Bên cạnh lịch tiêm chủng mở rộng được nhà nước triển khai từ năm 2019 đã được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều cha mẹ có nhu cầu cho con tiêm thêm các mũi tiêm dịch vụ để con em mình được bảo vệ trước nhiều bệnh truyền nhiễm hơn. Vậy các mũi tiêm dịch vụ cần thiết cho trẻ để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm là gì?
Bạn đang đọc: Các mũi tiêm dịch vụ cần thiết cho trẻ để bảo vệ sức khỏe
1. Các mũi tiêm dịch vụ cần thiết cho trẻ mà cha mẹ cần biết
Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai nhằm bảo vệ trẻ khỏi những bệnh truyền nhiễm cơ bản trong cộng đồng. Ngoài những mũi vắc xin đó, phụ huynh cũng nên cập nhật các mũi tiêm dịch vụ cần thiết cho trẻ để bảo vệ sức khỏe của trẻ toàn diện hơn.
1.1 Các mũi tiêm dịch vụ cần thiết cho trẻ trong giai đoạn trẻ từ 1 tháng tuổi
Khi trẻ đầy tháng, có nhiều mũi tiêm dịch vụ cần thực hiện cho trẻ. Cụ thể như:
– Mũi vắc xin phế cầu nhằm phòng những bệnh như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não mủ cũng như nhiễm khuẩn huyết gây ra bởi phế cầu khuẩn. Các bệnh kể trên đều là những bệnh nhiễm khuẩn cấp tính. Nếu không được điều trị kịp thời thì tỉ lệ tử vong khá cao.
* Synflorix: cho trẻ từ tròn 6 tuần đến 5 tuổi
+ Lịch tiêm: 4 mũi dành cho trẻ từ tròn 6 tuần đến
+ Trẻ từ 7 tháng đến dưới 1 tuổi cần tiêm 3 mũi
+ Trẻ từ 1 tuổi trở lên thì cần tiêm 2 mũi
* Prevenar13: Cho trẻ em tròn 6 tuần tuổi trở lên và người lớn. Giống vắc xin Synflorix nhưng có thể tiêm thêm cho đối tượng trẻ tròn 2 tuổi trở lên và người lớn với 1 mũi.
Vắc xin phế cầu để tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi.
– Mũi vắc xin phòng 6 bệnh Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, Hib, viêm gan B. Vắc xin kết hợp– tích hợp duy nhất trong 1 vắc xin, giúp giảm số mũi tiêm hạn chế đau cho bé khi phải tiêm nhiều mũi. Vắc xin cần tiêm 4 mũi trong đó mũi 4 là mũi nhắc lại. Bắt đầu tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi, 2 mũi sau cách mũi 1 và cách nhau 1 tháng. Mũi 4 cách mũi 3 12 tháng.
– Vắc xin Rota, phòng bệnh tiêu chảy do viêm dạ dày, ruột là vắc xin sống giảm độc lực.
* Rotarix: trẻ em từ tròn 6 tuần tuổi đến
+ Uống: 02 liều
*Rotateq: trẻ từ 7,5 tuần tuổi đến
tuần
+ Uống: 03 liều
*Rotavin- M1: trẻ em từ tròn 6 tuần tuổi
đến
+ Uống: 02 liều
1.2 Các mũi tiêm dịch vụ cần thiết cho trẻ trong giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi
– Vắc xin Cúm. Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp gây ra bởi virus cúm với những triệu chứng cơ bản như: đau đầu, sốt, đau cơ, đau họng, mệt mỏi và ho. Bệnh có con đường lây nhiễm thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh có thể không nguy hiểm nhưng có thể trở nên nguy hiểm nếu lây lan thành dịch. Những đối tượng như trẻ em dưới 5 tuổi là những người mắc cúm dễ gặp biến chứng nhất. Chính vì vậy nên cần đưa trẻ đi tiêm cúm dự phòng hàng năm.
Có những loại vắc xin cúm như:
*Influvac Tetra: Dành cho trẻ từ 3 tuổi trở lên và người lớn. Trong đó trẻ chưa được tiêm mũi Cúm bao giờ cần tiêm 2 mũi và nhắc lại 1 mũi hàng năm.
Những trẻ đã được tiêm cúm, cha mẹ cần nhớ lịch để đưa trẻ đi tiêm nhắc lại sau mỗi năm.
Tìm hiểu thêm: Viêm gan B có nên tiêm vắc xin không và những điều cần biết
Cần tiêm cúm cho trẻ hàng năm để bảo vệ trẻ khỏi các chủng cúm thường xuyên biến đổi liên tục.
*Vaxigrip Tetra, GCFlu
Giống lịch tiêm của Influvac Tetra
* Ivacflu- S: dành cho người lớn từ 18 đến 60 tuổi chỉ cần tiêm 1 mũi và cũng cần nhắc lại.
– Vắc xin phòng quai bị rubella và sởi
Sởi là bệnh lây nhanh nên rất dễ thành dịch và biến chứng chủ yếu là viêm phổi và bội nhiễm.
Quai bị cũng là bệnh lây qua đường hô hấp với biểu hiện là sưng tuyến nước bọt và mang tai. Bệnh có thể dẫn đến biến chứng là viêm tinh hoàn, buồng trứng, thậm chí dẫn đến vô sinh.
Bệnh Rubella có thể lây qua đường hô hấp và đối tượng phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh sẽ mang đến nguy hiểm cho thai nhi.
*Mvvac: Vắc xin cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên với lịch tiêm: 1 mũi.
* MMRII: Dành cho trẻ từ 1 tuổi và người lớn với lịch tiêm là 2 mũi
2. Lưu ý khi tiêm phòng
2.1 Trước tiêm phòng
Trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
– Cho trẻ mặc những quần áo rộng thoáng, đơn giản, dễ vén hoặc cởi khi tiêm và thăm khám. Không nên ủ quá nhiều quần áo hoặc mặc trang phục rườm rà.
– Cho trẻ ăn no vừa đủ, không nên để trẻ đói sẽ khiến trẻ bị hạ đường huyết và quấy khóc. Nhưng cũng không nên để trẻ ăn quá no có thể gây nôn trớ sau khi tiêm hoặc uống vắc xin.
– Trước khi cho trẻ đi tiêm, cha mẹ nên vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ tránh vết tiêm bị nhiễm trùng.
>>>>>Xem thêm: Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không và cách phòng ngừa
Cho trẻ ăn vừa đủ trước khi đi tiêm trành trường hợp trẻ bị nôn trớ, khó chịu.
– Không quên chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như sổ tiêm, sổ khám bệnh nếu có.
2.2 Có thể tiêm bao nhiêu mũi vắc xin trong 1 lần tiêm
Theo quy định, không nên tiêm 2 mũi vắc xin sống gần nhau dưới 4 tuần như; sởi, lao, thủy đậu… Ngoài những loại này ra thì có thể tiêm các loại vắc xin chung với nhau.
Tuy nhiên, không nên tiêm quá 3 mũi trong 1 lần tiêm vì có thể khiến trẻ cảm thấy đau hơn. Đồng thời, nếu xảy ra các phản ứng phụ thì khó để xác định là do loại vắc xin nào gây ra. Nếu có điều kiện thì chỉ nên tiêm 1 loại vắc xin cho 1 lần.
2.3 Sau khi tiêm phòng
Tiêm phòng xong cha mẹ cần ở lại 30 phút để theo dõi các phản ứng sau khi tiêm của trẻ. Nếu nhận thấy những vấn đề bất thường sau tiêm ở trẻ, các nhân viên y tế sẽ có mặt kịp thời để xử trí.
Khi về nhà, cha mẹ cần để ý chăm sóc trẻ, không chườm những thứ không được phép lên vết tiêm. Nếu vết tiêm bị sưng đỏ và đau, có thể chườm lạnh cho trẻ. Tăng cường dinh dưỡng để trẻ có nhiều năng lượng và nhanh hết các tác dụng phụ hơn.
Trên đây là những thông tin về các mũi tiêm cần thiết cho trẻ ngoài những mũi tiêm chủng mở rộng. Cha mẹ có nhu cầu mua gói tiêm hoặc có thắc mắc cần giải đáp có thể liên hệ với Phòng tiêm chủng của TCI.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.