Biểu hiện của gan nhiễm mỡ, nguyên nhân và cách phòng tránh

Biểu hiện của gan nhiễm mỡ hình thành âm thầm, ít triệu chứng rầm rộ khiến người bệnh chủ quan. Thói quen uống rượu bia và ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh khiến bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển thành viêm gan, xơ gan thậm chí là ung thư gan.

Bạn đang đọc: Biểu hiện của gan nhiễm mỡ, nguyên nhân và cách phòng tránh

Biểu hiện của gan nhiễm mỡ, nguyên nhân và cách phòng tránh

Gan nhiễm mỡ ở các cấp độ

1. Như thế nào được gọi là tình trạng gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo, mỡ tích tụ trong tế bào gan vượt quá ngưỡng cho phép. Người bình thường, lượng mỡ này chỉ chiếm 2 – 4%, còn bệnh nhân gan nhiễm mỡ chiếm 5 – 10% trọng lượng gan. Khi gan tích tụ mỡ có hiện tượng viêm thì được gọi là gan nhiễm mỡ, nếu không viêm thì tiến triển dần thành viêm gan mạn, xơ gan. Gan nhiễm mỡ có 3 cấp độ: Độ I, độ II, và độ III. Ở giai đoạn đầu, bệnh gan nhiễm mỡ chưa nặng thì không ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan, sau một thời gian tiến triển sẽ có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Gan có thể tự phục hồi bằng cách tạo ra các tế bào mới, thay thế cho tế bào cũ bị tổn thương. Nên tổn thương do gan nhiễm mỡ có thể hồi phục được. Tuy nhiên, nếu tổn thương liên tục tế bào gan sẽ không thể phục hồi, phát triển thành bệnh xơ gan. 

2. Triệu chứng của gan nhiễm mỡ như thế nào?

Nhiều người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ít khi có các triệu chứng rõ ràng, nhiều lúc chỉ phát hiện ra khi đi kiểm tra sức khỏe. Một số dấu hiệu cảnh báo có thể gặp ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ:

– Đau bụng, ấm ách, khó chịu ở bụng trên bên phải

– Khám lâm sàng sờ thấy gan hơi to

– Bệnh nhân chán ăn, buồn nôn, nôn, sụt cân, đau bụng, mệt mỏi, vàng da, nước tiểu vàng, sậm màu

– Cổ trướng, lách to, phù nề ở chân

– Giãn mạch dưới da, lòng bàn tay đỏ, ngứa da 

– Xuất huyết tiêu hóa

3. Nguyên nhân phát triển thành gan nhiễm mỡ

– Rượu bia, thức uống có cồn

– Thừa cân, béo phì

– Cholesterol và triglycerid trong máu tăng cao liên tục 

– Người đang bị bệnh lý nền: viêm gan, tiểu đường type 2, hội chứng buồng trứng đa nang, ngưng thở khi ngủ, suy giáp, suy tuyến yên… 

– Người cao tuổi 

– Tiền sử gia đình có người bị mỡ máu, bạn cũng có nguy cơ cao tiến triển thành gan nhiễm mỡ. 

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc, làm rối loạn chuyển hóa mỡ máu: Aspirin, Steroids, Tamoxifen hay Tetracycline…

– Suy dinh dưỡng 

– Rối loạn chuyển hóa 

– Ăn đêm, thức khuya 

Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán gan to bệnh gan, suy tim xung huyết

Biểu hiện của gan nhiễm mỡ, nguyên nhân và cách phòng tránh

Gan nhiễm mỡ tiến triển âm thầm, ít triệu chứng rầm rộ

4. Phân loại gan nhiễm mỡ

Tùy theo nguyên nhân hình thành, gan nhiễm mỡ chia thành 4 loại. 

4.1 Gan nhiễm mỡ không do rượu 

Nguyên nhân hình thành do sự rối loạn chuyển hóa mỡ của gan, lượng nặng lượng dư thừa không được chuyển hóa hết thành năng lượng, tích trữ mỡ dư thừa ở gan. Nhóm này, tỉ lệ mỡ trong gan chiếm trên 10% trọng lượng của gan.

4.2 Gan nhiễm mỡ do rượu

Gan nhiễm mỡ là một trong những triệu chứng sớm do rượu. Uống quá nhiều rượu gây tổn thương chức năng gan, rối loạn chức năng chuyển hóa mỡ. Sử dụng quá nhiều, gan nhiễm mỡ tiến triển thành xơ gan, ung thư gan. 

4.3 Biểu hiện của gan nhiễm mỡ không do rượu hình thành

Trường hợp này, gan nhiễm mỡ phát triển không phải nguyên nhân do rượu. Khi lượng mỡ trong gan tích tụ đạt đến một mức độ nhất định, gan to lên, gây suy giảm chức năng gan. Bệnh nhân sẽ thấy chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, vàng da, nước tiểu sẫm màu thì cần đi khám ngay. 

4.4 Gan nhiễm mỡ cấp tính xuất hiện khi mang thai 

Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn, đau hạ sườn phải, vàng da, khó chịu khắp cơ thể. Bệnh có thể kiểm tra và sàng lọc dự phòng sớm. Thường thì triệu chứng xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ, sẽ giảm dần sau khi sinh và không để lại hậu quả về sau. 

5. Biến chứng gan nhiễm mỡ

5.1 Viêm gan

Mỡ bao phủ tế bào gan tăng lên, làm suy giảm chức năng gan. Dần dần, gan dễ bị tấn công bởi virus viêm gan B, C, E, đặc biệt trên nền bệnh nhân nghiện rượu bia. Bệnh nhân sẽ có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi.  

5.2 Xơ gan là một trong những biểu hiện của gan nhiễm mỡ

Những tổn thương gan sau khi hồi phục sẽ tạo thành sẹo, vùng sẹo này xơ hóa dần khi quá trình viêm gan tiến triển. 

5.3 Ung thư gan

Ung thư gan là tình trạng gan nhiễm mỡ kéo dài, tiến triển dần từ viêm gan, xơ gan lên ung thư. 

Biểu hiện của gan nhiễm mỡ, nguyên nhân và cách phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Kẻ thù của gan

Chán ăn, nôn, buồn nôn là một trong những triệu chứng của gan nhiễm mỡ

6. Phòng tránh gan nhiễm mỡ

Để hạn chế gan nhiễm mỡ, chúng ta cần phải thay đổi lối sống để giảm bớt yếu tố nguy cơ. 

6.1 Bỏ rượu bia 

Hạn chế và tránh các loại đồ uống có cồn, rượu, bia, chất kích thích. Giúp giảm tình trạng rối loạn dung nạp và chuyển hóa mỡ ở gan. 62 Giảm mỡ máu  

Kiểm soát lượng Cholesterol, triglycerid trong máu, đường máu.

6.2 Kiểm soát tiểu đường 

Đối với bệnh nhân trên nền tiểu đường type 2, tuân thủ điều trị insulin, kiểm soát đường máu và dinh dưỡng. 

6.3 Kiểm soát cân nặng

Giảm cân, cố gắng giữ BMI trong ngưỡng 18,5 – 23 để giảm thiểu nguy cơ tăng mỡ máu. 

6.4 Ăn uống lành mạnh 

Thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, mỡ động vật, đồ ăn nhanh, đồ đông lạnh, chứa chất bảo quản, phụ gia nhiều. Không nên ăn đồ ăn mặn, quá ngọt. Bổ sung nhiều rau xanh, uống đủ nước giúp thanh lọc cơ thể. Cân đối dinh dưỡng, hạn chế thịt đỏ, thay bằng cá, thịt trắng để dễ tiêu hóa hơn. Một số loại giúp giảm tình trạng gan nhiễm mỡ: nghệ, chanh, nước táo, trà xanh, bồ công anh, đu đủ… Có thể bổ sung trong khẩu phần ăn hằng ngày. Hạn chế ăn đồ sống, đồ tái, đồ chưa qua chế biến kỹ

6.5 Vận động 

Tăng cường thể dục thể thao, giúp giải phóng năng lượng dư thừa, hạn chế tích tụ mỡ ở gan. 

6.6 Ngủ đủ 

Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, giúp hạn chế rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Gan có thời gian để phục hồi, giải độc. 

6.7 Hạn chế ăn khuya 

Làm việc đêm muộn khiến nhiều người có cảm giác đói, có nhu cầu ăn uống trước khi ngủ. Tuy nhiên, thời điểm này là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi, các nội tạng trong cơ thể đang đi vào chu trình thải độc. Thời gian này ăn uống nhiều chất khiến cơ thể phải làm việc cả đêm để giải phóng chỗ thức ăn chuyển hóa thành năng lượng. Khi ngủ, cơ thể vận động ít, tiêu thụ calo giảm. Năng lượng tích tụ lại trong gan, không được chuyển hóa hết hình thành mỡ máu. 

Gan nhiễm mỡ có thể hồi phục sau một thời gian thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống. Tuy nhiên, khoảng thời gian phục hồi sẽ chậm hơn nếu bạn vẫn giữ thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ, sử dụng rượu bia. Hãy bảo vệ lá gan của bạn một cách chủ động, hạn chế hình thành xơ gan, ung thư gan. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *