Gan thấm mỡ là tên gọi khác của gan nhiễm mỡ hoặc thoái hóa mỡ ở gan. Đó là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan vượt quá 5% tổng trọng lượng gan. Nếu chủ quan không điều trị, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Hiểu đúng về gan thấm mỡ
1. Biểu hiện của bệnh gan thấm mỡ qua 3 giai đoạn
1.1. Gan thấm mỡ giai đoạn 1
Khi gan thấm mỡ ở giai đoạn đầu tiên, lượng mỡ trong gan chiếm từ 5-10% tổng trọng lượng lá gan. Đây là giai đoạn nhẹ, lành tính và chưa ảnh hưởng tới chức năng gan cũng như sức khỏe. Người bệnh hầu như chỉ có thể phát hiện mắc bệnh khi đi khám vì các triệu chứng ở cấp độ 1 thường mơ hồ, không rõ ràng.
Phát hiện và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn này sẽ đem lại kết quả tích cực, tình trạng bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
1.2. Gan thấm mỡ giai đoạn 2
Lúc này, lượng mỡ trong gan tăng lên từ 10-20% tổng trọng lượng lá gan. Ở giai đoạn này, các triệu chứng bắt đầu rõ ràng và dễ nhận biết hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, đầy bụng, buồn nôn và mệt mỏi. Tuy nhiên, những triệu chứng này khá phổ biến nên nhiều người thường bỏ qua, đây là điều kiện khiến bệnh trở nặng nhanh chóng.
Ở cấp độ 2, người bệnh có thể thấy các mô mỡ đã xuất hiện rõ trên nhu mô gan và cơ hoành. Khi phát hiện bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn 2, khả năng điều trị vẫn rất cao. Người bệnh cần ăn uống theo chế độ, tăng cường vận động, thể dục thể thao và uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Đặc biệt nên hạn chế tối đa rượu bia và đồ uống có cồn. Nếu chủ quan ở giai đoạn 2, bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn 3 vô cùng nguy hiểm.
1.3. Bệnh gan bị thấm mỡ giai đoạn 3 – cấp độ nguy hiểm nhất
Tỷ lệ mỡ trong gan đã vượt quá ngưỡng 30% tổng trọng lượng gan. Các biểu hiện đặc trưng của cấp độ 3 là đau tức hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, u mạch nổi trên da, sút cân nhanh, ăn không ngon, mệt mỏi thường xuyên, …
Đây là giai đoạn cuối, cấp độ nguy hiểm nhất của bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh rất dễ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị phù hợp. Khi biến chứng gan nhiễm mỡ bắt đầu thì cơ hội điều trị gần như bằng không, người bệnh bắt buộc chung sống với bệnh và điều trị lâu dài để kéo dài sự sống.
Bên cạnh đó, người bị gan nhiễm mỡ có thể xuất hiện một số triệu chứng rối loạn nội tiết ở cả nam và nữ. Ở nam giới khi mắc bệnh ở giai đoạn cuối có thể phát triển tuyến vú, gặp các vấn đề về rối loạn cương dương, teo tinh hoàn. Nữ giới có thể tăng, giảm cân bất thường, rong kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.
Gan nhiễm mỡ cấp độ 3 gây ra những cơn đau tức hạ sườn phải dữ dội
2. Chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ bằng các phương pháp nào?
Xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số
– Cholesterol
– Triglyceride
– Định lượng men gan bao gồm AST, ALT, GGT
– Xét nghiệm Bilirubin, Albumin (tùy trường hợp)
– Xét nghiệm đông máu cơ bản, protein máu
Xét nghiệm virus viêm gan
Kiểm tra virus viêm gan A, B, C để ngăn ngừa viêm gan virus và có hướng điều trị phù hơp.
Siêu âm ổ bụng
Là phương pháp nhanh chóng, không xâm lấn giúp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ chính xác. Trong trường hợp nghi ngờ xơ gan có thể siêu âm đo độ đàn hồi gan.
Tìm hiểu thêm: Viêm gan mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh
Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán an toàn, có giá trị chẩn đoán cao đặc biệt với nhóm bệnh lý gan mật
3. Các phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ
Giảm cân
Những người béo phì mắc bệnh gan nhiễm mỡ bắt buộc phải giảm cân. Khi trọng lượng cơ thể giảm thì lượng mỡ tích tụ trong gan cũng cải thiện tích cực.Nên giảm cân an toàn bằng cách ăn uống lành mạnh, tập luyện khoa học để tránh làm tổn thương gan, cải thiện đề kháng Insulin. Tránh uống thuốc giảm cân, ép cân phản khoa học sẽ khiến bệnh gan thấm mỡ trầm trọng hơn.
Sử dụng vitamin E
Bệnh nhân gan thấm mỡ không bị đái tháo đường có thể sử dụng vitamin E để cải thiện tình trạng bệnh. Với bệnh nhân nam có tiền sử hoặc người thân bị ung thư tiền liệt tuyến thì không được sử dụng vitamin E.
Tiêm phòng virus
Tiêm phòng viêm gan A, B, C đầy đủ sẽ ngăn ngừa được các loại virus làm tổn thương gan.
Bệnh gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên cần được tiến hành sớm từ giai đoạn 1 để ngăn ngừa biến chứng và phục hồi chức năng gan tốt nhất. Những người được chẩn đoán bị gan nhiễm mỡ cấp độ 1 cần thăm khám định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị để tránh bệnh tiến triển nặng.
4. Gợi ý thực đơn cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ
4.1. Gợi ý: Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Gan nhiễm mỡ liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Vì vậy, người bệnh cần điều chỉnh lại thực đơn của mình để phục hồi sức khỏe và điều trị bệnh tốt hơn. Những thực phẩm sau đây rất tốt cho bệnh nhân gan thoái hóa mỡ.
Rau củ quả
Rau củ quả cung cấp nhiều chất xơ, vitamin tốt cho sức khỏe. Một số loại rau củ có công dụng giảm cholesterol, đặc biệt tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ, cụ thể là:
– Ngô
– Nấm hương
– Rau cần
– Cải xanh
– Súp lơ
– Cải cúc
– Rau muống
– Hành tây
– Củ dền
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh gan ở trẻ sơ sinh phụ huynh chủ động
Rau củ quả rất tốt cho sức khỏe và những người bị gan thoái hóa mỡ
Dầu thực vật
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên sử dụng dầu thực vật để chiên rán vì chúng chứa axit béo không no giúp làm giảm cholesterol.
Cá
Cá tươi có khả năng hạn chế cholesterol, là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời. Người bệnh nên tăng cường ăn cá trong các bữa ăn hàng ngày.
4.2. Gợi ý: Bị gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?
Trong quá trình điều trị, người bệnh gan nhiễm mỡ cũng nên hạn chế hoặc loại bỏ các thực phẩm sau đây:
Mỡ động vật
Nên hạn chế mỡ động vật vì chúng làm tăng gánh nặng cho gan. Nên sử dụng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu lạc, …
Thực phẩm giàu cholesterol
Cholesterol cao là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, trong đó có gan nhiễm mỡ. Những thực phẩm có nhiều cholesterol người bệnh nên hạn chế là: nội tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng…
Thịt
Nhóm thịt đỏ có chứa nhiều protein sẽ được chuyển hóa ở gan, do đó gan phải làm việc nhiều hơn. Thay vì ăn thịt, nên tăng cường ăn cá để giảm tải áp lực cho gan.
Rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá
Nếu bị gan nhiễm mỡ mà vẫn tiếp tục uống rượu bia, bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển thành xơ gan, ung thư gan.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.