Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ. Thủy đậu có nhiều biểu hiện tương đối giống tay chân miệng, sởi… Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu, bố mẹ đọc ngay để phân biệt thủy đậu với các bệnh truyền nhiễm cấp tính khác và điều trị thủy đậu hiệu quả cho trẻ, bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ, chia sẻ bởi chuyên gia
1. Nhận biết bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu ở trẻ nhỏ như thế nào?
1.1. Virus gây bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu
Thủy đậu phát sinh do virus varicella zoster nên rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Virus này chủ yếu phát tán qua đường hô hấp, bằng các vật thể trung gian như dịch mũi, dịch họng. Ngoài ra, dịch phỏng nước cũng là một vật thể trung gian phổ biến có thể khiến trẻ mắc thủy đậu nếu tiếp xúc.
1.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ bố mẹ nhất định phải biết
Thủy đậu cần 10 – 21 ngày kể từ khi trẻ tiếp xúc với virus varicella zoster để phát triển. Sau khoảng thời gian đó, bệnh truyền nhiễm cấp tính này sẽ biểu hiện như sau ở hầu hết trẻ:
– Sốt
Sốt là một biểu hiện phổ biến của bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu.
– Đau đầu, đau cơ xương khớp
– Tổn thương da: Các tổn thương phân bố trên toàn thân, kể cả là ở niêm mạc miệng, mắt, niêm mạc niệu đạo, niêm mạc âm đạo, niêm mạc hậu môn…. Đáng nói ở đây là chúng rất đa dạng về hình thái. Cùng lúc, chúng ta có thể thấy các mẩn đỏ, các phỏng nước lồi, các phỏng nước lõm, các phỏng nước đã vỡ và đóng vảy… Trong một số trường hợp, tổn thương da có thể chỉ mọc ở đầu, đặc biệt tập trung ở chân tóc…
– Mệt mỏi
Từ 1 – 2 ngày trước khi các phỏng nước xuất hiện đến khi chúng đóng vảy là khoảng thời gian thủy đậu dễ lây nhất.
2. Điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ ra sao cho hiệu quả?
Thông thường, trẻ mắc thủy đậu sẽ hồi phục hoàn toàn ngay cả khi bố mẹ chỉ chủ động can thiệp y tế ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu tổn thương da mọc dày, tập trung ở các khu vực niêm mạc miệng, mắt, niêm mạc niệu đạo, niêm mạc âm đạo, niêm mạc hậu môn… mà trẻ lại không được chăm sóc tốt, thì sẽ biến chứng. Trong đó, có thể kể đến một số biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, viêm gan, nhiễm trùng máu… Viêm phổi do thủy đậu thường rất nặng và rất khó điều trị. Viêm màng não ngay cả khi đã điều trị thành công, vẫn có thể để lại những di chứng vĩnh viễn như điếc, động kinh. Nhiễm trùng máu có thể khiến trẻ tử vong. Nói chung là, bố mẹ tuyệt đối không chủ quan trong chăm sóc trẻ mắc thủy đậu. Khi có dấu hiệu, bố mẹ cho trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để bác sĩ khám và hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ hiệu quả, dự phòng biến chứng và nguy cơ tử vong.
2.1. Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu ở trẻ nhỏ
Thủy đậu chủ yếu được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và dựa trên việc trẻ đã tiêm vắc xin thủy đậu hay đã mắc thủy đậu hay chưa. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định trẻ thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để củng cố chẩn đoán của mình.
Tìm hiểu thêm: Chuyên gia giải đáp: Vì sao trẻ em bị hen phế quản?
Khi có dấu hiệu, bố mẹ cho trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để bác sĩ khám và hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ hiệu quả.
2.2. Điều trị bệnh truyền nhiễm cấp tính thủy đậu ở trẻ nhỏ
Nội dung điều trị thủy đậu được bác sĩ chỉ định tùy thuộc từng trường hợp cụ thể.
Thuốc kháng virus acyclovir có thể là thuốc điều trị chính. Tuy nhiên, chỉ một số đối tượng nhất định mới được xem xét điều trị bằng thuốc kháng virus acyclovir. Đó là những đối tượng sau: Trẻ sơ sinh, trẻ em trên 12 tuổi, người có hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm (người mắc HIV/AIDS, ung thư, đang điều trị hóa chất, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, có tiền sử bệnh về da hoặc bệnh về tim, phổi…)… Thuốc kháng virus acyclovir có hiệu quả càng cao khi được sử dụng càng sớm (trong 24 giờ kể từ khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện). Trẻ mắc thủy đậu nếu có các vấn đề phía trên, bố mẹ cần đặc biệt nhanh trong trao đổi với bác sĩ về tình trạng của trẻ.
Trẻ sốt cao (từ 38.5 độ C) và đau nhiều có thể được bác sĩ kê thuốc hạ sốt, giảm đau, thường là paracetamol. Quan trọng là bố mẹ cần sử dụng chúng cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý tăng liều giảm liều, vô tình đẩy trẻ vào tình huống nguy hiểm.
Ngoài ra, tại các tổn thương da, bố mẹ có thể bôi xanh methylen để dự phòng nhiễm trùng thứ phát. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ cần bôi xanh methylen lên các tổn thương da dạng phỏng nước đã vỡ, tạo điều kiện cho chúng thuận lợi se bề mặt và đóng vảy.
Trường hợp trẻ ngứa nhiều, bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamin.
Ngoài sử dụng những thuốc trên cho trẻ, bố mẹ cũng nên thực hiện một số lưu ý sau để trẻ cảm thấy thoải mái trong thời gian cơ thể tự chữa lành các tổn thương:
– Cho trẻ mặc đồ rộng, thấm hút mồ hôi, để hỗ trợ trẻ hạ sốt hiệu quả cũng như để các phỏng nước của trẻ không bị vỡ một cách không tự nhiên.
– Không cho trẻ ra gió, chỉ cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng, lưu thông không khí tốt.
– Cắt móng tay và đeo găng tay cho trẻ vào ban đêm.
– Tắm hoặc lau người cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm, thao tác nhẹ nhàng để không làm vỡ các phỏng nước của trẻ.
>>>>>Xem thêm: 5 Điều cần lưu ý về thuốc cảm cúm trẻ em 0-6 tháng
Tắm hoặc lau người cho trẻ mỗi ngày bằng nước ấm.
Trong quá trình chăm sóc tại nhà, nếu các triệu chứng thủy đậu không thuyên giảm hoặc trầm trọng thêm theo thời gian, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay lập tức để trẻ được đánh giá lại tình trạng sức khỏe tổng thể và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Phía trên là dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ và một số thuốc điều trị thủy đậu trẻ có thể được bác sĩ chỉ định. Hy vọng rằng với những thông tin đó, trẻ sẽ được bố mẹ bảo vệ an toàn trước bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng phổ biến này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.