Ước tính có khoảng 30 triệu người Việt Nam bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Độ tuổi bị ảnh hưởng của căn bệnh này chủ yếu từ 40 đến 60 tuổi. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm, tuy nhiên rất nhiều người còn chủ quan cho rằng gan nhiễm mỡ là vô hại.
Bạn đang đọc: Bệnh gan nhiễm mỡ: nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán
1. Tìm hiểu về bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Gan có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và thải độc, lượng mỡ trong gan thường chiếm 2-4% khối lượng gan. Khi lượng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan, chiếm tới hơn 5% trọng lượng của gan sẽ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Khi gan bị nhiễm mỡ, các chức năng sẽ bị ảnh hưởng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh.
Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý khá phổ biến tại nước ta
2. Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng của tình trạng gan nhiễm mỡ
2.1. Nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Sử dụng các loại đồ uống có cồn: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Rượu, bia và đồ uống có cồn khác làm hạn chế quá trình tổng hợp lipoprotein, đồng thời ức chế thải mỡ ở gan, làm tích tụ các phân tử mỡ tại gan.
Béo phì khiến bạn có khả năng bị gan nhiễm mỡ cao gấp nhiều lần so với người có trọng lượng bình thường. Việc thường xuyên cung cấp chất béo vượt ngưỡng hấp thu của cơ thể nên gây ra hiện tượng tích tụ mỡ trong gan.
Mỡ máu cao cũng khiến gan tích tụ nhiều mỡ do Lipid trong máu đi qua gan quá nhiều thì hàm lượng cholesterol trong máu sẽ tăng cao. Nếu vượt quá khả năng chuyển hoá của gan sẽ khiến cho mỡ máu tồn đọng tại gan sinh ra gan nhiễm mỡ.
Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ bị bệnh cao hơn do bản chất của tiểu đường là rối loạn chuyển hoá glucose, khi đường huyết cao sẽ khiến gan mất đi chức năng chuyển hoá cholesterol, lâu dần sẽ tích tụ nhiều cholesterol gây ra gan nhiễm mỡ.
Sút cân quá nhanh hoặc suy dinh dưỡng khiến cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein khiến cho triglyceride tích tụ trong gan, gây thừa mỡ thừa trong gan.
Một số loại thuốc điều trị mỡ máu, điều trị bệnh phổi… có tác dụng phụ gây tổn thương gan, làm gan nhiễm mỡ.
2.2. Ai có khả năng bị bệnh gan nhiễm mỡ cao?
Đây là căn bệnh rất thường gặp, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng. Tuy nhiên, các đối tượng sau có nguy cơ bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn là:
– Người bị béo phì, người có chỉ số khối cơ thể lớn hoặc người giảm cân đột ngột hay bị suy dinh dưỡng
– Những người bị bệnh viêm gan mãn tính như viêm gan B, C.
– Những người mắc bệnh tiểu đường type 2, có chỉ số triglyceride tăng cao, cholesterol xấu trong máu cao…
– Những người bị hội chứng buồng trứng đa nang, suy tuyến giáp, suy tuyến yên cũng có nguy cơ cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Viêm gan B có chữa được không và cách phòng tránh
Những người bị béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ
2.3. Các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ qua từng giai đoạn
Gan nhiễm mỡ tiến triển qua 4 giai đoạn với những biểu hiện từ nhẹ đến nặng:
Biểu hiện gan nhiễm mỡ độ 1: Lượng mỡ trong gan chiếm 5 đến 10% tổng trọng lượng gan. Đây là giai đoạn nhẹ, thường không có biểu hiện rõ ràng.Bệnh chỉ tình cờ được phát hiện khi người bệnh đi khám sức khỏe, siêu âm gan… Phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì gan nhiễm mỡ độ 1 có thể khỏi hoàn toàn.
Biểu hiện gan nhiễm mỡ độ 2: Đây là giai đoạn lượng mỡ trong gan chiếm 10 – 20% tổng trọng lượng lá gan. Người bệnh xuất hiện một số biểu hiện như chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi… Những biểu hiện này rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khiến người bệnh thường chủ quan, không đi khám dẫn đến gan nhiễm mỡ dễ dàng chuyển biến xấu sang giai đoạn 3.
Biểu hiện gan nhiễm mỡ độ 3: là giai đoạn tiến triển cuối cùng khi lượng mỡ chiếm tới 20 – 30% tổng trọng lượng gan. Lúc này, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tức hạ sườn phải, bị vàng da, vàng mắt, chán ăn, mệt mỏi… Ngoài ra bệnh nhân có các biểu hiện về rối loạn nội tiết tố như rong kinh, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, rối loạn cương dương ở nam giới.
3. Những biến chứng nguy hiểm của gan nhiễm mỡ
Viêm gan: Mỡ bao phủ các tế bào gan làm cho chức năng gan suy giảm, làm suy giảm khả năng thải độc, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân như độc tố trong thực phẩm, vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng xâm nhập gây bệnh viêm gan.
Xơ gan: trong tình trạng nhiễm mỡ khiến các tế bào gan hoạt động quá mức tạo ra các sợi xơ gây hoại tử các tế bào gan, hình thành các mô sẹo làm cho gan bị chai cứng dẫn tới xơ gan.
Ung thư gan: Gan nhiễm mỡ âm thầm tiến triển dẫn đến ung thư gan. Biến chứng hình thành dựa trên sự tiến triển của xơ gan.
4. Các phương pháp giúp chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Để chẩn đoán chính xác tình trạng gan nhiễm mỡ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như sau:
– Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra các chỉ số như Cholesterol, Triglycerid và các định lượng men gan AST, ALT, GGT xem có tăng hay không. Nếu nghi ngờ gan nhiễm mỡ tiến triển xơ gan, cần thực hiện xét nghiệm thêm các chỉ số như Bilirubin, Albumin, protein máu…
– Thực hiện các xét nghiệm để phát hiện người bệnh có bị nhiễm Virus viêm gan A, B, C hay không.
– Siêu âm ổ bụng: đây là phương pháp nhanh chóng, không tốn kém, không xâm lấn để chẩn đoán tình trạng gan nhiễm mỡ. Nếu nghi ngờ bệnh nhân xơ gan có thể thực hiện siêu âm đo độ đàn hồi của gan.
>>>>>Xem thêm: 5 biến chứng nguy hiểm của bệnh xơ gan bạn cần biết
Thăm khám chuyên khoa gan mật tại Hệ thống y tế Thu Cúc TCI
5. Điều trị tình trạng gan nhiễm mỡ như thế nào?
– Giảm cân: Đối với những người béo phì bị gan nhiễm mỡ bắt buộc phải giảm cân. Giảm cân an toàn khoa học dưới hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ làm giảm tổn thương gan. Người bệnh cần tuyệt đối tránh các cách giảm cân cấp tốc hoặc tự ý uống thuốc giảm cân bởi nó sẽ khiến gan nhiễm mỡ trầm trọng hơn.
– Sử dụng vitamin E hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ nếu người bệnh không bị đái tháo đường.
– Kiểm soát rối loạn mỡ máu cũng sẽ giúp giảm tình trạng gan nhiễm mỡ.
– Tiêm phòng vắc xin ngừa virus viêm gan A, B, giúp bạn phòng tránh viêm gan virus.
Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong nhưng bệnh lý gan mật khá phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chưa được người bệnh thực sự chú ý. Nâng cao hiểu biết về căn bệnh này giúp bạn có thể bảo vệ lá gan của của bản thân một cách tốt hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.