khi cơ thể cảnh báo các triệu chứng bất thường.

– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày trong khoảng 30-45 phút. Một số bài tập phù hợp bao gồm bơi lội, yoga, đạp xe, đi bộ, aerobics, …

– Hạn chế tối đa dùng rượu, bia, tránh uống liên tục với lượng lớn.

– Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu vượt ngưỡng BMI cho phép.

– Tăng cường ăn rau xanh, trái cây đặc biệt các thực phẩm giàu vitamin C, E như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây họ cam quýt để bảo vệ, thanh lọc gan từ đó tăng cường chức năng gan

– Một số loại rau xanh giàu chất xơ, ít năng lượng nên bổ sung thường xuyên như cần tay, cà rốt, rau mùi, trà xanh, cam, chuối, chanh, nấm, …

– Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng.

– Tránh ăn các món chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn.

Khi bệnh tiến triển sang cấp độ 2 hoặc 3 thì tình trạng suy yếu của gan đã trở nên nghiêm trọng, việc điều trị phù hợp vô cùng cần thiết. Lúc này bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng ở gan xuất hiện.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *