7 Biểu hiện viêm tai giữa cho thấy bé cần được đi khám bác sĩ

Viêm tai giữa ở trẻ là tình trạng bé bị xảy ra nhiễm trùng tại bộ phận tai giữa. Đây là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt các bé dưới 3 tuổi. Khi mắc bệnh, cơ thể trẻ sẽ dần xuất hiện các biểu hiện viêm tai giữa, phụ huynh nên quan sát con nhiều hơn để có cách chăm sóc và xử trí phù hợp.

Bạn đang đọc: 7 Biểu hiện viêm tai giữa cho thấy bé cần được đi khám bác sĩ

1. Viêm tai giữa ở trẻ em có phải bệnh lý nguy hiểm không?

7 Biểu hiện viêm tai giữa cho thấy bé cần được đi khám bác sĩ

Bệnh viêm tai giữa có thể biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị kịp thời

Theo chuyên gia, viêm tai giữa ở trẻ em không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng biến chứng của nó thì lại gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống của trẻ. Lý do là vì bệnh lý này xảy ra tại phần tai giữa, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của trẻ:

– Chảy mủ trong tai: biến chứng thường xuất hiện khi trẻ mắc bệnh không được điều trị đúng cách, đặc biệt với các bé có hệ miễn dịch yếu. Nếu gặp phải biến chứng này, trẻ cần đi khám ngay tại cơ sở y tế uy tín, tuân thủ tuyệt đối phác đồ chỉ định của bác sĩ để không chuyển biến thành bệnh mạn tính, rất khó điều trị.

– Thủng màng nhĩ: biến chứng tăng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai và có thể khiến trẻ mất đi thính giác. Với trường hợp bình thường được hỗ trợ điều trị kịp thời, màng nhĩ của bé có thể lành lại sau 72 giờ. Nhưng với một số trường hợp đặc biệt, bé cần được phẫu thuật để vá màng nhĩ.

– Giảm thính lực: trẻ viêm tai giữa không được điều trị đúng cách cũng có thể bị giảm thính lực. Trường hợp này nếu vẫn không được hỗ trợ điều trị đúng cách thì nhiễm trùng trong tai của bé sẽ diễn tiến gây tổn thương màng nhĩ, mất thính lực nghiêm trọng, thậm chí là mất thính lực vĩnh viễn.

– Viêm màng não: đây là biến chứng rất nguy hiểm nếu xảy ra ở bé viêm tai giữa. Hệ quả có thể tác động và ảnh hưởng tới thần kinh trong sọ như: viêm não, viêm màng não, áp xe não, liệt thần kinh số 7… thậm chí còn có thể gây tử vong.

Như vậy, khi nhà có trẻ mắc viêm tai giữa, phụ huynh chớ chủ quan và không nên chậm trễ trong điều trị để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ.

2. Những biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ phụ huynh cần lưu ý

2.1. Các biểu hiện ban đầu thường xuất hiện ở trẻ mắc viêm tai giữa

Khi bị tác nhân gây bệnh tấn công gây viêm tai giữa, cơ thể trẻ sẽ dần xuất hiện các biểu hiện ban đầu, bao gồm:

– Trẻ bị đau tai, thường dùng tay dụi vào tai hoặc kéo vành tai. Bé có xu hướng không muốn cho bố mẹ chạm vào tai của mình. Nếu phụ huynh ấn nhẹ có thể khiến bé bị đau nhiều hơn, thậm chí khóc thét lên.

– Bé quấy khóc và khó vào giấc hơn bình thường, biểu hiện này thường xảy ra ở các bé nhỏ.

– Bé bị mệt mỏi, kém ăn hơn.

– Một số trẻ còn bị chảy dịch tai màu vàng, trắng hoặc nâu.

Nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng kể trên, phụ huynh hoàn toàn có thể nghi ngờ bé đã mắc viêm tai giữa.

2.2. 7 Biểu hiện viêm tai giữa cho thấy phụ huynh nên sớm cho bé đi khám

Khi thấy trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường nghi mắc viêm tai giữa, phụ huynh có thể theo dõi thêm mà chưa cần cho bé đi khám ngay. Bởi thông thường, nếu mắc bệnh ở mức độ nhẹ, các triệu chứng và sự khó chịu ở trẻ chỉ kéo dài khoảng 24 giờ rồi giảm dần và hết bệnh. Trường hợp này, trẻ có thể không cần phải uống thuốc đặc trị.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sau 24 giờ không có dấu hiệu giảm xuống, thậm chí tăng nặng hơn, phụ huynh cần sớm đưa bé đến Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất. Mục đích để trẻ được bác sĩ chuyên khoa khám, tiến hành kiểm tra cần thiết để xác định tình trạng bệnh và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em có nguy hiểm không?

7 Biểu hiện viêm tai giữa cho thấy bé cần được đi khám bác sĩ

Trẻ xuất hiện triệu chứng viêm tai giữa tiềm ẩn nguy cơ tăng nặng cần được đi khám bác sĩ

Ngoài ra, nếu trẻ xuất hiện 7 biểu hiện viêm tai giữa sau, phụ huynh cũng cần đưa bé đi khám bác sĩ (hoặc tái khám) càng sớm càng tốt:

– Bé viêm tai giữa có biểu hiện đau tai nhiều, thậm chí đau dữ dội;

– Tai trẻ bị chảy dịch có mủ hoặc lẫn máu;

– Bé viêm tai giữa sốt cao liên tục, đã cho uống thuốc hạ sốt và chườm ấm nhưng không đỡ;

– Bé mắc viêm tai giữa quấy khóc nhiều và chán ăn, bỏ bú;

– Bé xuất hiện triệu chứng nôn nhiều và đi ngoài nhiều lần trong ngày;

– Các dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa ở trẻ không chuyển biến tốt lên sau 2 ngày điều trị.

– Bé dưới 6 tháng tuổi xuất hiện những triệu chứng ban đầu của viêm tai giữa.

3. 3 Thắc mắc thường gặp về bệnh viêm tai giữa ở trẻ

3.1. Trẻ có biểu hiện viêm tai giữa điều trị bao lâu thì khỏi?

Thời gian điều trị viêm tai giữa còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của trẻ. Cụ thể, nếu chỉ mắc viêm tai giữa cấp tính, được phát hiện và điều trị sớm, bệnh của trẻ có thể dễ dàng khỏi sau 2 – 3 ngày điều trị. Với trẻ viêm tai giữa cấp tính cần phải uống thuốc kháng sinh, thời gian điều trị có thể dao động từ 7 – 10 ngày. Với trẻ dưới 6 tháng cần uống kháng sinh điều trị thì thời gian có giảm giảm xuống từ 5 – 7 ngày. Còn với trường hợp trẻ bị viêm tai giữa ứ dịch hay mãn tính thì thời gian điều trị có thể lên tới vài tuần hoặc vài tháng.

3.2. Bệnh viêm tai giữa có bị lây hay không?

7 Biểu hiện viêm tai giữa cho thấy bé cần được đi khám bác sĩ

>>>>>Xem thêm: Tổng hợp triệu chứng sớm của bệnh sởi ở trẻ

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ không lây lan cho mọi người xung quanh

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ không có khả năng lây truyền cho mọi người xung quanh. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc viêm tai giữa do tác nhân virus, thì tác nhân này có khả năng lây lan và gây bệnh về hô hấp cho những người có tiếp xúc gần với mình, thông qua giọt bắn.

3.3. Làm thế nào có thể phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ em?

Viêm tai giữa là bệnh lý dễ gặp và dễ tái lại ở trẻ em, nhất là đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, ngay cả khi đã khỏi bệnh, phụ huynh vẫn cần nâng cao các biện pháp phòng bệnh cho con.

Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ các phụ huynh có thể áp dụng:

– Không cho bé đưa tay vào miệng hay dùng tay ngoáy mũi để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh tấn công trẻ;

– Chú ý vệ sinh mũi, họng sạch sẽ cho bé, nhất là trong những ngày trở trở, thời tiết chuyển lạnh;

– Giữ ấm cho bé cẩn thận khi thời tiết lạnh, đặc biệt là vùng cổ và gan bàn chân;

– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng và đồ chơi của bé được sạch sẽ, thông thoáng, tránh các tác nhân gây bệnh cho bé như: khói bụi, khói thuốc lá, ẩm mốc…

Như vậy, viêm tai giữa là một bệnh lý đơn giản, dễ điều trị khỏi hoàn toàn mà không để lại bất kì tổn hại với sức khỏe nào nếu bệnh của bé được xử trí đúng cách. Khi phát hiện trẻ có biểu hiện viêm tai giữa, tốt nhất phụ huynh nên đưa bé tới Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được bác sĩ chuyên môn khám và hỗ trợ kịp thời nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *