Chuyên gia gợi ý thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là mối lo ngại của nhiều người hiện nay. Nguyên nhân chính gây bệnh là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Theo các chuyên gia, để điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả thì việc điều chỉnh thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ là vô cùng cần thiết. 

Bạn đang đọc: Chuyên gia gợi ý thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

1. Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Gan nhiễm mỡ là một trong những nguyên nhân chính gây suy gan, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ chế độ ăn không lành mạnh, lạm dụng rượu bia, lười vận động hoặc thời gian làm việc, nghỉ ngơi chưa hợp lý. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt là phương pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng bệnh. Người bị gan nhiễm mỡ cần tuân thủ một chế độ ăn và tập luyện khoa học để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn phù hợp cho người bị gan nhiễm mỡ:

1.1. Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Các loại rau xanh như cải bó xôi, bông cải xanh, rau cải, cải kale chứa rất nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng tốt cho gan. Chất xơ không chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm hấp thụ chất béo vào cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.

Các chuyên gia khuyên rằng, người bị gan nhiễm mỡ nên chế biến rau củ bằng cách luộc hoặc hấp thay vì xào để giữ được chất dinh dưỡng, giảm lượng mỡ hấp thụ vào cơ thể.

Chuyên gia gợi ý thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

Các loại rau xanh chứa rất nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng tốt cho gan

1.2. Bổ sung axit béo omega-3 từ cá, quả óc chó

Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá cơm, cá mòi, cá thu,… có chứa rất nhiều omega-3. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết để cải thiện nồng độ chất béo trung tính trong máu và giảm tình trạng viêm trong mạch máu. Bổ sung cá trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp kiểm soát lượng mỡ trong gan và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, axit béo omega-3 cũng có nhiều trong quả óc chó. Người bị gan nhiễm mỡ có thể ăn quả óc chó vào bữa ăn nhẹ hoặc ăn vặt để cải thiện chức năng gan, bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa ung thư.

1.3. Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt trong thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

Trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều carbohydrate và các chất dinh dưỡng quan trọng khác như vitamin B, sắt, axit folic, selen, kali và magie. Người bị nhiễm mỡ gan nên ăn nhiều các loại ngũ cốc như yến mạch, ngô, quinoa, lúa mì nguyên cám, gạo lứt,…

1.4. Bổ sung đậu phụ

Theo nghiên cứu, đậu phụ có khả năng giảm tích tụ chất béo trong gan, ngăn nguy cơ béo phì nhờ hàm lượng protein và chất béo thấp.

1.5. Uống cà phê hàng ngày với một lượng vừa phải

Uống cà phê với một lượng thích hợp có thể hỗ trợ cải thiện chức năng gan, ngăn cản quá trình tích tụ mỡ. Caffeine trong cà phê có tác dụng làm giảm lượng men gan bất thường. Người bị gan nhiễm mỡ có thể uống cà phê hàng ngày với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng để tránh gây mất ngủ.

1.6. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào, ngăn ngừa bệnh tật. Trái cây và rau quả là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa. Người bị gan nhiễm mỡ nên tăng cường bổ sung cam, ớt chuông, kiwi, dưa leo, cà rốt, táo,… Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin E, beta-caroten, có tác dụng bảo vệ gan khỏi những tổn thương do nhiễm mỡ.

Tìm hiểu thêm: Viêm gan B khi mang thai có xét nghiệm máu

Chuyên gia gợi ý thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

Người bị gan nhiễm mỡ nên tăng cường bổ sung cam, ớt chuông, kiwi, dưa leo, cà rốt, táo

1.7. Bổ sung sữa trong thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

Người bị nhiễm mỡ ở gan thường gặp các triệu chứng như khó tiêu, chán ăn, suy nhược cơ thể. Bổ sung thêm sữa trong thực đơn hàng ngày sẽ giúp ổn định chức năng gan, kích thích quá trình thải độc và hỗ trợ loại bỏ lượng mỡ thừa tích tụ.

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần lưu ý uống đủ nước trong ngày để duy trì chức năng gan và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt nhất.

2. Người bị gan nhiễm mỡ không nên ăn gì để tránh bệnh tiến triển nặng?

Để phòng tránh và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ đạt kết quả tốt nhất, người bệnh cần kiểm soát lượng calo tiêu thụ hàng ngày và giảm cân nếu cần thiết. Các loại thực phẩm cần tránh xa nếu bị gan nhiễm mỡ bao gồm:

– Các thực phẩm chứa nhiều đường và có chỉ số glicemic cao như đồ ngọt, nước giải khát có ga, bánh mì trắng, bánh mì và ngũ cốc đã được chế biến.

– Rượu: Hạn chế tiêu thụ rượu hoặc ngừng uống hoàn toàn. Rượu là nguyên nhân chính làm tăng mức đường và mỡ trong gan.

– Muối: Giảm lượng muối trong thức ăn, đặc biệt là muối natri cao. Nạp quá nhiều loại muối này có thể gây bệnh gan nhiễm mỡ và tăng huyết áp.

– Đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến: Tránh tiêu thụ đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến và các loại bột chiên vì chúng thường chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và muối.

– Kiêng đồ ăn cay nóng: Ăn quá nhiều đồ cay nóng có thể làm tổn thương và ảnh hưởng đến các chức năng của gan, cản trở quá trình lọc và bài tiết chất béo, khiến chúng tích tụ ngày càng nhiều và đẩy nhanh quá trình nhiễm mỡ gan.

Việc kiêng các thực phẩm trên chỉ là một phần của chế độ ăn và cần được kết hợp với một lối sống lành mạnh tổng thể, bao gồm tập thể dục và giảm cân (nếu cần thiết) để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ.

Chuyên gia gợi ý thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ

>>>>>Xem thêm: 5 biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ gan bạn cần biết

Bệnh nhân cần tránh xa những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, thịt gia cầm có da

3. Làm thế nào để xây dựng thực đơn chuẩn cho người bị gan nhiễm mỡ?

Mỗi bệnh nhân gan nhiễm mỡ sẽ có tình trạng bệnh cũng như các triệu chứng riêng. Vì vậy, chế độ ăn cho mỗi người cũng sẽ khác nhau.

Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bạn nên tiến hành điều trị sớm và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Đặc biệt, nên nhờ các bác sĩ chuyên khoa Gan mật và Dinh dưỡng tư vấn thực đơn phù hợp để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng và hiệu quả.

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ cũng nên đến bệnh viện thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *