Giải mã 6 nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột nguyên nhân do đâu? Khi nhà có trẻ nhỏ xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng đường ruột các bố mẹ cần xử trí thế nào cho đúng? Xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết những thắc mắc và hiểu hơn về bệnh lý nhiễm trùng đường ruột ở trẻ nhé.

Bạn đang đọc: Giải mã 6 nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

1. 6 nguyên nhân thường gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em

Nhiễm trùng đường ruột (nhiễm khuẩn đường ruột) là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi. Trẻ thường gặp nhiễm nhiễm trùng đường ruột khi bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập, tấn công vào hệ tiêu hóa, kéo theo tiêu chảy kéo dài tới vài ngày.

Giải mã 6 nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Vi khuẩn và virus là tác nhân chính gây nhiễm trùng ruột ở trẻ em

Theo chuyên gia, vi khuẩn và virus chính là các tác nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em. Một số vi khuẩn, virus thường gặp gây nhiễm trùng đường cho trẻ như: Campylobacter, Salmonella, Escherichia coli, rotavirus… Trẻ có thể bị lây nhiễm các tác nhân gây bệnh theo rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

1.1. Trẻ không được vệ sinh cá nhân cẩn thận

Trẻ em là nhóm đối tượng rất tinh nghịch, thích khám phá mọi thứ về thế giới xung quanh. Bởi vậy, trẻ thích chơi đùa ở đất, vô tư đụng vào các bề mặt bẩn. Sau khi chơi đùa, nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận thì có thể sẽ bị vi khuẩn, virus gây bệnh nhiễm trùng đường ruột tấn công và mắc bệnh.

1.2. Bé dùng đồ ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh

Việc sử dụng nước uống hoặc thức ăn bị nhiễm bẩn cũng có thể là một nguyên nhân quan trọng gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ. Vấn đề này thường xảy ra khi trẻ tiêu thụ thức ăn chưa được nấu chín kỹ hoặc uống nước không sạch có chứa đựng vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng.

1.3. Trẻ sinh sống trong môi trường kém vệ sinh

Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch còn hạn chế, do đó nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc vật dụng cá nhân của họ mà không tuân thủ các biện pháp vệ sinh thì rất dễ bị lây truyền tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.

1.4. Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột do hệ miễn dịch yếu

Trẻ em có hệ miễn dịch yếu có thể dễ bị nhiễm trùng hơn so với những trẻ có hệ miễn dịch mạnh.

1.5. Trẻ ăn uống thiếu chất

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của niêm mạc ruột. Khi cơ thể trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất có thể làm suy giảm chức năng bảo vệ của niêm mạc ruột, tăng cơ hội cho vi khuẩn gây nhiễm trùng xâm nhập. Đây cũng là lý do khiến trẻ ăn uống thiếu chất dễ bị nhiễm trùng đường ruột hơn các trẻ khác.

1.6. Môi trường sinh thiếu vệ sinh khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Trường hợp này có thể gặp ở các bé sơ sinh do được sinh trong môi trường không đảm bảo hay sử dụng các dụng cụ hộ sinh thiếu vệ sinh.

Ngoài ra, một số trẻ em có thể bị nhiễm trùng đường ruột do thói quen cho tay vào miệng khiến tác nhân gây bệnh dễ tiếp xúc và tán công đường ruột của bé hơn. Do đó, cha mẹ nên chú ý để bảo vệ con tốt hơn.

2. Những dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết trẻ bị trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Khi bị nhiễm trùng đường ruột, bé sẽ dần xuất hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh. Phụ huynh có thể dựa vào những triệu chứng thường gặp để phát hiện bệnh và can thiệp điều trị bệnh cho con kịp thời:

– Bé xuất hiện tình trạng chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng như bình thường;

– Bé bị đau bụng với đặc điểm là đau bụng co thắt, đau liên tục theo cơn, mỗi cơn đau có thể kéo dài tới 3 – 4 phút. Một số bé đau bụng còn kèm theo triệu chứng: chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn nhiều.

– Bé bị tiêu chảy là dấu hiệu đặc trưng ở hầu hết bé nhiễm trùng tiêu hóa. Khi đó, trẻ sẽ bị đi ngoài phân lỏng, thậm chí phân lỏng còn có chứa chất nhầy.

– Một số trẻ nhiễm trùng ruột còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: xuất huyết đường ruột, sốt cao, quấy khóc nhiều bất thường, bị sụt cân…

Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh chuẩn khoa học?

Giải mã 6 nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Đau bụng kèm theo đầy hơi, buồn nôn là triệu chứng thường gặp ở bé bị nhiễm trùng đường ruột

3. Cách xử trí khi nhà có trẻ nhiễm trùng đường ruột

3.1. Chăm sóc đúng cách giúp con mau hồi phục

Trẻ em gặp nhiễm trùng đường ruột không phải vấn đề quá nguy hiểm. Với trường hợp thông thường, bé nhiễm trùng ruột ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau 2 – 7 ngày được bố mẹ chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một số biện pháp giúp phụ huynh hỗ trợ con mắc nhiễm trùng ruột mau phục hồi:

– Trẻ đang bú mẹ cần được tăng lượng bú và cữ bú mỗi ngày để đảm bảo bù nước, điện giải và bổ sung dinh dưỡng cho bé đầy đủ, giúp bé có thể trạng tốt nhất đẩy lùi bệnh tật. Theo đó, bản thân các mẹ cũng cần ăn uống nhiều hơn để đảm bảo chất và lượng sữa cung cấp cho con.

– Trẻ đã ăn dặm thì cần được ăn uống đầy đủ mỗi ngày. Mẹ có thể ưu tiên cho bé uống nhiều nước, nước trái cây (nước dừa, nước cam…) để bù nước; thực phẩm giàu xơ từ ngũ cốc, rau củ quả để bé tiêu hóa tốt hơn.

– Các bữa ăn của trẻ nên được chế biến dạng lỏng, chia thành nhiều bữa nhỏ để bé tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.

– Không cho bé uống nước có gas, hạn chế đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ vì có thể khiến triệu chứng tiêu chảy của bé nhiễm trùng ruột tăng nặng.

– Với trẻ lớn, phụ huynh có thể khuyến khích con tập thể dục mỗi ngày để tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa.

3.2. Cho trẻ nhiễm trùng đường ruột đi khám kịp thời

Giải mã 6 nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ nhỏ trở nặng

Trong trường hợp cần thiết, trẻ nhiễm trùng đường ruột cần được đi khám bác sĩ

Trường hợp trẻ sau 10 ngày chăm sóc các triệu chứng nhiễm trùng ruột không thuyên mấy thuyên giảm, phụ huynh hãy đưa bé đi khám để được bác sĩ chuyên môn chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời, ngừa biến chứng nặng. Hoặc trường hợp trẻ nhiễm trùng tiêu hóa xuất hiện những triệu chứng tiềm ẩn diễn tiến nguy hiểm dưới đây, phụ huynh hãy cho con đi khám hoặc tái khám ngay:

– Trẻ đau bụng dữ dội, rất khó dỗ;

– Bé nôn ra chất có màu xanh lá cây;

– Bé bị tiêu chảy kèm theo triệu chứng sốt cao hoặc nôn mửa nhiều và không thể ăn uống được.

– Bé có biểu hiện mất nước: da khô, môi khô, ít đi vệ sinh, nước tiểu có màu vàng sậm hoặc nâu…

Như vậy, trẻ bị nhiễm trùng đường ruột có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp trẻ xuất hiện những triệu chứng bất thường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh diễn tiến nặng, phụ huynh hãy đưa bé tới ngay Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ chuyên môn khám và hỗ trợ kịp thời nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *