Men gan tăng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Men gan tăng cao rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tình trạng này ngày càng có xu hướng trẻ hóa, mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải. Hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn bảo vệ tốt nhất sức khỏe chính mình. Các thông tin trên, cùng với hướng điều trị men gan cao sẽ được nêu rõ trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Men gan tăng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1. Thế nào là men gan tăng?

Men gan là các enzyme xúc tác trong gan, gồm AST, ALT, ALP, GGT,… được giải phóng và hoa tan vào máu. Nồng độ men gan trong máu luôn được duy trì ở một chỉ số ổn định. Tuy nhiên, khi gan chịu tác động nào đó làm phá hủy tế bào gan, nồng độ men gan sẽ tăng cao, vượt giới hạn bình thường.

Như vậy, có thể nói chỉ số men gan cao là dấu hiệu sớm nhất cảnh báo tình trạng tổn thương của gan. Tình trạng này rất phổ biến ở xã hội hiện đại và đang có xu hướng tăng nhanh. Người bệnh cần thăm khám sớm và kiểm soát chỉ số men gan để tránh các hậu quả nguy hiểm.

Men gan tăng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chỉ số men gan vượt ngưỡng bình thường là dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan

2. Nguyên nhân làm tăng men gan

Có rất nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng men gan cao, trong đó điển hình gồm:

2.1. Virus viêm gan

Bệnh lý viêm gan virus là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng chỉ số men gan. Các loại virus viêm gan A, B, C, D, E) xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công tế bào gan, gây tổn thương gan nghiêm trọng. Trong đó hai loại virus viêm gan B và C đặc biệt nguy hiểm. Nếu hoạt động mạnh, chúng có thể gây viêm gan B (hoặc C) cấp tính, mạn tính, tăng nguy cơ xơ gan, suy gan, ung thư gan.

2.2. Lạm dụng rượu bia gây men gan tăng

Những người sử dụng lượng lớn rượu bia trong thời gian dài thường có biểu hiện men gan cao. Lý do là bởi nồng độ cồn, các chất kích thích sẽ làm tổn thương tế bào gan, suy giảm chức năng gan.

2.3. Do việc sử dụng thuốc

Nhiều người Việt Nam có thói quen tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, kháng viêm,… không theo đơn của bác sĩ. Gan là cơ quan đảm nhận chức năng chuyển hóa các loại thuốc này. Việc sử dụng bừa bãi các loại thuốc sẽ khiến gan làm việc quá tải, dẫn đến tổn thương.

Bên cạnh đó, người dân cần tránh lạm dụng các thực phẩm chức năng, thuốc không rõ nguồn gốc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào.

Tìm hiểu thêm: Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không?

Men gan tăng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Việc lạm dụng các loại thuốc không tuân theo chỉ định của bác sĩ là nguyên nhân khiến men gan cao

2.4. Men gan tăng do chế độ ăn uống

Sức khỏe lá gan có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống của mỗi người. Độc tố trong các thực phẩm nạp vào cơ thể là nguyên nhân gây men gan cao.

Gan sẽ phải hoạt động nhiều hơn để xử lý và loại bỏ độc tố từ các loại thực phẩm nấm mốc, chứa chất bảo quản, phẩm màu, dư lượng thuốc bảo vệ, không đảm bảo vệ sinh,… Từ đó, tế bào gan bị hủy hoại, tăng men gan, gây viêm gan và thậm chí là ung thư gan.

2.5. Một số bệnh lý

Men gan cao có thể gây ra bởi các bệnh lý như: suy tim, viêm tụy, sốt rét, đái tháo đường, bệnh lý đường mật gồm sỏi đường mật, nhiễm trùng, khối u,… Những bệnh lý này làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa tế bào gan, khiến men gan vượt ngưỡng bình thường.

3. Triệu chứng men gan tăng

Người bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt nếu men gan gấp 2 đến 4 lần giới hạn bình thường. Các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ ràng hơn khi chỉ số này tăng hơn 5 lần. Các dấu hiệu này bao gồm:

– Vàng da, vàng mắt do gan không chuyển hóa và lọc thải được sắc tố mật bilirubin. Tế bào gan được giải phóng vào máu sẽ khiến vàng da, vàng niêm mạc mắt. Đồng thời, móng tay người bệnh cũng chuyển vàng, kết hợp có màng nhầy trong khoang miệng.

– Nước tiểu đậm màu hơn bình thường, phân nhạt màu hoặc có màu trắng. Triệu chứng này xuất phát từ việc gan bị tổn thương khiến dịch tiêu hóa đi vào máu. Đây là dấu hiệu cảnh báo chức năng gan đã tổn thương nặng nề, cần khẩn trương thăm khám.

– Ngứa da với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào chỉ số men gan. Gan bị tổn thương khiến chức năng đào thải độc tố bị ảnh hưởng, khiến độc tố tích tụ trong da gây cảm giác ngứa.

– Phù nề bất thường, đặc biệt tại phần dưới cơ thể như mắt cá chân, bàn chân. Đây là biểu hiện của việc các chất tích tụ trong cơ thể do việc thanh lọc kém hiệu quả của gan.

– Một số triệu chứng khác như đau bụng (vùng hạ sườn phải – vùng gan), buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, thay đổi tâm lý, suy giảm nhu cầu tình dục,…

Người bệnh nên nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế uy tín ngay khi xuất hiện một trong các triệu chứng trên. Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp tăng hiệu quả điều trị và phục hồi chức năng gan.

4. Men gan tăng có nguy hiểm như thế nào?

Chỉ số men gan phản ánh sức khỏe lá gan của mỗi người. Do đó, men gan cao cảnh báo gan đang bị tổn thương theo các mức độ như sau:

– Chỉ số men gan từ 40 IU/L – 80 IU/L: Nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm gan virus hoặc viêm gan do rượu, béo phì,…

– Chỉ số men gan từ 80 IU/L – 150 IU/L: Suy giảm chức năng gan, nguy cơ biến chứng xơ gan, xơ gan cổ trướng.

– Chỉ số men gan từ 150 IU/L trở lên (đặc biệt là trên 200 IU/L): Tế bào gan tổn thương nghiêm trọng, khả năng cao dẫn đến xơ gan, suy gan, ung thư gan.

Nếu sớm được khống chế và điều trị kịp thời, tình trạng men gan cao sẽ không gây hại cho sức khỏe. Ngược lại, gan sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu tình trạng này không được phát hiện và kiểm soát đúng cách.

Men gan tăng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để bảo vệ gan? chức năng gan suy giảm

Men gan cao nếu không được kiểm soát sớm sẽ khiến gan bị tổn thương nặng nề, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng

5. Điều trị men gan cao

Căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng, cơ chế của tình trạng men gan vượt ngưỡng, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp cho từng người bệnh.

– Men gan cao do viêm gan siêu vi: Có thể ức chế hoạt động của virus bằng thuốc kháng virus; từ đó giúp hạ men gan và bảo vệ gan.

– Nguyên nhân do sử dụng các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá), các loại thuốc: Người bệnh cần dừng ngay việc sử dụng các chất này. Đồng thời, cần kết hợp sử dụng các loại thuốc cải thiện chức năng gan, hỗ trợ quá trình thải độc gan.

– Nguyên nhân do chế độ ăn: Điều chỉnh thực đơn ăn uống hợp lý, lành mạnh.

– Điều trị các bệnh lý tại các cơ quan khác là nguyên nhân dẫn đến men gan cao.

Trên đây là nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị men gan tăng. Người bệnh cần thăm khám tại cơ sở y tế uy tín, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Bác sĩ sẽ xác định tình trạng và mức độ của bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu, phục hồi và bảo vệ lá gan cũng như sức khỏe cơ thể nói chung.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *