Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?

Viêm gan B là bệnh lý về gan do Hepatitis B Virus (HBV) gây ra. Đây là một trong những bệnh lý về gan nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Vậy viêm gan B có lây không? Nếu có thì căn bệnh này lây qua đường nào và làm gì để phòng tránh? Bạn có thể tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Bạn đang đọc: Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?

1. Viêm gan B là gì?

Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?

Viêm gan B là bệnh lý về gan do Hepatitis B Virus (HBV) gây ra

Viêm gan B là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B Hepatitis B Virus (HBV). Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của gan, có thể dẫn đến nhiễm trùng gan thậm chí đe dọa đến tính mạng. Hiện nay, virus viêm gan B vẫn là một tron những mối đe dọa lớn đến sức khỏe toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 400 triệu người trên toàn thế giới mắc viêm gan B mãn tính. Riêng tại Việt Nam số người nhiễm virus căn bệnh này chiếm khoảng 20%.

2. Mắc virus viêm gan B nguy hiểm ra sao?

Người bệnh viêm gan B thường mệt mỏi, suy nhược, gầy yếu, vàng mắt, vàng da, buồn nôn, chướng bụng. Bởi HBV khiến chức năng gan suy giảm, khả năng đào thải các chất độc hại cho cơ thể vì thế mà kém dẫn đến chất độc hại tích tụ nhiều trong cơ thể.

Thông thường, người mắc viêm gan B ít khi nhận ra các dấu hiệu bất thường vì các triệu chứng không rõ ràng, âm thầm tàn phá cơ thể. Bệnh có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan khi đã chuyển sang mãn tính. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sức khỏe người bệnh nhanh chóng chuyển biến xấu, đe dọa đến tính mạng.

3. Viêm gan B có lây không?

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm gan A có lây không? nguyên nhân gây bệnh

Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?

Viêm gan B có lây không?

Viêm gan B có lây không là câu hỏi của không ít người. Thực tế đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Một trong những lý do đó là khả năng lây nhiễm cực cao của nó. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn cần nắm được 3 con đường lây nhiễm sau:

3.1. Viêm gan B có lây không? – Lây từ mẹ sang con

Trẻ sơ sinh có khả năng mắc bệnh cao nếu mẹ nhiễm virus HBV. Nếu không có các biện pháp bảo vệ kịp thời sau sinh thì khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con là rất lớn. Một trong những cách hữu hiệu nhất để tránh lây nhiễm đó là tiêm phòng. Đặc biệt, nên tiêm cho bé trong 24 giờ sau sinh.

3.2. Lây qua quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh cũng là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao gây nên viêm gan B. Vì vậy bạn cần có biện pháp bảo vệ an toàn, hợp lý để tránh lây nhiễm căn bệnh này. Nếu trong gia đình có vợ hoặc chồng bị mắc viêm gan B, bạn cần thăm khám và tiêm phòng kịp thời tránh lây nhiễm chéo.

3.3. Viêm gan B có lây không? – Lây qua đường máu

Đường máu cũng là một trong những con đường chủ yếu và nhanh nhất lây lan bệnh viêm gan B. Khả năng lây nhiễm căn bệnh này rất cao đối với các trường hợp hiến máu, truyền máu, tiêm, xăm hình nếu dụng cụ không được khử trùng đúng quy định. Bên cạnh đó, không nên dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu với người mắc bệnh bởi nó rất dễ lây lan virus qua đường máu.

4. Viêm gan B có lây không? Cách phòng ngừa viêm gan B

Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?

>>>>>Xem thêm: Viêm gan C: Triệu chứng, biến chứng và cách phòng ngừa

Tiêm vaccine là cách phòng ngừa viêm gan B hữu hiệu

4.1. Tiêm vaccine

Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất trong các phương pháp phòng ngừa viêm gan B. WHO khuyến cáo, người dân cần tiêm liều vaccine viêm gan B đầu tiên càng sớm càng tốt. Đặc biệt nên tiêm  trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, các mũi tiếp theo thực hiện khi 2, 3 và 4 tháng. Cũng theo WHO, vaccine viêm gan B có tác dụng tạo kháng thể bảo vệ ở hơn 95% trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh niên. Hiệu quả bảo vệ của vaccine này cao, kéo dài ít nhất 20 năm thậm chí là suốt đời nếu như nồng độ kháng thể kháng virus được tạo ra sau khi tiêm phòng lớn > 1000 IU/L.

4.2. Các phương pháp phòng ngừa khác

Bên cạnh đó, để phòng ngừa viêm gan B bạn cần lưu ý những điều sau:

– Không sử dụng chung kim tiêm cũng như các dụng cụ xuyên chích qua da khác.

– Quan hệ tình dục an toàn.

– Tránh tiếp xúc với máu cũng như các dịch tiết của người bệnh

– Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như: dao cạo râu và bàn chải đánh răng,… với người viêm gan B.

– Không xăm mắt, môi… tại những cơ sở không đảm bảo việc khử trùng dụng cụ an toàn.

– Kiểm soát sức khỏe tiền hôn nhân, nếu vợ hoặc chồng nhiễm virus viêm gan thì người còn lại cần tiêm phòng trước khi kết hôn.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về căn bệnh viêm gan B. Hy vọng đã giải đáp phần nào được thắc mắc của các bạn, đặc biệt là đối với câu hỏi Viêm gan B có lây không của nhiều độc giả. Để phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả, hãy thực hiện tiêm vaccine viêm gan B và đến các  cơ sở uy tín để được thăm khám và tư vấn đúng hướng.

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *