Xơ gan kéo dài dễ gây ung thư gan, bên cạnh đó còn kéo theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm cấp tính, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân như hạ natri máu, rối loạn đông máu. Cùng tìm hiểu xơ gan hạ natri máu và biến chứng rối loạn đông máu diễn ra như thế nào, ngay trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Xơ gan hạ natri máu, biến chứng rối loạn đông máu
1. Hạ natri máu ở bệnh nhân xơ gan
1.1 Phân loại
Khi nồng độ natri trong máu ở bệnh nhân xơ gan
Phân loại dựa theo 4 tiêu chí:
Thể tích nước của toàn bộ cơ thể: khoảng 90% bệnh nhân hạ natri máu tăng thể tích dịch ngoài bào (chướng bụng, phù chân).
Nồng độ natri máu:
Triệu chứng lâm sàng: mức độ trung bình – nặng (buồn nôn, nôn, lú lẫn, đau đầu) và mức độ nguy kịch (nôn, suy hô hấp, suy tim mạch, co giật, hôn mê).
Thời gian hạ natri: hạ natri máu cấp (48 giờ).
Tiêu chuẩn chẩn đoán hạ natri máu ở bệnh nhân xơ gan.
1.2 Xơ gan hạ natri máu diễn ra theo cơ chế nào?
Ở bệnh nhân xơ gan, diễn ra tình trạng tăng sức cản mạch máu và tuần hoàn hệ cửa. Các chất trung gian gây giãn mạch trong hệ tuần hoàn làm giãn mạch máu trong tan, kết hợp với hoạt động co mạch ngoài gan làm giảm thể tích tuần hoàn hiệu quả. Điều này gây giảm tưới máu thận, hệ thần kinh tự chủ, hormon kháng lợi niệu ADH, dẫn tới tình trạng giữ muối, giữ nước gây phù và hạ natri máu.
Nguyên nhân ít gặp gây hạ natri máu ở người bệnh xơ gan có thể gồm: suy thượng thận tương đối; nhược giáp mạn tính; thuốc vận mạch terlipressin.
1.3 Xơ gan hạ natri máu điều trị bằng cách nào?
Muốn điều trị xơ gan hạ natri máu trước hết bác sĩ cần phân loại, mức độ và thời gian hạ natri máu.
– Nếu hạ natri máu giảm thể tích, thường do sử dụng lợi tiểu quá liều hoặc mất nước do nôn/tiêu chảy thì điều trị dừng lợi tiểu (ngưng lợi tiểu), ngưng ức chế beta, bồi hoàn thể tích tuần hoàn (bổ sung nước, điện giải, natri,…).
– Nếu hạ natri máu tăng thể tích, hạ mức độ nặng (
2. Rối loạn đông máu ở bệnh nhân xơ gan
2.1 Vì sao xơ gan gây tình trạng rối loạn đông máu?
Xơ gan cấp hoặc mạn tính đều ảnh hưởng tới quá trình đông máu vì chúng làm giảm khả năng tổng hợp các yếu tố đông máu và ức chế, gây bất thường về số lượng và chất lượng tiểu cầu (tăng sự kết dính tiểu cầu), rối loạn cầm máu (tăng đông dễ hình thành cục máu đông), tiêu sợi huyết, giảm độ thanh thải của các yếu tố kích hoạt.
Rối loạn đông máu ở bệnh nhân xơ gan là một biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh do dễ hình thành cục máu đông gây thuyên tắc phổi, tim, đột quỵ não.
Tìm hiểu thêm: U máu gan phải có nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh nhân xơ gan dễ bị hạ natri máu gây tình trạng rối loạn đông máu, dễ hình thành cục máu đông nguy hiểm.
2.2 Chẩn đoán rối loạn đông máu ở bệnh nhân xơ gan
Xét nghiệm
Để chẩn đoán tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân xơ gan, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm giúp đánh giá chỉ số đông cầm máu.
Các xét nghiệm này sẽ cung cấp cho bác sĩ lâm sàng hình ảnh trực quan về quá trình đông máu của bệnh nhân. Từ những thông số thu được, có thể giúp định lượng các thành phần cụ thể trong quá trình đông cầm máu của người bệnh, qua đó giúp định hướng điều trị (truyền chế phẩm máu) một cách kịp thời và hiệu quả.
Hiện nay, xét nghiệm đo độ đàn hồi cục máu ROTEM có thể có thể đánh giá chức năng đông cầm máu một cách chính xác hơn trên các bệnh nhân xơ gan có biểu hiện nguy cơ chảy máu khi cần can thiệp hoặc ghép gan.
Siêu âm gan/Siêu âm đàn hồi mô gan
Bên cạnh việc chẩn đoán rối loạn đông máu ở bệnh nhân xơ gan nhờ xét nghiệm, các bác sĩ cần thăm dò đánh giá chức năng gan thông qua siêu âm gan/siêu âm đàn hồi mô gan. Đây là kỹ thuật an toàn, không xâm lấn, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh chóng. Ngày nay, siêu âm đàn hồi mô gan được áp dụng ngày càng rộng rãi bởi tính ưu việt của nó, đó là có thể giúp đánh giá sớm và chính xác hơn mức độ xơ hóa ở gan, xơ gan ngay từ giai đoạn nhẹ (mới chớm).
>>>>>Xem thêm: Xơ gan tràn dịch màng phổi: Biến chứng nguy hiểm
Siêu âm đàn hồi mô gan là kỹ thuật siêu âm tiên tiến được ứng dụng tại nhiều bệnh viện uy tín trong đó có Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.
2.3 Xử trí tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân xơ gan
Xử trí tình trạng rối loạn đông máu ở bệnh nhân xơ gan, tùy thuộc vào từng giai đoạn như sau:
Điều chỉnh rối loạn đông máu ở bệnh nhân xơ gan sắp trải qua thủ thuật xâm lấn: Truyền tiểu cầu giúp cải thiện các thông số trong chỉ số rối loạn đông máu hiệu quả hơn phương pháp truyền chủ động các chế phẩm máu.
Điều chỉnh rối loạn đông máu trên bệnh nhân bị bệnh gan giai đoạn cuối:
Nếu chảy máu không do vỡ, dãn thì: điều trị bệnh nền, đánh giá số lượng tiểu cầu, nồng độ fibrinogen và các xét nghiệm toàn bộ về hệ đông máu như TEG hoặc ROTEM. Cho vitamin K nếu tiền căn bệnh nhân nghĩ tới thiếu hụt. Truyền tiểu cầu để duy trì số lượng tiểu cầu >50,000 (>100,000/microL cho chảy máu diễn tiến, nặng hoặc chảy máu hệ thần kinh trung ương). Truyền chế phẩm giàu fibrinogen (ưu tiên kết tủa lạnh, chế phẩm tạo ra thể tích nhỏ hơn là huyết tương tươi đông lạnh (FFP), để duy trì nồng độ fibrinogen ≥100-120 mg/dL. Sử dụng các tác nhân chống tiêu sợi huyết (tranexamic acid hoặc epsilon aminocaproic acid) nếu tiêu sợi huyết quá mức được nghi ngờ.
Nếu chảy máu do vỡ dãn, nguyên nhân chính là tăng áp lực tĩnh mạch cửa hơn là một trường hợp xuất huyết tạng. Các can thiệp quan trọng nhất để ngăn ngừa và điều trị chảy máu là giảm áp lực tĩnh mạch cửa, buộc thắt vết thương chảy máu. Các cơ chế cầm máu dường như chỉ đóng vai trò thoáng qua. Truyền máu và các chế phẩm máu để đảm bảo duy trì nhu cầu hồi sức và thăng bằng đông máu mới. Truyền HC lắng giữ Hb>7g/dl. Truyền tiểu cầu, mục tiêu > 50.000/mm3. Điều chỉnh huyết tương tươi hoặc kết tủa lạnh.
Phát hiện và kiểm soát tiêu sợi huyết.
Hi vọng những thông tin về chủ đề xơ gan hạ natri máu và biến chứng rối loạn đông máu mà chúng tôi đề cập có thể giúp bạn phần nào hiểu được những tác hại nguy hiểm của bệnh xơ gan, cơ chế tổn thương và cách xử trí. Nếu có vấn đề nghi ngờ mắc bệnh lý gan mật, bạn nên đi thăn khám sớm để được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.