Gan nhiễm mỡ là bệnh có thể tiến triển nặng, lượng mỡ dư thừa sẽ ngày càng gia tăng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra các dấu hiệu gan nhiễm mỡ qua từng giai đoạn để bạn có thể nhận biết sớm và ngăn chặn các hậu quả do bệnh gây ra, bảo vệ sức khỏe tối đa.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu gan nhiễm mỡ theo 3 cấp độ bệnh
1. Bệnh gan nhiễm mỡ là gì và nguyên nhân gây bệnh
Gan nhiễm mỡ là gồm hai dạng là gan nhiễm mỡ không do rượu và gan nhiễm mỡ do rượu. Dù mắc bệnh bằng bất cứ nguyên nhân nào thì đây đều là bệnh có lượng mỡ trong gan cao hơn so với mức tối thiểu 2-4% trọng lượng gan.
Đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ do rượu thì nguyên nhân chính là do sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn quá nhiều. Rượu bia khi vào cơ thể sẽ được lọc chủ yếu ở gan, uống nhiều rượu bia sẽ làm mỡ bị ứ đọng trong gan. Đồng thời làm suy giảm chức năng ức chế men gan phân giải Lipoprotein trong máu gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid, dẫn đến mắc gan nhiễm mỡ.
Nguy cơ mắc bệnh ngày càng cao hơn khi người bệnh vừa uống rượu bia và có các tác nhân tác động như: thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng, tuổi cao, mắc viêm gan C
Đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu thì có các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh là: thừa cân, béo phì, cơ thể có hàm lượng cholesterol xấu, triglycerides cao, cơ thể kháng insulin hay mắc tiểu đường type II, lớn tuổi, giảm cân cấp tốc trong thời gian ngắn, mắc suy giáp, suy tuyến yên, hội chứng buồng trứng đa nang…
Sử dụng quá nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ
2. Triệu chứng nhận biết gan nhiễm mỡ dựa theo từng giai đoạn bệnh
Mỡ trong gan tăng đồng thời giai đoạn bệnh cũng sẽ tiến triển theo. Tùy vào mỗi cấp độ mà người bệnh sẽ có những triệu chứng nhận biết rõ ràng từ nhẹ đến nặng và tần suất thường xuyên hơn.
2.1 Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ – Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh với lượng mỡ trong gan từ 5-10% trọng lượng của lá gan. Ở mức độ gan nhiễm mỡ nhẹ sẽ chưa có nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, đồng thời chưa có nhiều triệu chứng phát ra ngoài. Thường người bệnh phát hiện thông qua kiểm tra, tầm soát sức khỏe định kỳ.
2.2 Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ – Giai đoạn 2
Biểu hiện khi ở cấp độ 2 – lượng mỡ dư thừa trong gan chiếm 10-20% thường là:
– Cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn
– Mệt mỏi thường xuyên do gan bị suy giảm chức năng cũng sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng khác của cơ quan trong cơ thể.
– Lượng mỡ xuất hiện rõ ở nhu mô gan và cơ hoành khi chẩn đoán bằng hình ảnh. Gan có lượng mỡ đang lan rộng kèm các mô sẹo bắt đầu hình thành.
Khi ở giai đoạn này bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị để bệnh không chuyển biến sang giai đoạn 3 và giúp gan có khả năng phục hồi lại.
Tìm hiểu thêm: Điều trị gan nhiễm mỡ như thế nào?
Gan nhiễm mỡ khiến người bệnh mệt mỏi chán ăn
2.3 Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ – Giai đoạn 3
Dấu hiệu gan nhiễm mỡ giai đoạn 3 là lượng mỡ trong gan ở mức cao nhất trên 30% trọng lượng của lá gan. Khi đã ở giai đoạn này người bệnh chắc chắn sẽ có các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết rõ ràng, đặc trưng của bệnh hơn.
– Lượng mỡ trong gan lan rộng hơn chèn ép các tế bào gan, lâu ngày sẽ khiến các tế bào không còn khả năng hoạt động hình thành nên nhiều mô sẹo.
– Người bệnh sẽ cảm nhận rõ mức độ đau tức ở hạ sườn phải. Bởi kích thước gan to sẽ dẫn đến chèn ép các cơ quan khác và khiến bụng đau thường xuyên hơn
– Vàng mắt, vàng da: Khi gan bị suy giảm chức năng khiến bilirubin (loại sắc tố mật có màu vàng) không được đào thải, tích tụ lại dẫn đến chứng vàng da và vàng mắt ở người bệnh
– Mệt mỏi, chán ăn nghiêm trọng và kéo dài: Gan bị nhiễm mỡ khiến quá trình chuyển hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng bị gián đoạn. Lâu dài khiến người bệnh bị mất đi khẩu vị, chán ăn, làm cân nặng giảm sút nhanh chóng. Khi cơ thể không được hoạt động đúng cách sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi.
– Một số dấu hiệu gan nhiễm mỡ khác có thể là nổi các u mạch trên da, triệu chứng rối loạn nội tiết ở cả nam và nữ giới. Một số ít trường hợp ở nam giới mắc bệnh này có thể gặp các tình trạng teo tình hoàn, tuyến vú phát triển, nữ giới có thể tắc kinh, rong kinh, cân nặng bất thường,…
Giai đoạn 3 của gan nhiễm mỡ sẽ dễ dàng biến chứng thành xơ gan, ung thư gan rất nhanh, vì thế bạn cần tuân thủ nguyên tắc điều trị để làm giảm lượng mỡ trong gan và ngăn ngừa bệnh phát triển.
>>>>>Xem thêm: U gan nguyên bào – u gan ác tính ở trẻ em
Người mắc gan nhiễm mỡ có dấu hiệu đau tức hạ sườn bên phải
3. Những biến chứng nguy hiểm của gan nhiễm mỡ ảnh hưởng đến sức khỏe
Khi có có dấu hiệu bất thường như đã liệt kê phía trên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời ngăn ngừa tối đa biến chứng. Những tác hại nghiêm trọng của gan nhiễm mỡ đối với sức khỏe gồm có:
– Gây ra một số biến chứng trực tiếp ở gan như xơ gan, suy gan cấp, ung thư gan… Nếu không được điều trị kịp thời, khiến gan sẽ bị tổn hại nghiêm trọng và nguy hiểm nhất là đe dọa đến sự sống khi bệnh tiến triển thành ung thư gan. Ung thư gan là căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.
– Ảnh hưởng tới bộ phận khác trong cơ thể: Gan nhiễm mỡ kéo dài sẽ gây tình trạng mệt mỏi, chán ăn, hấp thu dinh dưỡng kém, sụt cân. Từ đó khiến khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút dễ mắc nhiều căn bệnh khác. Đồng thời nếu sức khỏe giảm sút sẽ khiến người bệnh không đủ điều kiện để đáp ứng được điều trị các bệnh xơ gan hay ung thư gan.
– Ảnh hưởng tới chức năng tim mạch: Tình trạng mỡ dư thừa trong gan nếu kéo dài liên tục, sẽ gây xơ vữa động mạch, bệnh lý tim mạch. Khi hình thành mảng xơ vữa sẽ khiến người bệnh gặp các triệu chứng suy giảm trí nhớ, đau đầu, mất ngủ…
Gan nhiễm mỡ là bệnh tiến triển âm thầm với các dấu hiệu nhận biết sớm còn mờ nhạt. Chính vì vậy bệnh rất dễ tiến triển nặng qua từng giai đoạn và gây biến chứng nếu bỏ qua những dấu hiệu, để kịp thời điều trị. Việc ngăn ngừa tối đa biến trứng dễ nhất và hiệu quả nhất là phòng tránh mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Đây là phương pháp vừa bảo vệ sức khỏe gan và sức khỏe tổng quát của con người.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.