Lịch tiêm chủng của trẻ chuẩn bị vào lớp 1

Thời điểm trẻ chuẩn bị vào lớp 1 là lúc giao mùa, là điều kiện lý tưởng của các loại vi khuẩn, virus sinh sôi và gây bệnh. Trẻ ở lứa tuổi tiền tiểu học (5-6 tuổi) mặc dù đã được tiêm các mũi vắc xin trước đó nhưng vẫn cần tiêm nhắc lại để đề phòng khả năng kháng thể bị suy giảm. Cha mẹ cần lưu ý lịch tiêm chủng của trẻ chuẩn bị vào lớp 1 để đưa con đi tiêm trước khi vào năm học mới.

Bạn đang đọc: Lịch tiêm chủng của trẻ chuẩn bị vào lớp 1

1. Tầm quan trọng của việc tiêm chủng cho trẻ tiền tiểu học

1.1 Tại sao cần phải thực hiện lịch tiêm chủng của trẻ chuẩn bị đi học?

Những loại bệnh truyền nhiễm như uốn ván, thủy đậu, ho gà,… có khả năng suy giảm sự miễn dịch từ vắc xin sau một thời gian dài từ 3 đến 4 năm. Vắc xin cúm thường giảm tác dụng sau 1 năm do có nhiều chủng cúm đã biến đổi. Chính vì vậy, việc tiêm cúm hàng năm và tiêm nhắc lại một số mũi vắc xin khác là điều cần thiết đối với trẻ chuẩn bị vào lớp 1.

Lịch tiêm chủng của trẻ chuẩn bị vào lớp 1

Thực hiện tiêm phòng cho trẻ tiền đi học là rất quan trọng.

Tiêm chủng là phương án hiệu quả để ngăn chặn trẻ không bị mắc các bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tạo ra điều kiện tốt nhất cho trẻ trưởng thành, phát triển mạnh mẽ hơn. Ngoài ra, tiêm chủng cũng là một cách để cha mẹ tiết kiệm chi phí dành cho y tế. Nếu so sánh mức giá tiêm chủng, ta đều nhận thấy mức phí thấp hơn rất nhiều so với chi phí thăm khám, điều trị, nằm viện nếu không may trẻ bị mắc bệnh.

Trong hoàn cảnh nhiều loại dịch bệnh diễn biến phức tạp, có nhiều loại bệnh quay trở lại sau rất nhiều năm khiến cho việc tiêm chủng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Theo các bác sĩ của Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, lứa tuổi tiền tiểu học thường hay bị bỏ quên trong vấn đề tiêm chủng. Điều này có thể gây ra khoảng trống miễn dịch trong cộng đồng. Nguyên nhân là do sự hiểu biết của cha mẹ chưa thật sự đầy đủ. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng con mình đã được tiêm phòng trước đây, trong khoảng thời gian dưới 2 tuổi, thì sẽ không mắc bệnh được nữa. Trong khi, thực tế, những loại vắc xin dành cho trẻ dưới 2 tuổi sẽ bị suy giảm miễn dịch theo thời gian, chúng chỉ phát huy tác dụng tối ưu trong khoảng thời gian trước khi trẻ đi học lớp 1. Khi trẻ được 6 tuổi, cha mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ xem cần tiêm nhắc lại. bổ sung những mũi tiêm nào cho trẻ.

Trong chương trình tiêm chủng mở rộng của nhà nước, trẻ có thể được bảo vệ khỏi những bệnh căn bản. Tuy nhiên, để trẻ có được miễn dịch một cách toàn diện hơn, trẻ cần tiêm chủng thêm nhiều loại vắc xin khác ngoài những vắc xin được tiêm mở rộng như: thủy đậu, viêm não mô cầu BC, AC, Rota,…

Nhiều người cho rằng miễn dịch cộng đồng là để cho trẻ tự khỏi sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, điều đúng đắn là phải dùng giá trị của vắc xin để bảo vệ cho cộng động mới được gọi là miễn dịch cộng đồng. Chính vì vậy, trước khi trẻ bắt đầu đi học, để phòng ngừa bệnh tật cho trẻ, cha mẹ hãy để ý đến lịch tiêm chủng của trẻ để cho trẻ đi tiêm nhắc lại càng sớm càng tốt.

Tìm hiểu thêm: Công dụng của vắc xin Havax 0.5 ml trong phòng ngừa viêm gan A

Lịch tiêm chủng của trẻ chuẩn bị vào lớp 1

Tiêm phòng cho trẻ để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật và bảo vệ cho cả cộng đồng xung quanh trẻ.

1.2 Lịch tiêm chủng của trẻ tiền tiểu học

Để phòng ngừa các bệnh trẻ có thể mắc phải khi bắt đầu đi học tiểu học, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm phòng tại thời điểm trước đó ít nhất 1 tháng để tạo được lượng kháng thể cần thiết. Các mũi tiêm cần thực hiện đó là:

– Vắc xin phòng 4 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt.

Vắc xin Bạch hầu- uốn ván- ho gà- bại liệt thường được tiêm lúc trẻ 2 tháng tuổi thông qua vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1. Liều tiêm là 3 mũi cách nhau 1 tháng và mũi tiêm thứ 4 nhắc lại trước 2 tuổi.

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, vắc xin phòng bệnh này sẽ giảm dần tác dụng sau khoảng 3-4 năm. Như vậy lượng kháng thể trong cơ thể trẻ sẽ không còn nhiều. Trẻ khi gặp các loại vi khuẩn gây bệnh có thể nhiễm bệnh như thường. Để củng cố khả năng phòng vệ cho cơ thể, cần tiêm nhắc lại mũi vắc xin này .

Trước khi đi học nên tiêm cho trẻ 1 mũi vắc xin kết hợp 4 trong 1 này và nhắc lại mỗi 10 năm. Hiện tại đang có vắc xin Tetraxim của Pháp là loại vắc xin được dùng phổ biến.

Đối với những trẻ chưa tiêm mũi 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 trước đây thì cần tiêm 3 mũi 4 trong 1 theo phác đồ 0-1-6 sau mũi 1.

– Tiêm nhắc lại vắc xin sởi, quai bị, rubella

Mũi vắc xin này thường đã được tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, nhưng được bác sĩ khuyến cáo nên tiêm nhắc lại sau 3 đến 5 năm.

Cả 3 bệnh trên tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, nếu trẻ không may mắc bệnh sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe sau này của trẻ. Trẻ được tiêm phòng đầy đủ không chỉ giúp trẻ phòng bệnh mà còn giúp bảo vệ cả cộng động xung quanh trẻ không mắc bệnh.

– Vắc xin Cúm

Virus cúm khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bám dính vào tế bào niêm mạc họng. Sau đó chúng nhân lên rất nhanh chóng. Cơ thể chúng ta cũng sản sinh ra kháng thể để chiến đấu và tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, cứ mỗi lần nhân lên, chúng lại biến đổi để tạo thành một bộ gen mới. Chính vì vậy, các chủng cúm luôn có sự biến đổi qua các năm. Vắc xin phòng cúm cũng được nhà sản xuất nghiên cứu để cập nhật các chủng cúm mới vào sản phẩm của mình. Chính vì vậy, việc tiêm phòng cúm cần được thực hiện đều đặn mỗi năm không chỉ đối với trẻ em và còn đối với người lớn.

Lịch tiêm chủng của trẻ chuẩn bị vào lớp 1

>>>>>Xem thêm: Bị sốt sau khi tiêm vacxin cần xử lý như thế nào?

Vắc xin cúm cần được tiêm nhắc lại hàng năm với đủ các đối tượng.

Thời điểm trước khi vào năm học mới cũng là thời điểm tốt nhất để tiêm phòng cúm, giúp cơ thể sớm sản sinh ra kháng thể nhằm đối phó với dịch sẽ diễn ra vào khoảng 1-2 tháng nữa.

2. Những lưu ý khi cho trẻ lứa tuổi tiền tiểu học đi tiêm phòng

Khi cho trẻ đi tiêm phòng trước khi đi học lớp 1, cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:

– Căn thời điểm cho trẻ đi tiêm trước khi nhập học khoảng 1-2 tháng để cơ thể trẻ tạo được kháng thể một cách đầy đủ nhất.

– Giải thích và động viên cho trẻ về sự cần thiết phải đi tiêm chủng để trẻ tiêm với tâm lý thoải mái nhất có thể

– Thực hiện chăm sóc trẻ sau tiêm giống như khi trẻ còn nhỏ: theo dõi nhiệt độ, theo dõi các phản ứng sau tiêm, chú ý chế độ ăn, dinh dưỡng cho trẻ,… để đảo bảo an toàn và sức khỏe của trẻ.

Trên đây là những thông tin về lịch tiêm chủng của trẻ em trước khi bước vào lớp 1 mà cha mẹ cần ghi nhớ. Nếu có thắc mắc gì cần giải đáp, vui lòng liên hệ với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI bạn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *