Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không? Một số khuyến cáo

Người bệnh viêm gan B có thể đối mặt với nguy cơ xơ gan, suy gan, ung thư gan. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về độ nguy hiểm của bệnh lý này qua bài viết dưới đây. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra các khuyến cáo về những việc người mắc viêm gan B nên làm để đảm bảo sức khỏe cho chính mình.

Bạn đang đọc: Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không? Một số khuyến cáo

1. Viêm gan B tại Việt Nam

Virus viêm gan B (HBV) tấn công vào gan dẫn đến viêm gan B. Theo ước tính, có hơn 30% dân số thế giới mắc bệnh, tỷ lệ cao nhất ở các nước đang phát triển. HBV có thể gây viêm gan cấp tính và mạn tính. Trong đó viêm gan B mạn tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao với khoảng 8.6 triệu người. Thống kê cho thấy trường hợp viêm gan B mạn khoảng 9% ở phụ nữ và 12% ở nam giới. Tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch khác từ cơ thể người bệnh là nguyên nhân làm lây truyền virus. Đường từ mẹ sang con là con đường lây nhiễm viêm gan B phổ biến nhất tại Việt Nam.

Hiện nay, tiêm vắc xin phòng viêm gan B là cách an toàn và hiệu quả để phòng ngừa bệnh. Từ khi được đưa vào sử dụng năm 1982, vắc xin viêm gan B giúp ngăn ngừa lây nhiễm và các hậu quả mạn tính của bệnh với hiệu quả 95%. Tiêm chủng vắc xin cho trẻ sơ sinh được triển khai tại Việt Nam từ năm 2003.

Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không? Một số khuyến cáo

Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và thậm chí tính mạng người bệnh

2. Mức độ nguy hiểm của viêm gan B

2.1. Bệnh viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao

HBV có mặt trong máu và dịch cơ thể (tinh dịch, dịch âm đạo…) của người nhiễm bệnh. Viêm gan B dễ dàng lây nhiễm qua 3 con đường chính: đường từ mẹ sang con, đường máu và đường tình dục.

Các hình thức lây truyền bệnh cụ thể bao gồm:

– Lây từ mẹ sang con trong thai kỳ và quá trình sinh nở.

– Dùng chung kim tiêm khi tiêm thuốc, lấy máu, tiêm chích ma túy,…

– Xỏ lỗ trên cơ thể, xăm mình, châm cứu, điều trị y tế tại cơ sở không uy tín, thiết bị không được vệ sinh sạch khuẩn.

– Dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng và các đồ dùng cá nhân khác bị nhiễm máu của người bệnh.

– Quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh mà không có biện pháp bảo vệ (như đeo bao cao su).

– Vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh.

2.2. Triệu chứng bệnh viêm gan B không rõ ràng

Không ít trường hợp nhiễm viêm gan B nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào. Nhiều người chỉ có các dấu hiệu mờ nhạt, thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý gan mật này bao gồm:

– Mệt mỏi, đau nhức cơ thể, sốt thường bị nhầm thành cảm cúm thông thường.

– Chán ăn là triệu chứng phổ biến, dễ bị coi nhẹ, bỏ qua.

– Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa: Người bệnh thường không nghĩ đến nguyên nhân viêm gan B.

– Đau bụng vùng hạ sườn phải, nhưng đây cũng là dấu hiệu của các bệnh lý đường ruột.

– Các triệu chứng rõ ràng hơn như vàng da, vàng mắt, dấu sao mạch… chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Còn ở giai đoạn sớm, các triệu chứng này rất khó nhận ra.

Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào kể trên, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để để được chẩn đoán chính xác nhất.

Tìm hiểu thêm: Đặc điểm của xơ gan Xơ gan giai đoạn 1

Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không? Một số khuyến cáo

Triệu chứng của viêm gan B giai đoạn đầu thường không rõ ràng, khó phát hiện

2.3. Bệnh viêm gan B gây ra biến chứng nguy hiểm

Viêm gan B là “thủ phạm” đứng sau nhiều biến chứng trầm trọng, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh:

– Biến chứng viêm gan tối cấp gây lú lẫn, đột quỵ, trường bụng. Bệnh hoàn toàn có thể khiến gan ngừng hoạt động và gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

– Suy giảm chức năng gan do tế bào gan bị tấn công, khiến gan không thể thực hiện các vai trò đối với cơ thể.

– Biến chứng xơ gan do tế bào gan bị tổn thương trong thời gian dài dần trở thành các mô xơ sẹo. Trung bình có 20% người mắc viêm gan B mạn biến chứng thành xơ gan sau nhiều năm. Người bệnh có thể cần thực hiện ghép gan trong trường hợp gan tổn thương nghiêm trọng.

– Ung thư gan: Đây là biến chứng đặc biệt nguy hiểm của viêm gan B. Khoảng 5% người mắc viêm gan B tiến triển thành ung thư mỗi năm. Ung thư gan nếu được phát hiện ở giai đoạn muộn thường có tiên lượng xấu. Phẫu thuật loại bỏ một phần gan hoặc ghép gan là phương pháp điều trị ung thư gan thường gặp.

3. Cách điều trị viêm gan B

Hướng điều trị viêm gan B tùy thuộc vào thời gian nhiễm virus. Người bệnh chỉ mới tiếp xúc với HBV trong 2 – 3 ngày sẽ được điều trị khẩn cấp để loại bỏ virus. Với trường hợp viêm gan B cấp (HBV tồn tại dưới 6 tháng), người bệnh sẽ được điều trị hỗ trợ, áp dụng chế độ ăn uống – nghỉ ngơi hợp lý.

Người mắc viêm gan B mạn tính (trên 6 tháng) có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus để ngăn ngừa nguy cơ tổn thương gan. Viêm gan B mạn cần thời gian điều trị lâu, thậm chí kéo dài suốt cuộc đời. Người bệnh cần theo dõi thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để sàng lọc các vấn đề bất thường đối với bệnh lý gan mật.

Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không? Một số khuyến cáo

>>>>>Xem thêm: Bệnh gan nhiễm mỡ và những điều cần biết

Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan và ung thư gan

4. Khuyến cáo dành cho người mắc viêm gan B

Người bị viêm gan B nên thực hiện các lưu ý sau để đảm bảo sức khỏe bản thân và cộng đồng:

– Quan hệ tình dục an toàn với mọi hình thức quan hệ. Hãy chắc chắn rằng người bạn tính đã được tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B.

– Không dùng chung bơm kim tiêm với người khác trong bất cứ trường hợp nào.

– Không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng với bất kỳ ai.

– Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh; nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh; tránh uống rượu bia,…

– Thai phụ nhiễm viêm gan B cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn. Trẻ sơ sinh cần được thực hiện các biện pháp dự phòng để tránh lây virus viêm gan B từ mẹ.

Như vậy, bệnh viêm gan B thật sự là bệnh lý nguy hiểm về gan nói riêng cũng như trên cơ thể nói chung. Người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám ngay khi có triệu chứng bất thường, đảm bảo hiệu quả khám chữa bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *