Giải đáp trẻ em bị táo bón xử trí thế nào?

Trẻ em bị táo bón cần xử trí sao cho hiệu quả lại đảm bảo an toàn hiện là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Cùng tìm hiểu chi tiết cách xử trí đơn giản, hiệu quả giúp bé sớm thoát khỏi chứng táo bón trong bài viết bên dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Giải đáp trẻ em bị táo bón xử trí thế nào?

1. Tổng quan về chứng táo bón ở đối tượng trẻ em

1.1. Chứng táo bón ở trẻ là gì?

Giải đáp trẻ em bị táo bón xử trí thế nào?

Táo bón là một trong những vấn đề về đường ruột hay gặp ở trẻ em

Táo bón ở trẻ em là tình trạng bé gặp khó khăn trong việc đi phân. Cụ thể hơn, khi trẻ em bị táo bón, tần suất đi phân của bé sẽ giảm hẳn, phân có đặc điểm khô, cứng, khó tống ra ngoài khiến cho mỗi lần đi đại tiện của bé có thể kéo dài cả tiếng.

Mỗi lần đi phân trẻ đều cố gắng rặn nhiều lần, thậm chí tới đỏ mặt nhưng không chắc đã đẩy được hết phân ra ngoài. Chính thực tế này khiến cho bé bị khó chịu, mệt mỏi nhiều suốt thời gian bị táo bón, cả trước, trong và sau khi đã đi phân.

1.2. Nguyên nhân vì sao trẻ em bị táo bón?

Trẻ em có thể bị táo bón do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có 4 nguyên nhân phổ biến, thường gặp bao gồm:

– Do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, ít chất xơ: Chất xơ là một trong 4 nhóm chất cần thiết có trong mỗi bữa ăn của trẻ. Nó không chỉ tốt cho sức khỏe mà con giúp bé tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, tăng cường khả năng hấp thụ nước và làm mềm phân, rất hữu ích với quá trình điều tiết chuyển động ruột. Khi chế độ ăn của trẻ bị thiếu hoặc quá ít chất xơ có thể gây hệ quả khiến bé bị táo bón.

– Do chế độ sinh hoạt ít vận động: Những hoạt động thể chất bình thường mỗi ngày có ý nghĩa giúp trẻ duy trì sự linh hoạt của cơ bụng và kích thích đường ruột hoạt động trơn tru. Do đó những trẻ ít vận động sẽ có nguy cơ mắc táo bón cao hơn.

– Do tâm lý nhịn đi đại tiện của trẻ: Trẻ em là đối tượng rất ham chơi và dễ nảy sinh tâm lý nhịn đi đại tiện để không làm gián đoạn hoạt động nào đó mình đang tham gia. Nhiều bé do ngại đi vệ sinh ở trường nên cũng cố nín nhịn. Đây là thói quen không tốt, tăng nguy cơ táo bón ở trẻ.

– Do tác động của các bệnh lý trẻ đang mắc phải: trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, phình đại tràng bẩm sinh yếu cơ, liệt cơ… cũng có thể là nguyên nhân thường xuyên gây chứng táo bón.

Ngoài nguyên nhân thường gặp bên trên, trẻ cũng có thể bị táo bón do uống quá ít nước hay dùng các thuốc có chứa thành phần chất diệt khuẩn gây mất cân bằng hệ vi sinh có lợi như: thuốc kháng sinh, thuốc ho…

1.3. Những ảnh hưởng của chứng táo bón tới sức khỏe của trẻ

Tìm hiểu thêm: Đầy đủ những thông tin về bệnh suy dinh dưỡng

Giải đáp trẻ em bị táo bón xử trí thế nào?

Chứng táo bón không được khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và tâm lý của trẻ

Táo bón ở trẻ em là một trong những vấn đề nan giải, vừa khiến trẻ khó chịu lại khiến các phụ huynh hết sức bận lòng. Lý do là bởi những ảnh hưởng trực tiếp của nó tới cuộc sống và sức khỏe của trẻ:

– Táo bón gây cảm giác đau và khó chịu mỗi lần bé đi đại tiện: Trẻ táo bón do phân bị ứ đọng khó đẩy ra ngoài nên mỗi lần muốn đi đại tiện, bé thường bị đau bụng dữ dội dưới rốn. Hơn thế, bé cần phải rất cố gắng rặn để có thể đẩy phân ra ngoài. Trường hợp phân quá khô cứng thì có thể cọ sát và gây tổn thương niêm mạch của ống hậu môn trực tràng, gây chảy máu.

– Biến chứng nứt kẽ hậu môn: Đây là một trong những biến chứng rất đáng lo ngại khi trẻ bị táo bón. Biến chứng này xảy ra sẽ khiến trẻ đau nhiều, chảy máu và có tâm lý rất lo sợ mỗi lần đi lại tiện. Nếu phân bị tích trữ bên trong không thể đẩy ra ngoài sẽ khiến tình trạng táo bón của bé thêm nặng, tâm trạng của bé cũng thêm mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức.

– Biến chứng trĩ nội và trĩ ngoại: biến chứng có thể xảy ra nếu chứng táo bón của trẻ không được xử lý tận gốc, thường xuyên tái lại. Bởi theo nguyên lý, nếu trẻ phải rặn nhiều để đẩy phân ra ngoài thì sẽ tăng áp lực lên ổ bụng. Trường hợp các mạch máu bên trong hậu môn bị phình to thì sẽ biến chứng trĩ nội, còn trường hợp các mạch máu ở ngoại biên hậu môn bị phình to sẽ biến chứng trĩ ngoại.

– Ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của trẻ: Chứng táo bón nếu kéo dài có thể gây tổn hại tới tâm lý của trẻ trong suốt thời gian dài về sau, gây cảm giác lo sợ mỗi lần bé buồn đi đại tiện.

Ngoài những ảnh hưởng bên trên, trẻ táo bón cũng có thể sẽ phải đối diện với nhiều tổn hại sức khỏe khác như: chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng ruột, tắc ruột…

2. Cách xử trí khi nhà có trẻ em bị táo bón

Theo chuyên gia, phần lớn chứng táo bón ở trẻ em đều bắt nguồn từ nguyên nhân dinh dưỡng không hợp lý. Do đó, với những trường hợp bình thường, được phát hiện sớm, phụ huynh có thể kiểm tra và điều chỉnh lại chế độ ăn khoa học để giúp con vượt qua chứng táo bón. Với các trường hợp đặc biệt hay chứng táo bón đã xảy ra mức độ nặng, phụ huynh cần cho trẻ đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị phù hợp.

2.1. Những trường hợp trẻ em bị táo bón cần được đi khám ngay

Giải đáp trẻ em bị táo bón xử trí thế nào?

>>>>>Xem thêm: Bé bị sốt đi sốt lại: Điểm mặt những nguyên nhân

Trẻ táo bón trường hợp cần thiết phải sớm cho đi khám, ngăn ngừa xảy ra biến chứng

Để ngăn ngừa chứng táo bón gây tổn hại nhiều tới sức khỏe của trẻ, phụ huynh nên sớm cho bé táo bón đi khám bác sĩ nếu con thuộc những trường hợp dưới đây:

– Trẻ dưới 4 tháng tuổi bị táo bón;

– Trẻ bị chứng táo bón thường xuyên và hay tái phát;

– Trẻ bị táo bón đi phân lẫn máu hoặc có hiện tượng máu dính ở tã hay quần lót;

– Trẻ bị táo xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: đau bụng dữ dội, đau nhiều ở hậu môn…

– Trẻ đã điều trị táo bón theo chỉ định của bác sĩ nhưng 24 giờ sau vẫn chưa thể đi đại tiện.

Tại các cơ sở y tế như Thu Cúc TCI, trẻ gặp vấn đề táo bón sẽ được khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa, thực hiện các kiểm tra cần thiết để xác định nguyên nhân và tình trạng táo bón đang gặp phải. Dựa trên kết quả thực tế, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cần thiết và tư vấn bố mẹ cách chăm sóc để hỗ trợ con sớm đẩy lùi chứng táo bón.

Tùy vào thể trạng và tình trạng đang gặp phải, trẻ táo bón có thể được bác sĩ chỉ định các thuốc điều trị phù hợp. Một số thuốc hay được dùng để điều trị cho bé táo bón như: thuốc bổ sung chất xơ, thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc nhuận tràng kích thích…

2.2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt giúp bé sớm hết táo bón

Trẻ táo bón ở mức độ thường hay đang điều trị theo phác đồ của bác sĩ đều cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học hơn. Đây là điều đặc biệt quan trọng để bé sớm hết táo bón và ngừa vấn đề tái lại.

Về chế độ dinh dưỡng, phụ huynh cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ (rau quả, ngũ cốc nguyên hạt…) vào chế độ ăn của con. Bên cạnh đó, các bữa ăn của trẻ cũng cần có đủ cả chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Trẻ nên được uống đủ nước mỗi ngày để tránh khiến phân bị khô.

Về chế độ sinh hoạt, phụ huynh nên cho con tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như tập thể dục, chạy bộ, nhảy dây… nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bố mẹ nên thiết lập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào mỗi buổi sáng và khuyến khích con không nhịn đi vệ sinh vào những lúc buồn.

Trên đây là cách xử trí trẻ em bị táo bón mà phụ huynh nào cũng nên biết. Mọi thắc mắc hoặc muốn đặt lịch khám táo bón cho trẻ, độc giả vui lòng liên hệ Thu Cúc TCI ngay nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *