Gan nhiễm mỡ là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Gan nhiễm mỡ xảy ra khi chất béo tích tụ nhiều trong mô gan, cản trở hoạt động của tế bào gan. Bệnh lý này có thể gây viêm gan hoặc không, nhưng đều cần điều trị kịp thời để tránh các vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Tham khảo bài viết sau để hiểu hơn gan nhiễm mỡ là gì, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa.

Bạn đang đọc: Gan nhiễm mỡ là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

1. Phân loại gan nhiễm mỡ và các triệu chứng của bệnh

1.1. Gan nhiễm mỡ là gì?

Trong các cơ quan nội tạng ở người, gan có kích thước lớn nhất và đóng nhiều vai trò quan trọng. Các chức năng chính của gan gồm: hấp thu dưỡng chất, thải độc, chuyển hóa năng lượng, tiêu hóa thức ăn,… Trong gan thường có một lượng mỡ nhất định, khi định lượng này vượt quá 5% trọng lượng gan thì được gọi là gan nhiễm mỡ.

Mức độ ảnh hưởng của bệnh đến hoạt động và chức năng gan tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh có thể tiến triển thành viêm gan mạn tính và xơ gan.

Gan nhiễm mỡ là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Gan nhiễm mỡ có thể làm suy giảm chức năng gan và dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nếu không được điều trị kịp thời

1.2. Phân loại gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ được chia thành 2 loại dựa vào nguyên nhân và tính chất của bệnh:

Gan nhiễm mỡ do rượu

Tình trạng gan nhiễm mỡ ở trường hợp này bắt nguồn từ việc lạm dùng rượu bia, đồ uống có cồn (Alcohol-Related Fatty Liver Disease). Thói quen xấu này gây rối loạn chức năng thải lọc chất độc hại trong cơ thể, gây tổn thương tế bào gan. Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do rượu nếu vẫn tiếp tục uống rượu sẽ chuyển sang viêm gan do rượu và có thể tiến triển thành xơ gan do rượu.

Cụ thể, các biến chứng nghiêm trọng của bệnh bao gồm:

– Gan to: Gây đau hoặc khó chịu vùng bụng phía trên bên phải (vùng gan – hạ sườn phải).

– Viêm gan do rượu: Gây sưng gan, người bệnh có thể gặp triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt, vàng da, vàng mắt.

– Xơ gan do rượu: Gây ra bởi sự hình thành mô sẹo trong gan dẫn đến tích tụ dịch trong bụng (xơ gan cổ trướng). Các hệ lụy thường gặp của bệnh là tăng áp lực tĩnh mạch cửa, lú lẫn, thay đổi hành vi, lách to, dễ chảy máu trong, suy gan, có thể dẫn đến tử vong.

Gan nhiễm mỡ không do rượu

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu  (Nonalcoholic Fatty Liver Disease – NAFLD) có thể thuộc một trong 2 nhóm:

– Gan nhiễm mỡ đơn thuần (Simple fatty liver): Gan tích tụ mỡ nhưng không bị viêm hoặc tổn thương tế bào gan. Tình trạng này thường không nghiêm trọng, đồng thời dễ dàng khắc phục. Phần lớn người mắc gan nhiễm mỡ không do rượu (khoảng 70% – 80%) thuộc nhóm gan nhiễm mỡ đơn thuần.

– Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Nonalcoholic steatohepatitis): Lúc này người bệnh bị viêm gan nên tình trạng nghiêm trọng hơn so với gan nhiễm mỡ đơn thuần. Viêm và tổn thương tế bào gan gây ra bởi  gan nhiễm mỡ không do rượu có thể dẫn đến các biến chứng như xơ gan và ung thư gan.

1.3. Biểu hiện của gan nhiễm mỡ là gì?

Thông thường, gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, một số người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn hoặc đau hạ sườn phải. Đây là các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác. Hầu hết người bệnh chỉ tình cờ phát hiện gan nhiễm mỡ khi thăm khám định kỳ, siêu âm gan.

Khi gan nhiễm mỡ gây viêm gan hoặc xơ gan, các triệu chứng trở nên rõ rệt hơn, bao gồm:

– Sưng bụng, nhiều mạch máu nổi dưới da bụng; giãn nở mạch máu dưới da;

– Đỏ lòng bàn tay;

– Phù chân;

– Xuất huyết tiêu hóa;

– Ngứa da, vàng da, vàng mắt.

2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ

Phần 1.2 ở trên đã đề cập đến 2 loại gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân gây bệnh cũng được phân tách thành 2 loại theo đặc điểm tiến triển và tổn thương của bệnh.

2.1. Gan nhiễm mỡ do rượu

Nguyên nhân gây bệnh trong trường hợp này là do việc sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn như rượu bia. Trường hợp sử dụng lượng nhỏ rượu bia, không liên tục, tế bào gan có thể tự phục hồi. Ngược lại, lạm dụng rượu bia sẽ khiến chất cồn gây hại đến gan, giảm phân giải mỡ xấu, tăng tích lũy mỡ thừa ứ đọng tại gan. Mặt khác, chất cồn còn ức chế phân giải lipoprotein trong máu, gây hệ quả rối loạn chuyển hóa lipid máu. Lượng mỡ trong gan sẽ ngày một tăng nếu người bệnh tiếp tục uống rượu bia.

Đáng chú ý, nguy cơ gan nhiễm mỡ tăng lên đối với những người uống nhiều rượu bia và kết hợp với các yếu tố dưới đây:

– Thừa cân, béo phì;

– Suy dinh dưỡng;

– Mắc bệnh viêm gan virus mạn tính, đặc biệt là viêm gan B, C.

– Tuổi cao;

– Yếu tố gen di truyền.

Gan nhiễm mỡ là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Lạm dụng rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra gan nhiễm mỡ, kéo theo tổn thương nghiêm trọng tế bào gan

2.2. Gan nhiễm mỡ không do rượu

Trả lời cho câu hỏi “Nguyên nhân gan nhiễm mỡ là gì?”, hãy tiếp tục tìm kiếm “thủ phạm” đứng sau tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu.

Thừa cân, béo phì

Các nghiên cứu đã chỉ ra, cân nặng của cơ thể tỷ lệ thuận với lượng chất béo tích tụ trong gan. Điều này có nghĩa là lượng mỡ thừa trong gan sẽ càng nhiều ở người có cân nặng càng cao. Tỷ lệ tổn thương gan do mỡ tích tụ ở những người béo phì nằm trong ngưỡng vô cùng nguy hiểm, từ 61% – 94%.

Suy dinh dưỡng

Không chỉ thừa cân, béo phì tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, tình trạng suy dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây bệnh thường gặp. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng không thể tổng hợp được apolipoprotein. Điều này khiến triglyceride tích tụ trong gan dẫn đến mỡ thừa tại gan.

Giảm cân quá mức

Giảm cân quá nhanh trong thời gian ngắn sẽ kích thích tình trạng lipolysis – quá trình chuyển hóa mà qua đó lipid triglycerides được thủy phân thành glycerol và các acid béo. Lúc này lượng chất béo trong cơ thể tăng lên nhanh chóng. Đồng thời quá trình peroxy hóa lipid (phản ứng phân hủy oxy hóa khử của lipid) cũng diễn ra mạnh hơn. Đây chính là lý do khiến tế bào gan bị tổn thương và gây ra gan nhiễm mỡ.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm viêm gan B bao nhiêu tiền?

Gan nhiễm mỡ là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Giảm cân quá nhanh, không an toàn có thể gây gan nhiễm mỡ và nhiều hệ lụy khác đến sức khỏe chung toàn cơ thể

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa chất đường, xảy ra khi tuyến tụy không tự sản xuất được hormone insulin. Một trường hợp khác là hàm lượng insulin đủ nhưng không hoạt động bình thường. Hệ quả của thiếu hụt insulin là Chỉ số đường huyết (nồng độ glucose trong máu) sẽ tăng vượt quá mức cho phép.

Lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài sẽ gây rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protein, lipid. Nguy cơ gan nhiễm mỡ cũng tăng lên. Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn đe dọa sức khỏe nhiều cơ quan khác như tim, mạch máu, thận, mắt, hệ thần kinh.

Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng một số loại thuốc điều trị trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein và chuyển hóa lipoprotein. Do đó, việc dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và tìm hiểu kỹ tác dụng phụ của thuốc là điều đặc biệt cần thiết.

Hội chứng chuyển hóa

Đây là hội chứng được chẩn đoán khi người bệnh có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau:

– Vòng bụng to so với thông thường.

– Hàm lượng triglycerides hoặc cholesterol xấu (cholesterol LDL) ở mức cao.

– Cholesterol HDL thấp.

– Huyết áp cao.

– Chỉ số đường máu cao.

Gan nhiễm mỡ là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Xơ gan và tảo spirulina

Một số loại thuốc điều trị có thể làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, cần thận trọng khi sử dụng

Các nguyên nhân khác

– Chỉ số mỡ máu cao.

– Hội chứng buồng trứng đa nang làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ.

– Tuổi cao.

– Người thường bị ngưng thở khi ngủ có nguy cơ mắc bệnh cao.

– Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) hoặc suy tuyến yên (tuyến yên hoạt động kém).

– Thường xuyên tiếp xúc với một số hóa chất và độc tố.

3. Phòng ngừa gan nhiễm mỡ như thế nào?

Lối sống khoa học là yếu tố quyết định giúp phòng tránh tình trạng tích tụ mỡ tại gan:

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng, tăng cường chất xơ, protein tốt, vitamin E, chất béo lành mạnh. Nên hạn chế chất béo động vật, thực phẩm chiên rán; giảm lượng tinh bột và đường trong khẩu phần ăn.

– Vận động thường xuyên với cường độ thích hợp, tăng cường thể dục – thể thao, kiểm soát cân nặng khỏe mạnh.

– Người thừa cân, béo phì cần lên kế hoạch giảm cân hợp lý, tránh tình trạng giảm cân quá nhanh trong thời gian ngắn.

– Uống rượu bia có chừng mực, không lạm dụng đồ uống có cồn, tránh xa chất kích thích.

– Khi dùng thuốc điều trị cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.

– Thăm khám sức khỏe gan mật và sức khỏe tổng quát định kỳ nhằm kiểm soát hiệu quả sức khỏe lá gan cũng như các cơ quan khác.

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý về gan phổ biến, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi đã hiểu rõ gan nhiễm mỡ là gì, bạn đọc hãy tham khảo các biện pháp trên đây để bảo vệ lá gan khỏi sự tấn công của bệnh lý này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *