Đặc điểm sán lá gan và các giai đoạn bệnh

Bệnh sán lá gan có khả năng lây nhiễm qua đường ăn uống và gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu đặc điểm sán lá gan, cách gây bệnh và biện pháp điều trị qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Đặc điểm sán lá gan và các giai đoạn bệnh

1. Đặc điểm sán lá gan về hình dạng và sinh trưởng?

1.1 Đặc điểm sán lá gan về hình dạng

Sán lá gan ký sinh trùng có thân dẹp, hình giống chiếc lá, kích thước từ vài mm đến vài cm tùy loại sán. Sán lá gan được chia thành hai loại gồm:

– Sán lá gan lớn (gồm Fasciola hepatica và Fasciola gigantica), màu đỏ nhạt, dài 1-2 cm, chiều ngang 0,2 – 0,4 cm. Sán lá gan lớn thường phân bố ở khu vực miền Bắc nước ta.

– Sán lá gan nhỏ (gồm Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus) thường có màu xám hồng, dài từ 3 – 4cm, phân bố và tập trung chủ yếu ở miền Trung và miền Nam.

Nhìn bề ngoài, sán lá gan lớn có kích thước lớn hơn so với sán lá gan nhỏ rất nhiều.

Đặc điểm sán lá gan và các giai đoạn bệnh

Sán lá gan có dạng thân dẹp, hình như chiếc lá, phát triển các giác bám,…

2. Đặc điểm sán lá gan: Cấu tạo của sán

Do sống ký sinh nên mắt và lông bơi của sán lá gan bị tiêu giảm đáng kể. Ngược lại, cơ thể phát triển các giác bám để có thể bám được vào vật chủ. Hệ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển giúp sán lá gan có thể chun, giãn, phồng, dẹp linh hoạt, nhờ đó chui rúc, luồn lách trong môi trường ký sinh.

Sán có đĩa hút ở miệng, ngoài ra còn có cơ hầu khỏe, thực quản và manh tràng, giúp lấy và tiêu hóa thuận tiện.

3. Đặc điểm sán lá gan: Cơ quan sinh dục

Sán lá gan là loài lưỡng tính, cơ thể gồm cơ quan sinh dục đực và cơ quan sinh dục cái, đều phân nhánh hoặc chia thành nhiều thùy.

– Cơ quan sinh dục đực là nơi xuất phát hai ống dẫn tinh. Hai ống này nhập lại cho thành một sau một đoạn phân tách, đi đến dương vật nằm trong túi dương vật.

– Cơ quan sinh dục cái gồm buồng trứng nhỏ, ống dẫn trứng thông với noãn phòng. Ống này đổ ra lỗ sinh dục cái nằm cạnh lỗ sinh dục đực. Tuyến sinh noãn hoàng nằm ở 2 bên thân sán. Trứng được hình thành ở noãn phòng và được chứa ở tử cung.

2. Bệnh sán lá gan và đặc điểm của bệnh

2.1 Bệnh sán lá gan xảy ra khi nào?

Bệnh sán lá gan xảy ra khi sán xâm nhập vào cơ thể người và ký sinh trong đó. Sán đi vào cơ thể người thông qua đường ăn uống. Cụ thể là khi con người sử dụng các loại rau mọc dưới nước (rau cần, nhút, cải xoong…) chưa được nấu chín, uống nước có ấu trùng sán chưa đun sôi.

Ngoài ra, những người có sở thích ăn đồ tái, sống từ thịt lợn, bò, cá, tôm, sushi, sashimi hoặc có nếp sống thiếu vệ sinh, sống ở môi trường ô nhiễm … cũng rất dễ mắc bệnh này.

Tìm hiểu thêm: Hiểu đúng về gan nhiễm mỡ cấp độ 2

Đặc điểm sán lá gan và các giai đoạn bệnh

Khi xâm nhập vào cơ thể người, sán lá gan sẽ xuống dạ dày, rồi theo đường mật lên gan, ký sinh ở đây và gây bệnh.

2.2 Các giai đoạn phát triển của bệnh sán lá gan

– Giai đoạn xâm nhập cơ thể và ủ bệnh: Giai đoạn này diễn ra trong khoảng 3 – 4 ngày, từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 sau khi người bệnh tiếp xúc với ký sinh trùng. Tùy thuộc vào loại sán, số lượng ấu trùng xâm nhập vào cơ thể và đáp ứng của vật chủ mà biểu hiện ở mỗi người bệnh là khác nhau. Đối với sán lá gan nhỏ, số lượng sán phải trên 100 con mới gây biểu hiện cho người nhiễm. Đối với sán lá gan lớn, thời gian ủ bệnh khó xác định hơn, có thể là vài ngày, vài tuần hoặc lâu hơn.

– Giai đoạn xâm nhập đường mật và gây bệnh: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, sán sẽ xuống dạ dày, tá tràng. Sau đó đi theo đường mật đi vào gan và phát triển thành sán lá gan trưởng thành. Chúng sinh sống và di chuyển xuống mật và gây bệnh. Cụ thể là gây tắc nghẽn và viêm ống mật. Giai đoạn xâm nhập này có thể diễn ra trong vài tháng.

3. Người bị nhiễm sán lá gan có triệu chứng như thế nào?

Các biểu hiện thông thường của người mắc bệnh sán lá gan gồm:

Một số người bị nhiễm sán lá gan có thể không hề biểu hiện bất cứ dấu hiệu nào. Đối với những người có triệu chứng, các triệu chứng có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu khi sán lá gan di chuyển vào ruột, gan và khoang bụng hoặc khi sán lá gan đã di chuyển đến ống mật. Các dấu hiệu thường gặp là:

– Đau vùng thượng vị hay hạ sườn phải (khi mắc sán lá gan lớn)

– Gan sưng to dần, kèm đau bụng (khi mắc sán lá gan nhỏ và số lượng sán nhiều)

– Tăng bạch cầu ái toan

– Ngứa

– Sốt

– Ớn lạnh

– Khó chịu

4. Phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh sán lá gan

Để chẩn đoán chính xác bệnh sán lá gan, người bệnh có thể cần thực hiện các phương pháp xét nghiệm sau:

– Xét nghiệm sinh hóa máu: hay xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng. Nhờ xét nghiệm này, các bác sĩ có thể xác định kháng thể sán lá gan IgG và IgE. Nếu lượng IgG và IgE luôn tăng thì có thể khẳng định nhiễm sán lá gan. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kiểm tra số lượng bạch cầu để xác định tình trạng nhiễm trùng.

– Hút dịch tá tràng, xét nghiệm phân trứng: Nhằm tìm kiếm sự xuất hiện của trứng sán trong dịch tá tràng và phân, xác định loại sán và số lượng sán.

– Xét nghiệm kỹ thuật ELISA: còn gọi là xét nghiệm miễn dịch hấp phụ gắn men, nhằm xác định nồng độ kháng thể IgG và IgE. Nếu nồng độ kháng thể này vượt ngưỡng cho phép thì có nghĩa là bệnh nhân dương tính với sán lá gan.

Bên cạnh đó, một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể được thực hiện để xác định có hay không tình trạng tổn thương tại gan hay ống mật. Các phương pháp này gồm:

– Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)
– Chụp đường mật
– Siêu âm
– Chụp cắt lớp vi tính (CT)
– Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Đặc điểm sán lá gan và các giai đoạn bệnh

>>>>>Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm gan C mới nhất của Bộ Y tế

Xét nghiệm máu giúp xác định sự hiện diện của các kháng thể, giúp xác định bệnh sán lá gan.

5. Điều trị sán lá gan bằng cách nào?

Người bị sán lá gan có thể được chỉ định dùng các loại thuốc như thuốc tẩy giun sán như Nitazoxanide, Triclabendazole, Albendazole, Praziquantel. Nếu điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, xuất hiện ổ áp-xe trong gan (>5cm) thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật.

Lưu ý tất cả các phương pháp trên cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

6. Phòng ngừa bệnh sán lá gan

Dựa vào con đường lây truyền bệnh, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người cần thay đổi thói quen ăn uống để ngăn ngừa căn bệnh này, tránh các biến chứng nguy hiểm. Các biện pháp bao gồm:

– Rửa tay thật sạch trước khi ăn hay chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với phân, rác thải…

– Không hoặc hạn chế các loại rau sống mọc dưới nước, thực phẩm chưa được nấu chín

– Không dùng phân tươi chưa qua xử lý để bón rau

– Sử dụng nước sạch để ăn uống

– Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần

Hi vọng những thông tin về đặc điểm sán lá gan được chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại sán này và cách thức gây bệnh. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu nhiễm giun sán, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tìm nguyên nhân gây bệnh và được xử trí kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *