Tiêu chảy cấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Thật không may, “nguyên nhân hàng đầu” này lại rất phổ biến, là vấn đề trẻ có thể mắc đi mắc lại nhiều lần trong những năm đầu đời. Vậy, bé bị tiêu chảy cấp nên làm gì? Câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau; bài viết sau cũng chia sẻ một số thông tin bố mẹ nhất định phải biết khác về tiêu chảy cấp. Đọc ngay bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Bé bị tiêu chảy cấp nên làm gì, khuyến cáo của chuyên gia
1. Tiêu chảy cấp xác định như thế nào?
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên chỉ trong 24 giờ. Để xác định tiêu chảy cấp thì tính chất phân là đặc điểm cần chú ý hơn so với số lần đi ngoài, bởi đối với trẻ vẫn còn bú mẹ, đi ngoài nhiều lần trong 24 giờ là bình thường.
Dựa trên thời gian tiêu chảy, chúng ta có:
– Tiêu chảy cấp: Tiêu chảy dưới 2 ngày.
– Tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy trên 2 ngày.
– Tiêu chảy mãn tính: Tiêu chảy trên 1 tháng.
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên chỉ trong 24 giờ.
2. Những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị tiêu chảy cấp
2.1. Nguyên nhân tiêu chảy cấp
Virus là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ. Ngoài virus, tiêu chảy cấp cũng có thể phát sinh do một trong những nguyên nhân khác như vi khuẩn, ký sinh trùng, sử dụng thuốc kháng sinh, nhiễm trùng ngoài hệ tiêu hóa…
– Virus: Các virus gây tiêu chảy cấp tiêu biểu là Rotavirus, Parvovirus, Norovirus, Calicivirus, Astrovirus, Adenovirus
– Vi khuẩn: Các vi khuẩn gây tiêu chảy cấp tiêu biểu là Yersinia enterocolitica, Vibrio cholerae, Staphylococcus aureus, Shigella spp, Salmonella spp, Listeria monocytogenes, E.coli, Clostridium botulinum, Campylobacter jejuni, Bacillus
– Ký sinh trùng: Toxoplasma gondii, Giardia lamblia, Entamoeba histolytica, Cryptosporidium
– Nhiễm trùng ngoài tiêu hóa: Như viêm não, nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng huyết, tay chân miệng, sởi…
– Các nguyên nhân khác: Dinh dưỡng không hợp lý, ngộ độc thực phẩm…
2.2. Yếu tố nguy cơ tiêu chảy cấp
Nhìn chung, tiêu chảy cấp có thể xuất hiện ở bất cứ trẻ nào. Tuy nhiên, nếu có các vấn đề sau, trẻ dễ có tiêu chảy cấp hơn so với những trẻ còn lại:
– Từ 6 đến 11 tháng tuổi: Thời điểm bắt đầu ăn dặm, trẻ giảm miễn dịch thụ động từ mẹ trong khi miễn dịch chủ động của trẻ chưa hoàn thiện. Đây là lý do trẻ 6 – 11 tháng tuổi dễ tiêu chảy cấp.
– Suy dinh dưỡng
– Miễn dịch yếu hoặc suy giảm
– Sinh trưởng trong môi trường thiếu nước sạch
– Vệ sinh cá nhân không tốt
3. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Bé bị tiêu chảy cấp nên làm gì?
3.1. Hướng dẫn cơ bản cách điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ
Bù nước, bù điện giải là nội dung điều trị tiêu chảy cấp quan trọng nhất. Bố mẹ nên bù nước, bù điện giải cho trẻ bằng dung dịch Oresol. Theo đó:
– Hướng dẫn pha dung dịch Oresol: Bố mẹ pha toàn bộ Oresol trong một gói với nước sôi để nguội theo hướng dẫn của nhà sản xuất được in trên bao bì.
– Liều lượng dung dịch Oresol sử dụng: Sau mỗi lần tiêu chảy, trẻ dưới 2 tuổi uống 50 – 100ml, trẻ 2 – 10 tuổi uống 100 – 200ml và trẻ trên 10 tuổi uống theo nhu cầu, uống đến khi hết khát.
Ngoài dung dịch Oresol, bố mẹ có thể cho trẻ uống nhiều hơn nước đun sôi để nguội, nước trái cây (đặc biệt là nước dừa), nước cháo… Những nước này cũng giúp trẻ bù nước, bù điện giải hiệu quả. Tuyệt đối không cho trẻ uống nước đường, nước ngọt công nghiệp…
Tìm hiểu thêm: Điều trị tay chân miệng ở trẻ nhỏ: 6 lỗi dùng thuốc
Nước dừa có thể bù nước, bù điện giải tốt cho trẻ tiêu chảy cấp.
Các thuốc hạn chế tình trạng đi ngoài phân lỏng bố mẹ không nên cho trẻ sử dụng. Bởi chúng giữ phân cùng các tác nhân gây tiêu chảy cấp trong cơ thể, làm tiêu chảy cấp thêm trầm trọng. Các thuốc điều trị tiêu chảy cấp khác, bao gồm cả thuốc kháng sinh, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ không tự ý mua và cho trẻ sử dụng.
3.2. Hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy cấp
3.2.1. Một số lưu ý chung
– Trẻ còn bú mẹ: Cho trẻ bú nhiều lần hơn, mỗi lần bú lâu hơn.
– Trẻ ăn sữa công thức: Cho trẻ uống sữa có nồng độ đường lactose thấp ngay sau khi bù nước, bù điện giải cho trẻ.
– Trẻ ăn bổ sung: Bố mẹ nhanh chóng tập cho trẻ quen lại với thức ăn đa dạng, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: Đạm, chất béo, tinh bột, Vitamin và khoáng chất, để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ năng lượng và nhanh phục hồi. Tăng cường thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất, đặc biệt là Vitamin A, kali, kẽm. Thức ăn của trẻ nên được chế biến mềm, dễ tiêu hóa. Trẻ nên được ăn nhiều bữa nhỏ (ít nhất 6 bữa/ngày), tránh ăn ít bữa lớn, làm tăng kích thích ruột.
Khi tiêu chảy cấp biến mất, bố mẹ cho trẻ ăn tăng 1 bữa so với bình thường trong 2 tuần.
3.2.2. Thực phẩm trẻ tiêu chảy cấp nên và không nên ăn
– Thực phẩm trẻ tiêu chảy cấp nên ăn: Chuối (chuối giàu kali, giúp bổ sung kali cơ thể mất do tiêu chảy; chuối cũng giàu pectin và inulin – các chất xơ hòa tan giúp hấp thu dịch trong ruột), gạo nấu thành cơm, cháo, bột… (gạo ít chất xơ, dễ tiêu hóa), nước táo nấu chín (táo cũng giàu pectin), khoai tây (khoai tây cũng giàu kali), thịt (thịt bổ sung kẽm, Vitamin B12…), sữa chua (sữa chua chứa nhiều lactobacillus acidophilus và bifidobacterium bifidum – các probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
>>>>>Xem thêm: Bé bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không và cách xử lý thế nào?
Chuối rất tốt cho trẻ tiêu chảy cấp.
– Thực phẩm trẻ tiêu chảy cấp không nên ăn: Thức ăn nhanh, thực phẩm xào, rán (những thực phẩm này nhiều chất béo, khó tiêu hóa, làm tăng co thắt ruột), thực phẩm có đường và chất tạo ngọt nhân tạo (đường làm tăng thẩm thấu nước, gây tiêu chảy trầm trọng), chế phẩm từ sữa khác sữa chua như phô mai, bơ…(trẻ tiêu chảy cấp mất men lactase nên tiêu hóa không hiệu quả đường lactose có trong những chế phẩm này), thực phẩm sinh hơi như đỗ, cải bắp, súp lơ, hành… (những thực phẩm này làm trẻ ợ hơi, chướng bụng…).
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi bé bị tiêu chảy cấp nên làm gì và một số thông tin hữu ích khác liên quan đến tiêu chảy cấp. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ sẽ bảo vệ trẻ an toàn trước vấn đề rất phổ biến trong những năm đầu đời của trẻ này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.