Dịch mật trào ngược – Nguyên nhân và cách điều trị

Dịch mật trào ngược là bệnh lý rất dễ bị nhầm với trào ngược acid dạ dày. Bạn cần biết rằng đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Điều trị trào ngược dịch mật rất khó khăn do không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị hiện nay. Bệnh nhân không nên chủ quan khi phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh.

Bạn đang đọc: Dịch mật trào ngược – Nguyên nhân và cách điều trị

1. Khái niệm dịch mật trào ngược

Dịch mật trào ngược thường xảy ra cùng lúc với trào ngược acid dạ dày. Ở trường hợp này thường gây nhiều tổn thương cho thực quản hơn.

Dịch mật là chất dịch tiêu hóa được gan sản xuất ra. Bên ngoài chúng có màu vàng đục dạng dịch lỏng. Dịch mật có nhiệm vụ tiêu hóa chất béo, loại bỏ độc tố và tế bào chết ra khỏi cơ thể. Chúng được tiết ra khi tiêu hóa thức ăn.

Van môn vị giữa dạ dày và tá tràng sẽ thực hiện chức năng đóng mở khi cần thiết nhằm đưa thức ăn xuống ruột một chiều. Điều này nghĩa là thức ăn không thể từ ruột quay lại dạ dày. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà van môn vị không đóng kín gây trào ngược dịch mật và dạ dày. Kết hợp với tình trạng van tâm vị mở ( van ngăn cách giữa thực quản và dạ dày) khiến dịch mật trào lên cả thực quản.

Dịch mật trào ngược – Nguyên nhân và cách điều trị

Trào ngược dịch mật là tình trạng mật bị đẩy lên thực quản

2. Đâu là nguyên nhân dẫn tới trào ngược dịch mật

Có nhiều yếu tố gây ra tình trạng dịch mật bị trào ngược. Một số tình trạng phổ biến thường gây bệnh là:

2.1 Loét dạ dày – tá tràng gây dịch mật trào ngược

Dạ dày tá tràng bị tổn thương, viêm loét khiến hoạt động tiêu hóa thức ăn suy giảm. Thức ăn khi vào dạ dày bị ứ đọng lại. Khi này chúng tạo áp lực cho cơ môn vị, cơ tâm vị. Vì thế sau một thời gian dài bị viêm loét dạ dày sẽ dễ bị  trào ngược dịch mật.

2.2  Biến chứng sau phẫu thuật dạ dày

Trường hợp bị ung thư dạ dày sẽ cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn dạ dày. Bên cạnh đó tình trạng viêm loét dạ dày hoặc giảm cân ở người béo phì sẽ ảnh hưởng tới hai van chức năng quan trọng của hệ tiêu hóa. Van môn vị bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện tình trạng đóng mở không khít. Dịch mật sẽ dần dần rò rỉ từ tá tràng vào dạ dày và trào ngược lên thực quản.

2.3 Bệnh nhân phẫu thuật túi mật gây ra dịch mật trào ngược

Một số nghiên cứu đã chỉ ra bệnh nhân từng phẫu thuật cắt bỏ túi mật có nguy cơ trào ngược dịch mật cao. Bởi vì lúc này dịch mật không còn được dự trữ và tiết ra đều đặn theo nhu cầu. Gan sẽ tiết trực tiếp dịch mật cho hệ tiêu hóa vì vậy dễ gây quá tải.

Tìm hiểu thêm: Bệnh xơ gan có lây không? thắc mắc của rất nhiều người

Dịch mật trào ngược – Nguyên nhân và cách điều trị

Dịch mật trào ngược có thể do viêm dạ dày gây ra

3. Lựa chọn phương pháp điều trị dịch mật bị trào ngược hiệu quả

Bệnh nhân cần cung cấp thông tin triệu chứng và bệnh sử giúp bác sĩ phát hiện bệnh sớm. Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm thêm để giúp chẩn đoán và phân biệt với bệnh lý khác. Ngoài các xét nghiệm chẩn đoán thông thường, xét nghiệm còn phải đánh giá mức độ tổn thương thực quản, dạ dày, kiểm tra tiền ung thư.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

3.1 Thay đổi lối sống

Người bị bệnh trào ngược dịch mật cần thay đổi lối sống lành mạnh. Bạn nên tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ để bệnh được kiểm soát tốt hơn.

– Không nên uống cafe, nước ngọt, rượu bia

– Chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo dạ dày không gặp phải tình trạng quá no hoặc quá đói

– Tuyệt đối không hút thuốc lá

– Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây kích thích hệ tiêu hóa như: Cà chua, hành tây, cam quýt, các loại gia vị,…

– Sau bữa ăn cần nghỉ ngơi, không nên nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn.

– Khi nằm ngủ cần gối đầu cao hơn chân từ 10 – 15cm. Việc làm này giúp dịch mật khi được tiết ra sẽ tiêu hóa chứ không trào ngược lên thực quản hoặc dạ dày

– Mọi người cần duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý. Những người thừa cân cần thực hiện chế độ giảm cân lành mạnh cùng những thay đổi cần thiết trong thói quen sinh hoạt

– Người bệnh cần thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe. Bạn nên hạn chế các động tác xoắn bụng vì dễ gây trào ngược dịch mật

– Hạn chế căng thẳng, thức khuya sau 11h tối

3.2 Điều trị bằng thuốc

Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt bạn cần kết hợp điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc sẽ xử lý nhanh triệu chứng và kiểm soát không cho bệnh tiến triển thêm. Các loại thuốc bác sĩ thường dùng trong điều trị dịch mật bị trào ngược là:

– Thuốc cô lập dịch mật: Đây là thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng trào ngược, làm gián đoạn quá trình lưu thông mật. Bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng thuốc này vì có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc này thường sử dụng trong trào ngược acid dạ dày. Chúng có tác dụng ngăn tiết acid và thường được sử dụng trong cả việc điều trị dịch mật.

– Acid Ursodeoxycholic: Loại thuốc này có tác dụng giảm tần suất triệu chứng. Đồng thời thuốc giúp thúc đẩy lưu lượng mật.

Các loại thuốc không thể điều trị bệnh tận gốc mà chỉ phần nào đó kiểm soát triệu chứng. Vì vậy người bệnh không nên lạm dụng thuốc quá mức.

3.3 Điều trị bằng phẫu thuật

Người bị trào ngược dịch mật sẽ được chỉ định phẫu thuật khi không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác. Phương pháp này cũng áp dụng cho trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng, nghi ngờ bị ung thư. Với nền y học hiện đại có nhiều dạng phẫu thuật để lựa chọn. Bác sĩ và bệnh nhân cần trao đổi trước khi lựa chọn phương pháp cuối cùng.

– Phẫu thuật chống trào ngược: Bác sĩ sẽ cuốn và khâu xung quanh một phần cơ thắt thực quản dưới. Van được củng cố sẽ giúp ngăn chặn tốt hơn. Dịch mật và acid không thể trào ngược lên gây tổn thương cho các bộ phận khác.

– Phẫu thuật chuyển hướng: Kỹ thuật này phù hợp với bệnh nhân đã từng cắt bỏ môn vị hoặc dạ dày. Đường dẫn lưu bên trong mật non sẽ được tạo để chuyển dịch mật ra khỏi dạ dày. Việc làm này sẽ giúp hạn chế tích tụ mật trong cơ thể.

Dịch mật trào ngược – Nguyên nhân và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: [Tổng hợp] Các phương pháp điều trị xơ gan hiệu quả

Bệnh dịch mật bị trào ngược có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau

Bài viết đã cung cấp các thông tin cần thiết về dịch mật trào ngược. Mong rằng với những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn điều trị và đề phòng bệnh hiệu quả hơn. Ngoài ra còn có một số bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng trào ngược. Tuy nhiên tác dụng của chúng chưa có bằng chứng khoa học chứng minh vì vậy bạn cần cân nhắc trước khi áp dụng.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *