Xơ gan mất bù và còn bù đều là thuật ngữ chỉ tính chất của bệnh xơ gan. Xơ gan còn bù là giai đoạn đầu bệnh xơ gan, ngược lại xơ gan mất bù là giai đoạn cuối cùa bệnh.
Bạn đang đọc: Phân biệt xơ gan mất bù và còn bù: Triệu chứng và điều trị
1. Phân biệt xơ gan mất bù và còn bù
Phân biệt xơ gan còn bù và mất bù căn cứ vào lâm sàng, cận lâm sàng, hình ảnh học. Đánh giá mức độ xơ hóa của gan để từ đó xác định tình trạng gan. Xơ gan gồm 2 giai đoạn với những biểu hiện không giống nhau.
1.1 Xơ gan mất bù và còn bù: Giai đoạn còn bù
Xơ gan còn bù là giai đoạn khởi phát của bệnh xơ gan. Gan đã có tổn thương, các tế bào gan khỏe mạnh dần bị thay thế bởi mô sẹo. Tuy nhiên gan vẫn thực hiện được các chức năng của cơ thể, vì phần gan lành lặn có thể bù đắp cho vùng gan bị tổn thương.
Dấu hiệu xơ gan còn bù
Ở giai đoạn này, các triệu chứng xơ gan rất khó phát hiện, thậm chí người bệnh không cảm nhận được gì hoặc dễ nhầm lẫn sang biểu hiện của các bệnh khác. Người bệnh sinh hoạt bình thường, có thể có một vài triệu chứng như:
– Cơ thể mệt mỏi
– Chán ăn, ăn khó tiêu
– Đau nhẹ quanh hạ sườn phải
– Có sao mạch ở ngực, cổ
– Lòng bàn tay đỏ, ra mồ hôi
– Gan và lách bị biến dạng và đổi kích thước
Chẩn đoán xơ gan còn bù
Khi khám cận lâm sàng, có thể phát hiện ra một số biểu hiện khác như:
– Tĩnh mạch cửa không giãn, không báng
– Siêu âm: Gan và lá lách to, mật độ tăng và chắc. Nhu mô gan thô, không đều cửa và có thể không báng, không giãn
– Sinh thiết: Hoại tử và biến mất các tiểu thùy gan lan tỏa.
– Soi ổ bụng: Gan nhạt màu, có thể có vết loang lổ. Khối lượng gan phì đại hoặc teo.
Điều trị xơ gan còn bù
Tiến triển bệnh xơ gan tăng dần theo thời gian. Bởi vậy nên phát hiện sớm và có chế độ chăm sóc phù hợp sẽ làm chậm hoặc dừng hẳn sự phát triển của bệnh.
Nếu được điều trị sớm, người bệnh xơ gan còn bù vẫn có cơ hội trở về cuộc sống bình thường. Việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm được chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Xơ gan còn bù có cơ hội chữa khỏi được
1.2 Xơ gan mất bù và còn bù: Giai đoạn mất bù
Xơ gan mất bù hay xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan. Gan bị tổn thương nặng nề, các tế bào gan khỏe mạnh hầu như bị thay thế bởi các mô xơ sẹo gan.
Những tế bào gan chưa bị tổn thương không còn khả năng bù trừ về chức năng cho các tế bào tổn thương nữa. Khi sang giai đoạn này, biểu hiện bệnh xơ gan đã rõ rệt hơn so với giai đoạn còn bù.
Dấu hiệu xơ gan mất bù
– Cơ thể người bệnh suy nhược, khả năng làm việc kém kèm các triệu chứng chướng hơi, đầy bụng, ăn uống kém
– Một trong hai hoặc cả hai chân bị phù lên, ấn để lại vết lõm khoảng 1-2 phút sau mới hết.
– Da ngày càng vàng hơn, sắc vàng tăng dần theo thời gian.
– Lưỡi, môi, màu niêm mạc mắt nhợt nhạt
– Dễ chảy máu chân răng và máu cam
– Cổ trướng với biểu hiện bụng ngày càng to hơn, da bụng căng do ổ bụng nhiều dịch
– Các mạch máu nổi lên ở vùng da bụng trên rốn và 2 mạn sườn.
– Lách to gần dưới sườn tới vài cm
Chẩn đoán xơ gan mất bù
Khi khám cận lâm sàng, xơ gan mất bù có thể có một số biểu hiện:
– Có báng bụng, tĩnh mạch cửa giãn
– Siêu âm cho hình ảnh kích thước gan to hoặc nhỏ bất thường, nhu mô gan thô và nhiều nốt tăng câm.
– Bề mặt gan gồ ghề lợn cợn, có khi thấy huyết khối ở tĩnh mạch cửa. Ổ bụng có dịch.
Điều trị xơ gan mất bù
Việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn khi bệnh xơ gan chuyển sang giai đoạn mất bù. Khi tiến triển nhanh, bệnh để lại những biến chứng nguy hiểm tính mạng. Ung thư gan chính là biến chứng nguy hiểm hàng đầu của xơ gan mất bù.
Điều trị xơ gan mất bù không đơn giản như xơ gan còn bù mà sẽ kéo dài và tốn kém hơn. Người bệnh cần chuẩn bị tâm lý, tuân theo phác đồ điều trị để có hiệu quả tốt, giảm tiến triển bệnh.
Người bệnh xơ gan mất bù và còn bù có cơ hội sống, tuy nhiên ở giai đoạn mất bù còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bệnh diễn tiến âm thầm, gây nhiều trường hợp mãn tính, thậm chí là đe dọa tính mạng khi không phát hiện và điều trị sớm.
Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán gan to bệnh gan, suy tim xung huyết
Phân biệt xơ gan còn bù mất bù
2. Các biện pháp phòng ngừa xơ gan mất bù và còn bù
Để phòng ngừa cũng như điều trị xơ gan hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo các phương pháp sau:
– Hạn chế tối đa các loại thực phẩm dầu mỡ, chất béo động vật trong chế độ ăn hàng ngày.
– Bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin và khoáng chất như rau củ quả, các loại trái cây ít fructose, các loại trà chống oxy hóa cao,.
– Tránh xa thuốc lá, rượu, bia,… những tác nhân gây hại nghiêm trọng đến gan cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.
– Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo, bàn chải, kim tiêm, đồ dùng chăm sóc da, kéo cắt tóc…
– Tiêm phòng ngừa virus viêm gan B, C càng sớm càng tốt theo khuyến cáo của các chuyên gia.
– Kiểm soát cân nặng và vóc dáng, tránh để tình trạng thừa cân, béo phù
– Luôn sử dụng biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang, kính, quần áo bảo hộ, găng tay, mũ… rong môi trường có hóa chất.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo nguyên nhân tăng men gan bạn cần chú ý
Điều trị xơ gan còn bù và mất bù
3. Kiểm soát tình trạng xơ gan
Điều trị xơ gan còn bù chủ yếu nhằm vào điều trị nguyên nhân (do virus, bia rượu, nhiễm độc…) Người mắc xơ gan cần xây dựng chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, tuyệt đối tránh bia rượu. Mỗi ngày người bệnh chỉ nên ăn tối đa 1g protein/1kg cân nặng.
Điều trị xơ gan trong giai đoạn còn bù bao gồm thuốc lợi tiểu, sử dụng thuốc chứa thành phần lactose để không bị táo bón, phòng ngừa biến chứng trên gan. Thời điểm này cần tăng cường chức năng gan, thải độc gan kết hợp với điều trị xơ gan để cho kết quả khả quan nhất.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với các chuyên gia đầu ngành về Tiêu hóa – Gan mật tụy cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác xơ gan mất bù và còn bù.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.