Viêm gan B là 1 bệnh lý nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh và biến chứng rất nghiêm trọng. Có người phải điều trị dai dẳng, chung sống với bệnh cả đời. Vì vậy việc trang bị kiến thức virus viêm gan B lây truyền qua đường nào là rất quan trọng để tự bảo vệ chính mình và cộng đồng. Cùng tìm hiểu con đường lây nhiễm và biện pháp hữu hiệu phòng bệnh qua bài viết ngay sau đây:
Bạn đang đọc: Tìm hiểu virus viêm gan B lây truyền qua đường nào?
1. Viêm gan B và dấu hiệu nhận biết bệnh
Trước khi đến với phần lý giải virus viêm gan B lây truyền qua đường nào, hãy cùng tìm hiểu thông tin chung về căn bệnh nguy hiểm này. Viêm gan B là bệnh lý nhiễm trùng ở gan do virus HBV gây nên. Theo nghiên cứu ở nước ta, cứ 8 người sẽ có 1 ca mắc viêm gan virus HBV. Tính đến năm 2015 có khoảng 257 triệu người trên toàn cầu đang phải đối mặt với bệnh. Viêm gan B nếu không được điều trị đúng cách sẽ tiến triển sang các bệnh lý đe dọa tính mạng như: xơ gan, ung thư gan…
Virus viêm gan B và 1 số triệu chứng bệnh điển hình (ảnh minh họa)
Viêm gan B được mệnh danh là “đao phủ thầm lặng” với các biểu hiện bệnh mờ nhạt, dễ bị bỏ sót. Đến khi bệnh trở nặng thì các dấu hiệu mới rõ ràng, việc điều trị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Vì thế bạn cần để ý đến ngay cả những triệu chứng nhỏ nhặt cảnh báo viêm gan B như sau:
– Vàng da, vàng mắt
– Ăn không ngon miệng, thường bỏ thừa khẩu phần ăn
– Cơn đau hạ sườn phải bất chợt
– Buồn nôn đặc biệt là sau khi ăn
– Đau đầu, nhức đầu dữ dội
– Ngứa ngáy khắp cơ thể
2. Virus viêm gan B lây truyền qua đường nào?
Việt Nam là quốc gia có tốc độ lưu hành virus HBV cao top đầu thế giới nên bạn cần hết sức cảnh giác với bệnh. Virus viêm gan B lây từ người bệnh sang người lành thông qua 3 con đường chính như sau:
2.1 Virus viêm gan B lây truyền qua đường nào – Đường Máu
Virus HBV tồn tại ở trong máu người bệnh và có thể lây nhiễm sang người khác nếu:
– Dùng chung các đồ dùng cá nhân dễ lây bệnh như: dao cạo, lược, bàn chải đánh răng, bấm móng tay,…
– Sử dụng chung bơm kim tiêm, vật tư y tế chưa được sát trùng khử khuẩn trong phẫu thuật, tiểu phẫu
– Tiếp xúc trực tiếp với máu mang mầm bệnh HBV thông qua vết thương hở
– Truyền máu, nhận máu từ người bệnh viêm gan B
Tìm hiểu thêm: Điểm danh 4 nguyên nhân gây bệnh gan và các phương pháp
Dùng chung dao cạo, lược, bàn chải,… có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm viêm gan B.
2.2 Quan hệ tình dục không biện pháp an toàn
Virus HBV không chỉ tồn tại trong máu mà còn có trong dịch âm đạo, tinh dịch người bệnh. Do đó sinh hoạt tình dục không có phương pháp bảo vệ cũng là 1 đáp án cho câu hỏi “Virus viêm gan B lây truyền qua đường nào?“. Không quan hệ với bạn tình, quan hệ đồng giới, tập thể hay với trai gái mại dâm khi chưa sử dụng biện pháp an toàn.
2.3 Virus viêm gan B lây truyền qua đường nào? – Từ mẹ sang con
Virus HBV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn tuần thai thứ 28 đến 7 ngày sau khi sinh. Tất nhiên không phải trường hợp nào mẹ mắc viêm gan B cũng sẽ lây sang con. Các yếu tố quyết định đến khả năng lây nhiễm bao gồm:
– Số lượng virus HBV trong cơ thể mẹ giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ.
– Nồng độ HBeAg có trong người mẹ thời gian mang thai.
Ngoài ra trẻ còn có thể bị nhiễm viêm gan B từ mẹ qua việc bú sữa mẹ mà núm vú xuất hiện vết thương hở.
>>>>>Xem thêm: Ăn gì để cải thiện chức năng thận?
Virus HBV có thể lây từ mẹ sang bé từ tuần thai thứ 28 đến 7 ngày sau sinh.
3. Chủ động phòng tránh viêm gan B thế nào?
Bạn có thể thực hiện tiêm vaccine viêm gan B – hàng rào bảo vệ vững chắc nhất cho bạn trước virus HBV. Trẻ em cần được tiêm 4 mũi vaccine theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Mũi 1 tiêm ngay trong vòng 24 giờ sau sinh, mũi 2 tiêm khi 2 tháng tuổi, mũi 3 vào lúc 3 tháng tuổi và mũi 4 lúc 4 tháng. Người lớn chưa mắc bệnh cũng có thể tiêm vaccine viêm gan B và tiêm mũi 2 nhắc lại sau 6 tháng.
Bạn cần chủ động tránh xa các nguy cơ lây nhiễm viêm gan B theo khuyến cáo sau:
– Không dùng chung dao cạo râu, bàn chải, lược, bấm móng tay… với bất cứ ai
– Quan hệ 1 vợ 1 chồng, chung thủy với bạn tình và luôn sử dụng bao cao su để bảo vệ chính mình.
– Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín với vật tư y tế đạt chuẩn để thực hiện thăm khám, điều trị bệnh.
Người bệnh cần vận động thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước virus gây bệnh. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh có lợi cho gan mật và sự miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó việc thăm khám định kỳ để kiểm soát sức khỏe lá gan là vô cùng cần thiết!
Trên đây là những thông tin giải đáp câu hỏi “Virus viêm gan B lây truyền qua đường nào và phòng tránh bệnh ra sao”. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn tự bảo vệ bản thân và gia đình khỏi “sát thủ thầm lặng” mang tên Viêm gan B.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.