Viêm tai giữa cấp ở trẻ em là bệnh lý lành tính, khá thường gặp, nhất là ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy vậy, bệnh vẫn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu trẻ viêm tai giữa cấp không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật đến bạn 4 biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bé viêm tai giữa cấp.
Bạn đang đọc: Viêm tai giữa cấp ở trẻ em: 4 biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
1. Bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em có mấy loại?
Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm xảy ra tại lớp niêm mạc tai giữa. Bệnh lý này có thể gặp ở mọi trẻ, đặc biệt là các bé từ 6 – 24 tháng tuổi. Lý do bởi trẻ em những năm tháng đầu đời sức đề kháng còn yếu, chưa phát triển đầy đủ nên nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.
Viêm tai giữa cấp tính là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đặc biệt nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi
Hiện nay, bệnh viêm tai giữa ở trẻ có 3 loại chính, bao gồm:
– Viêm tai giữa cấp tính: Đây là loại viêm tai giữa ngắn hạn và thường xuyên xảy ra đột ngột. Nó đi kèm với các triệu chứng như đau tai, sốt và có thể xuất hiện mủ tai. Bệnh thường có thể tự khỏi hoặc phản ứng tích cực với điều trị.
– Viêm tai giữa mạn tính: Viêm tai giữa mạn tính là loại viêm tai giữa xảy ra trong thời gian dài, tái phát nhiều lần. Nó thường là kết quả của viêm tai giữa cấp tính không được điều trị đúng cách, triệt để, hoặc cũng có thể phát sinh do các vấn đề khác như chấn thương cơ học, tắc nghẽn vòi eustachian…
– Viêm tai giữa ứ mủ: Viêm tai giữa ứ mủ không đi kèm với triệu chứng nhiễm trùng như viêm tai giữa cấp tính, mà nó do tình trạng nước mủ bị tích tụ trong tai giữa và có thể kéo dài trong thời gian dài. Viêm tai giữa ứ mủ cũng có thể là kết quả của viêm tai giữa cấp tính không được điều trị dứt điểm hoặc do tác động của các bệnh lý khác như: viêm trong vòm họng, quá phát VA, quá phát lympho vòi, dị ứng…
Mỗi loại viêm tai giữa và nguyên nhân cấu thành bệnh khác nhau thì phác đồ điều trị cũng khác nhau nhằm cho hiệu quả điều trị nhanh chóng và hiệu quả. Do đó, trẻ mắc viêm tai giữa cần được đi khám để xác định bệnh, tình trạng bệnh thì bác sĩ mới có thể tư vấn phác đồ điều trị phù hợp để mau khỏi bệnh.
2. Các nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em
Nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em hiện chủ yếu do sự xâm nhập, tấn công của các virus, vi khuẩn vào phần tai giữa. Một số virus, vi khuẩn thường gây viêm tai giữa cấp ở trẻ thường gặp như: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Rhinovirus, Influenza, RSV…
Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc viêm tai giữa cấp khi có các yếu tố nguy cơ sau:
– Bé đang mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh hay cảm cúm.
– Bé gặp các vấn đề liên quan tới ông tai Eustachius.
– Bé có hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ hoặc đang yếu
– Sinh ra trong gia đình có người có tiền sử mắc viêm tai giữa.
– Trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường không đảm bảo vệ sinh hay sống trong môi trường có người hút thuốc lá.
3. Bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em có thể diễn tiến với 4 biến chứng nguy hiểm
3.1. Viêm tai giữa mạn tính
Đây là biến chứng rất phổ biến ở các bé mắc viêm tai giữa cấp tính. Nguyên nhân là do bé viêm tai giữa cấp không được điều trị đúng cách và dứt điểm, nhiễm trùng bị tái phát nhiều lần, thời gian điều trị kéo dài và bệnh chuyển sang thể mãn tính.
Biến chứng viêm tai giữa mạn tính hiện cũng có 2 loại:
– Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy: xuất hiện kèm theo các triệu chứng như giảm thị lực, ù tai, thi thoảng bị nhói trong tai. Hầu hết trẻ biến chứng viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy sẽ không xuất hiện triệu chứng sốt hay các tổn thương về xương.
– Viêm tai giữa mạn tính có tổn thương xương: xuất hiện cùng các đợt viêm rầm rộ xen kẽ, trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, đau tai, chảy mủ thối ra bên ngoài tai…
3.2. Viêm tai giữa cấp ở trẻ em gây biến chứng thủng màng nhĩ
Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường gặp
Trẻ viêm tai giữa cấp tính có nguy cơ biến chứng thủng màng nhĩ
Màng nhĩ là một màng mỏng nằm giữa tai ngoài và tai giữa, có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt âm thanh từ tai ngoại vào tai giữa. Trẻ bị viêm tai giữa cấp tính không được điều trị kịp thời hoặc đúng cách có thể khiến nước mủ có thể tích tụ trong tai giữa, tạo áp lực lớn và dẫn đến thủng màng nhĩ. Một số trường hợp khác, biến chứng này có thể xảy ra nếu nhiễm trùng trong tai giữa không không được điều trị hiệu quả, dẫn đến sưng và tăng áp lực trên màng nhĩ rồi gây thủng màng nhĩ.
Biến chứng thủng màng nhĩ do viêm tai giữa sẽ tạo điều kiện cho nước, bụi bẩn hoặc vi khuẩn dễ dàng đi vào tai giữa, tăng nhanh tình trạng nhiễm trùng tai. Hay nặng hơn, biến chứng này có thể gây ra các vấn đề về thính giác, thậm chí mất thính giác hoàn toàn. Vì thế, trẻ gặp biến chứng thủng màng nhĩ cần được điều trị càng sớm càng tốt.
3.3. Viêm tai giữa cấp ở trẻ em gây biến chứng viêm xương chũm
Xương chũm là bộ phận cấu tạo nên thành trong của bộ phận tai giữa. Trẻ viêm tai giữa cấp tính không được điều trị cẩn thận có thể gây ra biến chứng viêm xương chũm. Hệ quả khiến cho bệnh viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị và lâu khỏi. Nặng hơn, biến chứng này có thể làm cho xương chũm bị thủng ra ngoài hay tiến triển thành viêm màng não, viêm não, áp xe não…
3.4. Biến chứng hoại tử các thành phần bên trong tuyến tai
Đây là biến chứng có thể gặp ở cả trẻ mắc viêm tai giữa cấp tính và mạn tính. Nếu không được xử trí sớm và đúng cách, trẻ có thể sẽ phải đối mặt với các hệ quả nghiêm trọng như: điếc vĩnh viễn, thường xuyên cảm thấy chóng mặt và mất khả năng giữ thăng bằng, liệt dây thần kinh số 7…
>>>>>Xem thêm: Bé bị cúm A bao lâu thì khỏi và nên chăm sóc như thế nào?
Trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường về tai, phụ huynh chớ chủ quan mà nên cho con đi khám
Ngoài những biến chứng kể trên, bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ còn kéo theo những ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của bé, gây cảm giác đau, khó chịu nhiều ngày. Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường về tai: đau tai, ngứa tai, chảy mủ tai, sốt… phụ huynh hãy đưa con đến Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.