Mắc bệnh viêm gan B có chữa trị được không?

Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm, có hàng trăm nghìn người tử vong vì virus viêm gan hàng năm. Đây thật sự là nỗi ám ảnh với những bệnh nhân, khiến họ luôn hoang mang, lo sợ. Vậy thì nếu bị bệnh viêm gan B có chữa trị được không?

Bạn đang đọc:  Mắc bệnh viêm gan B có chữa trị được không?

1. Tổng quan về viêm gan B

Trước khi tìm hiểu viêm gan B có chữa trị được không cần hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B hay thường được viết tắt là HBV gây ra. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của gan. Thậm chí có thể gây nhiễm trùng gan đe dọa đến tính mạng con người. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan. Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ nhiễm bệnh.

 Mắc bệnh viêm gan B có chữa trị được không?

Viêm gan B do virus HBV gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới gan

1.1 Các con đường lây truyền virus viêm gan B

Hiện tại, virus viêm gan B vẫn là mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Ở Việt Nam số người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số.

Viêm gan B có tốc độ lây nhiễm còn nhanh hơn cả virus HIV và được cảnh báo là nguy hiểm hơn. Các con đường lây nhiễm chủ yếu của virus HBV là:

– Lây từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai nếu mắc viêm gan B có thể truyền bệnh sang con. Tuỳ vào giai đoạn mang thai mà tỷ lệ lây truyền cũng khác nhau.

– Lây qua đường máu : Virus viêm gan B có thể dễ dàng lây qua máu qua hình thức như: Hiến máu, tiêm, xăm hình,… nếu dụng cụ không được vệ sinh và tiệt trùng đúng cách. Ngoài ra việc sử dụng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng với người mắc bệnh cũng sẽ bị lây .

– Lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với bệnh nhân mắc viêm gan B mà không có các biện pháp phòng tránh an toàn. Đây là một trong những nguyên nhân truyền bệnh cao. Bởi virus viêm gan B tồn tại trong dịch tiết có thể lây nhiễm thông qua tất cả các hành vi tình dục khác giới và đồng giới.

Với tốc độ lây nhiễm chóng mặt của nó nhiều người đã thắc mắc rằng viêm gan B có chữa trị được không?

1.2 Phân loại viêm gan B

Virus viêm gan B – Sát thủ thầm lặng mà rất khó để phát hiện ra. Chỉ khi bệnh nặng, người bệnh mới cảm nhận thấy rõ những dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Viêm gan B thường được chia làm 2 loại : Viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính .

– Viêm gan B cấp tính: Là giai đoạn khởi đầu của bệnh. Người mắc viêm gan B sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh xảy ra từ 1 – 4 tháng sau. Thông thường người bệnh sẽ có rất ít các dấu hiệu để nhận ra bệnh hoặc là những biểu hiện không rõ ràng khiến người bệnh nhầm lẫn sang những bệnh khác. Phần lớn các bệnh nhân viêm gan B cấp tính đều phục hồi sức khoẻ sau 6 tháng mà ko gặp bất kỳ vấn đề gì .

– Viêm gan B mạn tính: Viêm gan B nếu kéo dài hơn 6 tháng bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Do tính chất của viêm gan B thường không có các dấu hiệu rõ ràng. Vì vậy khi người bệnh ở giai đoạn mãn tính thì gan đã tổn thương nặng nề. Lúc này bệnh nhân có nguy cơ bị xơ gan và ung thư gan rất cao.

 Mắc bệnh viêm gan B có chữa trị được không?

Giai đoạn mãn tính, gan bị tổn thương nặng nề bởi các biến chứng do virus gây ra

2. Mắc bệnh viêm gan B có chữa trị được không?

Cho đến nay, bệnh viêm gan B vẫn chưa có thuốc đặc trị. Hầu hết các phác đồ điều trị  chỉ là các loại thuốc làm giảm bớt sự phát triển của loại virus này .

Đặc biệt việc phục hồi cũng như kìm hãm bệnh phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm hay muộn. Nói cách khác viêm gan B chữa trị được không dựa vào giai đoạn của bệnh cấp tính hay mạn tính. Cụ thể:

2.1 Viêm gan B có chữa trị được không? Giai đoạn cấp tính

Nếu phát hiện bệnh sớm trong giai đoạn này sẽ có khả năng phục hồi cao hơn .Một số loại thuốc được sử dụng cho người bệnh viêm gan có tác dụng tăng cường chức năng gan như BEDIPA (thuốc uống), Methionin…

Tuy nhiên, nếu muốn đẩy lùi bệnh hiệu quả người bệnh cần chăm sóc và hỗ trợ điều trị theo yêu cầu của bác sĩ. Cụ thể như sau: nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, không uống rượu bia, ăn thức ăn lành mạnh, vận động cơ thể ,…

2.2 Như vậy viêm gan B có chữa trị được không? Sẽ rất khó nếu bệnh ở giai đoạn mạn tính

Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho biết, có đến 90% trường hợp viêm gan B có thể tự khỏi trong 6 tháng 10% còn lại chuyển sang mạn tính.

Khi bệnh chuyển sang dạng mạn tính, giai đoạn này rất nguy hiểm bởi nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy gan, xơ gan thậm chí là ung thư gan. Đội ngũ bác sĩ sẽ có những liệu trình, các loại thuốc đặc trị tuỳ vào diễn biến, tình trạng của bệnh để đem đến những hiệu quả tốt nhất. Song song với việc uống thuốc, người bệnh cần thực hiện:

– Dừng việc uống rượu bia

– Ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng

– Chăm sóc sức khỏe hợp lý theo hướng dẫn của các chuyên gia và bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp xét nghiệm chức năng thận

 Mắc bệnh viêm gan B có chữa trị được không?

Viêm gan B có chữa trị được không phụ thuộc nhiều vào giai đoạn của bệnh

3. Những biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” đó là tiêu chí mỗi người cần thực hiện để phòng tránh mắc bệnh. Bởi viêm gan B nói chung và viêm gan B mạn tính nói riêng có khả năng chữa khỏi hoàn toàn không cao. Vậy nên cần phòng tránh bệnh như sau :

– Tiêm vắc xin phòng viêm gan B là biện pháp tránh bệnh hiệu quả nhất .

– Không quan hệ tình dục bừa bãi, không dùng chung đồ, dao cạo, bàn chải đánh răng,..

– Không tiếp xúc với máu, vết thương hở, chất dịch của người khác nếu không sử dụng dụng cụ bảo vệ.

– Băng kín vết thương hở

– Không uống rượu bia

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh chất béo

– Duy trì trọng lượng cơ thể. Kiểm soát căng thẳng, không thức quá khuya, nghỉ ngơi đầy đủ

– Sử dụng thuốc khi cần theo hướng dẫn của bác sĩ

 Mắc bệnh viêm gan B có chữa trị được không?

>>>>>Xem thêm: Nỗi ám ảnh viêm gan B các bệnh về gan và ung thư gan

Cách phòng viêm gan B hiệu quả nhất chính là tiêm vaccin

Viêm gan B có chữa trị được không“ là câu hỏi khiến rất nhiều người quan tâm. Mong rằng sau bài viết này mọi người sẽ có những thông tin bổ ích, những biện pháp phòng tránh bệnh kịp thời để tránh mắc bệnh. Mỗi người cần thăm khám theo định kỳ hàng năm để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *