Hành trình từ viêm gan nhiễm mỡ đến xơ gan, ung thư gan

Viêm gan nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và điều trị hiệu quả, kịp thời có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết viêm gan nhiễm mỡ là gì? hành trình từ viêm gan nhiễm mỡ đến xơ gan, ung thư gan.

Bạn đang đọc: Hành trình từ viêm gan nhiễm mỡ đến xơ gan, ung thư gan

1. Viêm gan nhiễm mỡ là gì?

Viêm gan nhiễm mỡ hay viêm gan mỡ là tình trạng lớp mỡ tích tụ quá nhiều và lâu ngày ở gan, tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, độc tố từ ruột và bên ngoài xâm nhập gây tình trạng viêm gan.

Hành trình từ viêm gan nhiễm mỡ đến xơ gan, ung thư gan

Gan nhiễm mỡ nếu lơ là chủ quan không điều trị, dễ gây viêm gan mạn tính và dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

2. Hành trình từ viêm gan nhiễm mỡ đến xơ gan, ung thư gan

Viêm gan nhiễm mỡ là “cột mốc” xuất hiện đầu tiên trên con đường từ gan nhiễm mỡ tới bệnh xơ gan, ung thư gan (gan nhiễm mỡ -> viêm gan nhiễm mỡ -> xơ gan -> ung thư gan).

Từ tế bào gan khỏe mạnh dưới tác động tiêu cực do bị lớp mỡ bao phủ lâu ngày đã suy giảm chức năng, gây tình trạng viêm nhiễm, lâu dần không được điều trị sẽ tạo ra các sợi xơ ở gan. Khi sợi xơ này ngày càng nhiều, sẽ gây tổn thương và hoại tử các tế bào gan, cấu trúc của gan khi này cũng bị thay đổi, các mô sẹo ngày càng nhiều hơn và dẫn tới xơ hóa gan. Khi gan bị xơ hóa, sẽ “giết” chết hàng loạt tế bào gan lành, dẫn tới sự tăng trưởng và phát triển của tế bào gan ác tính (ung thư gan).

Trong một số trường hợp, gan nhiễm mỡ có thể không trải qua quá trình viêm gan mỡ mà tiến triển luôn sang xơ gan -> ung thư gan.

3. Phân loại viêm gan

Căn cứ vào thời gian kéo dài của bệnh và mức độ tổn thương ở gan mà bệnh viêm gan được chia thành hai dạng là viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính.

Cụ thể:

– Viêm gan cấp tính: là tình trạng viêm gan xuất hiện và kéo dài trong thời gian dưới 6 tháng.

– Viêm gan mạn tính: là tình trạng viêm gan kéo dài từ trên 6 tháng.

4. Nguyên nhân gây viêm gan

Hiện nay, tình trạng viêm gan do nhiễm virus viêm gan đang phổ biến. Có thể phân loại nguyên nhân gây viêm gan thành: viêm gan do siêu vi (virus viêm gan) và viêm gan không do siêu vi (viêm do rượu và viêm gan tự miễn).

4.1 Viêm gan do siêu vi

Các loại virus gây viêm gan như virus viêm gan A, B, C, D và E, trong đó virus viêm gan B rất thường gặp và cũng là loại virus viêm gan nguy hiểm có thể dễ dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về ấu trùng sán lá gan

Hành trình từ viêm gan nhiễm mỡ đến xơ gan, ung thư gan

Có 5 loại viêm gan virus là viêm gan A, B, C, D và E, trong đó viêm gan virus B là loại viêm gan nguy hiểm nhất nếu không điều trị hiệu quả có thể gây xơ gan, ung thư gan.

4.2 Viêm gan không do virus

Rượu là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ và gây viêm gan nhiễm mỡ (rượu gây ngộ độc gan và dễ khiến gan bị viêm).

Bệnh viêm gan tự miễn một số người có thể gặp phải do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công các tế bào gan khỏe mạnh. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh không nhiều, nhưng những người bị bệnh gan tự miễn thường bị suy giảm chức năng gan và gan rất dễ bị tổn thương.

5. Mối quan hệ giữa viêm gan nhiễm mỡ và virus viêm gan B

Nếu một người bị gan nhiễm mỡ mà bị nhiễm virus viêm gan B thì khả năng viêm gan mỡ sẽ rất cao. Điều này được lý giải là do virus viêm gan B khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công và phá hủy dần tế bào gan lành, dễ khiến gan bị viêm, dưới lớp mỡ bao phủ tồn tại lâu ngày ở gan gây tình trạng viêm gan mỡ do virus.

Ngược lại, một người có tiền sử viêm gan do virus (virus viêm gan B) nếu sử dụng rượu, chế độ ăn không hợp lý khiến lượng mỡ trong gan vượt quá ngưỡng cho phép (vượt quá 5% trọng lượng gan) khiến gan nhiễm mỡ, sẽ khiến tình trạng viêm gan ngày càng nặng, biến chứng xơ gan, ung thư gan.

Viêm gan mỡ do virus rất nguy hiểm bởi, nếu người bệnh không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả thì “lá gan” của người bệnh rất dễ bị xơ hóa và dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

6. Xử trí viêm gan nhiễm mỡ như thế nào?

Người bị viêm gan nhiễm mỡ cần được thăm khám và chẩn đoán do nguyên nhân nào gây ra và điều trị tình trạng viêm gan và kiểm soát tốt lượng mỡ ở gan về ngưỡng cho phép.

6.1 Viêm gan nhiễm mỡ đơn thuần

Nếu viêm gan nhiễm mỡ chỉ đơn thuần do lượng mỡ tích tụ trong gan quá nhiều (do chế độ ăn uống không khoa học, bệnh béo phì, lười vận động, do tác dụng phụ của thuốc mà bạn sử dụng) thì cần có biện pháp cải thiện và xử trí những nguyên nhân này.

6.2 Viêm gan nhiễm mỡ do virus

Nếu viêm gan nhiễm mỡ vừa do virus vừa do lượng mỡ tích tụ trong gan quá nhiều gây viêm gan, khi này ngoài việc điều trị giảm tình trạng viêm gan, giảm lượng mỡ ở gan thì điều trị kiểm soát hàm lượng virus viêm gan trong cơ thể là rất cần thiết, để bệnh không tái phát trở lại.

Tế bào gan có một điều thú vị là chúng có thể phục hồi được, bằng cách tạo ra các tế bào mới thay thế cho tế bào cũ bị tổn thương. Nên nếu được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả các tổn thương do gan nhiễm mỡ có thể hồi phục được. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân không biết hoặc chủ quan bỏ qua do các dấu hiệu của bệnh khá mờ nhạt và dễ bị nhầm lẫn.

Hành trình từ viêm gan nhiễm mỡ đến xơ gan, ung thư gan

>>>>>Xem thêm: Bệnh viện chữa bệnh gan ở Hà Nội

Siêu âm gan (siêu âm đàn hồi mô gan) là một trong những biện pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, nhanh chóng, chi phí rẻ giúp phát hiện sớm các vấn đề ở gan, kể cả gan nhiễm mỡ.

7. Dấu hiệu cảnh báo viêm gan nhiễm mỡ

Phần lớn người mắc bệnh viêm gan nhiễm mỡ không có triệu chứng hoặc rất ít triệu chứng trong giai đoạn đầu (khởi phát hoặc khi viêm gan nhẹ). Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng (tình trạng viêm gan nặng), người bệnh có thể có một hoặc một số triệu chứng như sau:

– Đau bụng âm ỉ

– Bụng luôn trong tình trạng đầy hơi, khó chịu

– Chán ăn

– Mệt mỏi nhiều

– Buồn nôn và nôn

– Vàng da hoặc vàng mắt

– Sụt cân

– Nước tiểu sẫm màu

– Cảm giác ngứa

– Sốt

Mỗi bệnh nhân có thể có những triệu chứng khác nhau. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, ngay khi có dấu hiệu bất thường nêu trên bạn nên đi thăm khám sớm để chẩn đoán đúng và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Đồng thời bạn cũng nên duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ ngay cả khi cơ thể  chưa có dấu hiệu bất thường. Phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh, vì vậy bạn hãy áp dụng cho mình những biện pháp phòng bệnh được các chuyên gia y tế khuyến cáo ngay từ khi còn trẻ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *