Tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng tăng cao. Bệnh không chỉ xuất hiện ở nam mà còn ở cả nữ giới. Người lớn hay trẻ em đều có thể mắc gan nhiễm mỡ. Cùng tìm hiểu bài viết hiểu rõ: Gan nhiễm mỡ là gì? Cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Gan nhiễm mỡ là gì? Cơ chế và nguyên nhân
1. Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là hiểu nôm na là biểu hiện đầu tiên của bệnh gan do mỡ. Ở người bình thường lượng mỡ trong gan (bao gồm các triglycerid, acid béo, phospholipid, cholesterol) rất thấp, chỉ chiếm 2-4% trọng lượng của gan. Nhưng nếu lượng mỡ tăng nhiều hơn từ 5-10% so với cân nặng của gan thì được gọi là gan nhiễm mỡ.
Còn theo định nghĩa được nhiều tài liệu ghi nhận, thì gan nhiễm mỡ được định nghĩa là sự tích lũy chất béo trong gan, vượt quá 5% trọng lượng gan. Hoặc nếu quan sát dưới kính hiển vi thì thấy có nhiều hơn 5% số tế bào gan chứa các hạt mỡ.
Trong đa số các trường hợp thì chất béo ứ đọng là triglyceride chiếm chủ đạo. Nhưng có vài trường hợp khác thì chất béo ứ đọng lại là phospholipid là chủ yếu.
Gan nhiễm mỡ là bệnh lý, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Thường được phát hiện tình cờ khi đi thăm khám sức khỏe. Giai đoạn ban đầu (chớm gan nhiễm mỡ) thường không có biểu hiện lâm sàng cụ thể nên dễ bị chủ quan, bỏ qua.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này bị phớt lờ quá lâu – gan nhiễm mỡ sẽ tăng dần mức độ nặng của bệnh. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, bệnh có thể chuyển sang viêm gan do mỡ, xơ gan và thậm chí là ung thư gan (ít gặp hơn).
Hiện nay, tỷ lệ người Việt Nam bị gan nhiễm mỡ ngày càng có xu hướng gia tăng rõ rệt. Ước tính khoảng có khoảng 20-30% dân số Việt Nam mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Khoảng 80% người được chẩn đoán mắc bệnh béo phì có gan nhiễm mỡ.
1.1 Phân dạng gan nhiễm mỡ là gì?
Dựa vào kích thước các không bào mỡ và vị trí nhân tế bào gan khi được quan sát dưới kính hiển vi quang học. Người ta phân dạng gan nhiễm mỡ ra làm hai loại: Gan nhiễm mỡ hạt to và gan nhiễm mỡ hạt nhỏ.
Còn xét về phương diện chẩn đoán hình ảnh, trên siêu âm thì chia gan nhiễm mỡ thành hai loại: Gan nhiễm mỡ lan tỏa và gan nhiễm mỡ khu trú.
1.2 Cơ chế bệnh sinh của gan nhiễm mỡ là gì?
Cơ chế bệnh sinh của bệnh lý gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ có ít nhất 4 cơ chế bệnh sinh dẫn đến sự tích tụ bất thường của mỡ trong các tế bào gan.
Được phân loại chia cụ thể như sau:
– Do chế độ ăn: Chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ hoặc các acid béo, đặc biệt là mỡ động vật quá bão hoà. Hoặc tăng sự phân phối mỡ đến tế bào gan. Mỡ trong thức ăn sẽ được vận chuyển trong máu và chủ yếu dưới dạng các chylomicron.
Sự tiêu huỷ mỡ trong mô mỡ này sẽ làm phóng thích acid béo. Các acid béo này sẽ không tham gia vào các triglycerid trong tế bào mỡ, nhưng một số acid béo có thể được phóng thích vào máu và sau đó sẽ được gan “bắt giữ”.
– Do tăng sự tổng hợp acid béo bên trong ty lạp: điều này làm giảm quá trình oxid hóa beta các acid béo trong tế bào gan. Cả hai yếu tố trên đều góp phần gia tăng sự sản xuất triglycerisd.
– Do sự bài xuất mỡ ra khỏi tế bào gan bị ức chế: sự bài xuất triglycerid ra khỏi tế bào gan tuỳ thuộc vào sự liên kết với apoprotein, phospholipid và các cholesterol để thành lập lipoprotein tỷ trọng rất thấp có thể bị ức chế. Điều này dễ dẫn tới sự tích tụ mỡ trong gan.
– Do tăng sự vận chuyển carbohydrate (thức ăn nguồn gốc từ tinh bột) đến gan quá nhiều. Sau đó diễn ra hiện tượng đường phân ở gan, làm gia tăng lượng acid béo ở gan .
Tìm hiểu thêm: Viêm gan B lây qua những con đường nào?
Người bị dư cân, béo phì có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ cao hơn gấp nhiều lần so với người bình thường.
2. Nguyên nhân khiến bạn bị gan nhiễm mỡ là gì?
Hiện nay, mức sống và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Khi điều kiện sống thay đổi, kéo theo nhiều thói quen không tốt như ăn uống thừa thãi (nhiều đường, nhiều mỡ), cơ thể ít vận động nên dễ dư cân béo phì, không có biện pháp chủ động phòng ngừa thích hợp, lạm dụng chất kích thích, lạm dụng thuốc (bao gồm cả thực phẩm chức năng),… dễ dẫn tới hệ lụy gan bị nhiễm mỡ.
Ngoài ra, những người nghiện rượu, béo phì, đái đường, nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa, liệu pháp corticoid, điều trị hóa chất, gan nhiễm độc cũng có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ.
Cụ thể có thể phân chia như sau:
– Gan nhiễm mỡ do rượu: Đây là nguyên nhân hàng đầu và có tính chất quan trọng nhất trong việc gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.
– Gan nhiễm mỡ không do rượu.
– Gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng: Bao gồm thành phần thức ăn không hợp lý, có nhiều chất béo, hấp thu quá nhiều đường, thói quen ăn uống không tốt, ít vận động…
– Gan nhiễm mỡ do đái tháo đường.
– Gan nhiễm mỡ do nhiễm độc: Phospho, Arsenic, Chì…
– Gan nhiễm mỡ do miễn dịch.
– Gan nhiễm mỡ do dùng thuốc: Corticoid, tetracylin, thuốc điều trị ung thư…
>>>>>Xem thêm: Bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ
Siêu âm đàn hồi mô gan là một trong những biện pháp nhanh gọn, giúp sàng lọc và chẩn đoán gan nhiễm mỡ mức độ mấy.
3. Chẩn đoán gan nhiễm mỡ bằng cách nào?
Có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ. Tùy thuộc vào từng cơ sở y tế bạn thăm khám có thể chẩn đoán qua siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính CT- Scanner, chụp cộng hưởng từ MRI gan, sinh thiết tế bào gan.
Nếu như trước đây sinh thiết gan là phương pháp chẩn đoán đặc hiệu bệnh gan nhiễm mỡ. Thì trong những năm gần đây, phương pháp kiểm tra gan nhiễm mỡ thông qua siêu âm được ứng dụng nhiều nhất. Đặc biệt là siêu âm đo độ đàn hồi nhu mô gan (hay còn gọi là siêu âm đàn hồi gan).
Vì phương pháp siêu âm dễ thực hiện, không xâm lấn, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Người bệnh có thể dễ dàng thực hiện và có kết quả chỉ trong vài phút.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.