Thực đơn cho người gan nhiễm mỡ khoa học

Nguyên nhân gan nhiễm mỡ chủ yếu do béo phì, suy dinh dưỡng, rối loạn chức năng gan, viêm gan virus hoặc tăng mỡ máu. Thực đơn cho người gan nhiễm mỡ dưới đây giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn. Đồng thời giúp kiểm soát lượng mỡ trong gan, ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.

Bạn đang đọc: Thực đơn cho người gan nhiễm mỡ khoa học

1.  Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người gan nhiễm mỡ

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến người bệnh gan nhiễm mỡ. Việc dung nạp quá nhiều đạm, đường, chất béo, đồ uống có cồn sẽ khiến gan hoạt động liên tục và dần suy yếu. Lượng mỡ thừa không thể đào thải sẽ tích tụ trong gan. 

Thống kê cho thấy có tới 20-30% người Việt Nam mắc gan nhiễm mỡ. Thường gặp ở những người thừa cân béo phì, lười vận động, người bị đái tháo đường. Ngoài ra người có nồng độ cholesterol và triglycerid cao cũng dễ gặp tình trạng này

Thực đơn cho người gan nhiễm mỡ khoa học

Xây dựng thực đơn cho người gan nhiễm mỡ

Vì lý do đó mà người bệnh gan nhiễm mỡ cần xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, khoa học để kiểm soát cân nặng thừa, nâng cao sức khỏe. Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, thực đơn cho người gan nhiễm mỡ phù hợp không những rút ngắn thời gian chữa bệnh mà còn giúp tăng khả năng khỏi hoàn toàn. Hạn chế nguy cơ dẫn đến biến chứng trầm trọng. Nguyên tắc xây dựng thực đơn gồm:

1.1 Mỗi ngày ăn ít nhất 200g hoa quả và 300g rau xanh

Theo chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh gan nhiễm mỡ cần đảm bảo bổ sung tối thiểu 300g rau xanh và 200g hoa quả mỗi ngày. Ưu tiên chế biến rau xanh ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm hoặc trộn salad, hạn chế chiên xào. 

Ăn trái cây tươi, hạn chế mứt hoặc trái cây sấy vì lượng đường rất cao. Trái cây cần rửa sạch, gọt bỏ vỏ trước khi ăn để hạn chế chất bảo quản, thuốc trừ sâu gây tổn thương gan. 

1.2 Thực đơn cho người gan nhiễm mỡ hạn chế chất đạm

Hạn chế đạm trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh gan nhiễm mỡ. Đảm bảo 1g đạm/1kg cân nặng để gan có đủ sức khỏe hồi phục và chống chọi lại bệnh tật. Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu protein từ cá, thịt gia cầm, tôm chua, sữa, phô mai không béo. 

1.3 Sử dụng các loại thực phẩm ít đường

Ưu tiên các loại thực phẩm có hàm lượng đường thấp. Có thể kể đến như các loại đâu, ngũ cốc khô, rau xanh, trái cây họ cam quýt. Ngoài ra đây còn là những thực phẩm giàu chất khoáng, vitamin tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe.

1.4 Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin

Người bị gan nhiễm mỡ nên ưu tiên các loại thực phẩm dồi dào vitamin A, C, E như trái cây họ cam, cà chua, bơ, bí ngô… vào thực đơn. Vì bổ sung các thực phẩm này tăng cường khả năng chống oxy hóa cho cơ thể, thúc đẩy khả năng ly giải chất béo bị tích tụ lâu ngày trong gan.

1.5 Hạn chế thực phẩm chế biến mặn, đồ đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến mặn đều là những thứ mà người bệnh gan nhiễm mỡ nên tránh trong thực đơn. Thói quen ăn mặn khiến quá trình tích mỡ trong gan diễn ra nhanh hơn. Trong quá trình chế biến món ăn, nên nêm nếm gia vì hơi nhạt. Trọng lượng muối hấp thụ mỗi ngày không nên quá 6g. 

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi chọn thuốc điều trị viêm gan B cho bà bầu

Thực đơn cho người gan nhiễm mỡ khoa học

gan-nhiem-mo-do-1-nen-an-gi

2. Thực đơn cho người gan nhiễm mỡ hàng ngày

Gợi ý cụ thể thực đơn mỗi ngày dành cho người bệnh gan nhiễm mỡ:

2.1 Thực đơn cho người gan nhiễm mỡ nên ăn

– Mướp đắng: Mướp đắng hay khổ qua là thực phẩm mát gan, thanh nhiệt, giải độc nên rất tốt cho gan. Đồng thời còn kháng viêm, hạ đường huyết nhờ vị đắng và hơi ngọt tự nhiên. Người bệnh gan nhiễm mỡ nên thường xuyên bổ sung mướp đắng vào thực đơn để giảm mỡ và thanh lọc gan. Một số món tiêu biểu: Mướp đắng nấu canh, mướp đắng xào trứng, mướp đắng nhồi thịt… 

– Cà chua chín: Cà chua là trái cây tốt chứa hàm lượng lớn vitamin A, C, Lutein, hợp chất lycopene và zeaxanthin. Hỗ trợ giảm cholesterol, giải độc, lợi tiểu, chống oxy hóa ở tế bào và hạ đường huyết.

– Đậu phụ: Trong đậu phụ chứa nhiều loại khoáng chất và protein giảm tích tụ chất béo trong gan.

– Bắp ngô: Hạt ngô có chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên và chất béo không bão hòa, hỗ trợ quá trình chuyển hóa ở gan dễ dàng. Người bệnh gan nhiễm mỡ có thể ăn sáng bằng ngô hoặc chế biến cùng các thực phẩm khác rất tốt cho sức khỏe.

– Nấm hương: Đây là thực phẩm có dược tính cao, chứa nhiều loại chất cũng như vitamin. Các món ăn sử dụng nấm hương có tác dụng giải độc hiệu quả. Hỗ trợ bảo vệ chức năng của gan trước các tác nhân gây hại như mỡ dư thừa, tái tạo lại đế bào khi bị hao hụt. 

2.2 Người bệnh gan nhiễm mỡ nên kiêng

– Rượu bia: Đây là nguyên nhân hàng đầu tuyệt đối nên tránh. “Thủ phạm chính” gây ra hàng loạt các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan… 

– Thực phẩm nhiều đường: Tránh xa các loại trái cây chứa nhiều fructose. Thực phẩm nhiều đường khác như bánh quy, kẹo, nước ép, đồ uống có gas… Lượng đường trong máu tăng làm tăng nguy cơ tích tụ chất béo trong gan.

– Gia vị cay nóng: Các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, gừng… đều không tốt cho gan, cản trở quá trình giải phóng mỡ ở gan. Ăn nhiều các loại gia vị cay nóng còn dễ dẫn đến các bệnh dạ dày và đường ruột.

– Đồ ăn nhiều cholesterol như da, nội tạng động vật, các đồ ăn chân xào dầu mỡ, đồ ăn nhanh… Đây là những thực phẩm chứa cholesterol không có lợi cho cơ thể. Hạn chế các đồ ăn này giảm nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ, cải thiện tốt gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch và tiểu đường. 

Thực đơn cho người gan nhiễm mỡ khoa học

>>>>>Xem thêm: Xơ gan cổ trướng biểu hiện như thế nào?

Người gan nhiễm mỡ nên kiêng rượu bia

Cần lưu ý rằng việc giảm cân nhanh chóng gây tác động xấu đến sức khỏe. nên giảm cân từ từ và trong dài hạn, Trung bình, người thừa cân hay béo phì cũng chỉ nên giảm từ 500 – 1kg mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe. Kết hợp chế độ ăn với lối sống để tăng chuyển hóa của gan và nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là thực đơn cho người gan nhiễm mỡ để bạn tham khảo. Người bệnh cần kiểm tra, thăm khám định kỳ để theo dõi diễn biến bệnh. Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Kịp thời báo có hiệu quả điều trị để có thể đối phương pháp phù hợp hơn. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *