Chẩn đoán sán lá gan lớn siêu âm có ưu và nhược điểm riêng

Các phương pháp chẩn đoán sán lá gan lớn hiện nay như xét nghiệm, siêu âm, chụp CT (cắt lớp vi tính), chụp MRI (cộng hưởng từ), nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP). Trong đó, chẩn đoán sán lá gan lớn siêu âm là phương pháp đầu tay, có ưu và nhược điểm riêng, mời bạn cùng tìm hiểu.

Bạn đang đọc: Chẩn đoán sán lá gan lớn siêu âm có ưu và nhược điểm riêng

1. Sán lá gan lớn siêu âm có thay đổi gì?

Bình thường kích thước dọc gan phải

Sán lá gan lớn siêu âm có nhu mô không đồng nhất, tổn thương dạng nốt hoặc như dạng chùm nho, có kích thước thay đổi từ 0,5 đến 2,0cm, đôi khi có kích thước trên 2,0cm.

Chẩn đoán sán lá gan lớn siêu âm có ưu và nhược điểm riêng

Hình ảnh minh họa cấu trúc sán lá gan lớn.

2. Sán lá gan lớn siêu âm có ưu và nhược điểm gì?

2.1 Ưu điểm sán lá gan lớn siêu âm

Siêu âm là kỹ thuật đơn giản, chi phí thấp, dễ thực hiện, có thể thực hiện được ở tuyến y tế cơ sở nên có khả năng phát hiện và chẩn đoán tổn thương gan mật do nhiễm sán lá gan sớm. Kỹ thuật siêu âm có thể thăm khám nhiều lần nên dễ thực hiện cho việc theo dõi sau điều trị.

Siêu âm cũng giúp phát hiện các tổn thương ở giai đoạn đường mật có ưu thế hơn so với chụp cắt lớp vi tính.

2.2 Nhược điểm sán lá gan lớn siêu âm

Siêu âm khó xác định được các tổn thương ở đầu giai đoạn nhu mô, tổn thương có kích thước nhỏ và nằm sát với cơ hoành. Khả năng phân biệt ranh giới của tổn thương cũng như chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý gan mật khác trên siêu âm kém hơn so với chụp cắt lớp vi tính.

Ngoài chẩn đoán hình ảnh sán lá gan qua siêu âm, bác sĩ có thể chẩn đoán bằng phương pháp cận lâm sàng khác như xét nghiệm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, nội soi mật tụy ngược dòng. Trong đó, xét nghiệm, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính là phương pháp đường được sử dụng nhất. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cận lâm sàng phù hợp để chẩn đoán đúng và chính xác sán lá gan.

Tìm hiểu thêm: Mẩn ngứa – biểu hiện nóng gan mức độ thường xuyên

Chẩn đoán sán lá gan lớn siêu âm có ưu và nhược điểm riêng

Máy siêu âm hỗ trợ rất lớn trong việc phát hiện các tổn thương ở gan, trong đó có sán lá gan.

3. Ưu và nhược điểm khi chẩn đoán sán lá gan lớn bằng chụp cắt lớp vi tính

3.1 Ưu điểm

Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) giúp phát hiện các tổn thương ở giai đoạn nhu mô gan, có kích thước nhỏ nằm ở các vị trí sát bao gan tốt hơn so với phương pháp siêu âm. Chụp cắt lớp vi tính cũng có khả năng phân biệt rõ đường bờ của tổn thương. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý gan mật khác trên cắt lớp vi tính tốt hơn so với siêu âm.

3.2 Nhược điểm

So với siêu âm thì chụp cắt lớp vi tính có chi phí cao hơn, thực hiện ở những tuyến y tế có trang bị máy chụp cắt lớp vi tính. Một số cơ sở y tế nông thôn hay phòng khám chưa được trang bị máy chụp cắt lớp vi tính còn gặp phải hạn chế khi chẩn đoán. Chụp cắt lớp vi tính phát hiện tổn thương gan ở giai đoạn đường mật kém ưu thế hơn so với siêu âm. Không thực hiện được trên bệnh nhân có dị ứng với thuốc cản quang.

4. Theo dõi bệnh sán lá gan

Theo dõi và điều trị bệnh sán lá gan là rất cần thiết để đánh giá kết quả điều trị. Đồng thời còn giúp phát hiện kịp thời những trường hợp có các tổn thương phối hợp khác, như bội nhiễm hay tổn thương gan phối hợp, nghi ngờ kháng thuốc.

Theo dõi lâm sàng, xét nghiệm và siêu âm thường được tiến hành sau điều trị 1-3-6 tháng.

4.1 Theo dõi về lâm sàng và xét nghiệm

Các triệu chứng trên lâm sàng thường giảm nhanh trong vòng 10 ngày sau điều trị và thường hết triệu chứng sau 1 tháng khi khám lại. Các xét nghiệm bạch cầu ái toan thường giảm chậm. Xét nghiệm ELISA thường dương tính sau điều trị 6 – 9 tháng, có trường hợp sau 12 tháng. Điều đó chứng tỏ kháng thể kháng sán lá gan lớn lưu hành trong huyết thanh của bệnh nhân ở một thời gian dài sau điều trị.

Chẩn đoán sán lá gan lớn siêu âm có ưu và nhược điểm riêng

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng viêm túi mật cấp và cách xử trí hiệu quả

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI trang bị hệ thống xét nghiệm tự động đảm bảo độ chính xác, cho kết quả nhanh chóng.

4.2 Theo dõi hình ảnh tổn thương gan mật trên siêu âm

Siêu âm là kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn, hữu ích để theo dõi sự thay đổi các tổn thương trong nhu mô gan sau điều trị vì kháng thể kháng sán lá gan lớn tồn lưu trong máu rất lâu. Thường sau điều trị các tổn thương xơ hóa, kích thước tổn thương thu nhỏ dần sau 3 – 6 tháng.

Những tổn thương không lớn thường mất trên siêu âm sau 6 – 9 tháng. Những trường hợp hình ảnh siêu âm không thay đổi hoặc tăng kích thước cần xem xét các tổn thương phối hợp như áp xe hóa do bội nhiễm hoặc ung thư gan phối hợp. Sau điều trị hình ảnh xơ hóa tạo nên các nốt giảm âm hay hỗn hợp âm và hình hoại tử dịch hóa biểu hiện hình trống âm.

5. Điều trị bệnh sán lá gan

5.1. Nguyên tắc điều trị

– Điều trị bằng thuốc đặc hiệu để diệt sán lá gan lớn. Dùng thuốc lợi mật, nhuận tràng trước và sau điều trị thuốc đặc hiệu.

– Điều trị triệu chứng bằng các thuốc kháng histamin, giảm đau…

– Nâng cao thể trạng, kết hợp theo dõi điều trị bệnh nền.

– Người bệnh tái khám sau điều trị 1 tháng để đánh giá hiệu quả điều trị.

– Nếu bệnh nhân còn nhiễm bệnh sán lá gan lớn thì tiếp tục điều trị nhắc lại liệu trình điều trị.

5.2. Điều trị đặc hiệu

– Thuốc Triclabendazole 250 mg liều duy nhất 20 mg/kg/ngày, chia 2 lần cách nhau giờ 6-8 giờ sau ăn no.

– Chống chỉ định:

+ Người đang bị bệnh cấp tính khác

+ Phụ nữ có thai; phụ nữ đang cho con bú

+ Người có tiền sử mẫn cảm với thuốc hoặc một trong các thành phần của thuốc

+ Người đang vận hành máy móc, tàu xe

+ Người bệnh trong giai đoạn cấp của các bệnh mạn tính về gan, thận, tim mạch.

– Chú ý một số tác dụng không mong muốn của thuốc

5.3. Điều trị triệu chứng

– Nâng cao thể trạng.

– Nếu có biểu hiện viêm nhiễm phải điều trị bằng kháng sinh.

– Có biểu hiện ngứa phải dùng kháng Histamin.

– Với các trường hợp có ổ áp xe gan kích thước lớn trên 6 cm mà điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, có thể phối hợp với chọc hút ổ áp xe.

– Điều trị ngoại khoa: Khi phát hiện muộn điều trị nội khoa không hiệu quả.

5.4. Theo dõi sau điều trị

– Người bệnh được theo dõi các triệu chứng lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh 07 ngày kể từ ngày uống thuốc.

– Trước khi ra viện đánh giá: công thức máu; chỉ số bạch cầu ái toan. Sinh hóa; chức năng gan, thận.

Khám lại sau 1 tháng: áp dụng tất cả các trường hợp bệnh.

Khám lại sau 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Căn cứ vào tiến triển của bệnh qua lần khám lại 1 tháng sau điều trị để quyết định chỉ định khám lại sau 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng.

Trong thời gian theo dõi, tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh nếu không giảm tiếp tục điều trị lại bằng Triclabendazole liều 20mg/kg chia 2 lần, uống sau ăn, cách nhau 6 đến 8 giờ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *