Lịch tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ bố mẹ cần nắm

Lịch tiêm cho trẻ là một trong những điều mà bố mẹ cần nắm, điều này giúp trẻ có thể chủng ngừa đầy đủ và đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các mũi vắc xin. Một trong số các loại vắc xin quan trọng với trẻ đó chính là vắc xin thủy đậu. Hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu kỹ hơn về những thông tin về loại vắc xin này nhé!

Bạn đang đọc: Lịch tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ bố mẹ cần nắm

1. Tại sao trẻ cần tiêm phòng bệnh thủy đậu?

Thủy đậu là căn bệnh gây ra bởi Varicella Zoster Virus (VZV), hay có tên gọi khác là bệnh trái rạ. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, viêm não và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Virus Varicella Zoster có cấu trúc tương tự Herpes Simplex và chúng có thể tồn tại trong vảy thủy đậu trong vài ngày nhưng cũng dễ chết do các loại thuốc sát khuẩn.

Lịch tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ bố mẹ cần nắm

Thủy đậu có tính truyền nhiễm cao

Bệnh thủy đậu thường lây lan nhanh chóng, đặc biệt là trong môi trường đông người thông qua tiếp xúc trực tiếp với những người nhiễm bệnh. Virus chủ yếu lây từ người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Virus cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với các vật dụng đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Điều này bao gồm chung đồ, đồ chơi, giường chăn, hoặc bất kỳ vật dụng nào khác mà virus có thể sống sót.

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện sau một khoảng thời gian 10-21 ngày kể từ lúc tiếp xúc với virus. Các triệu chứng giai đoạn ủ bệnh bao gồm đau đầu, đau cơ, phát ban. Trẻ em mắc thủy đậu thường không có triệu chứng rõ ràng. Cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát sẽ có các biểu hiện mệt mỏi, sốt cao. Mụn nước có đường kính 1-3 mm xuất hiện trên toàn cơ thể, thậm chí trong niêm mạc miệng, gây ngứa rát và khó chịu. Trong các trường hợp nặng, mụn nước có thể to hơn và khi nhiễm trùng, chúng có thể chứa mủ, đục màu. Sau tầm 1 tuần, bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn hồi phục, các mụn nước tự vỡ, khô và bong vảy. Chúng ta cần vệ sinh cơ thể đúng cách tránh tình trạng nhiễm trùng, kết hợp bôi thuốc trị sẹo và trị thâm.

Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi và viêm thận nếu không được chữa trị đúng cách, đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ.

2. Các thông tin về tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ

2.1 Các loại vắc xin thủy đậu cho trẻ hiện nay

Hiện nay, phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đang cung cấp 2 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu phổ biến là: Vắc xin Varilrix và vắc xin Varivax. Đây đều là dạng vắc xin sống giảm độc lực, được đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn.

Varirix (Bỉ/ GSK) được chỉ định dùng cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến người trưởng thành.

Varivax (Mỹ/ MSD) dùng cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến người trưởng thành.

2.2 Lịch tiêm ngừa vắc xin thủy đậu cho trẻ

Với Varilrix bao gồm 2 mũi tiêm

– Mũi tiêm 1: Bắt đầu khi trẻ 09 tháng tuổi.

– Mũi tiêm 2: Tiêm cách mũi 1 trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng.

Ngoài ra, bố mẹ có thể xem xét thêm mũi tiêm nhắc lại cho trẻ khi trẻ đạt đến độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi để duy trì hiệu quả của vắc xin.

Với vắc xin Varivax bao gồm 2 mũi:

– Mũi tiêm 1: Bắt đầu tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi.

– Mũi tiêm 2: Tiêm cách mũi 1 từ 4 năm (khi trẻ 4 đến 6 tuổi).

Tìm hiểu thêm: Nên tiêm vắc xin cúm của nước nào? Cần lưu ý gì khi đi tiêm phòng cúm?

Lịch tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ bố mẹ cần nắm

Bệnh thủy đậu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ em. Cần tuân thủ lịch tiêm cho trẻ theo khuyến cáo

Lưu ý quan trọng về lịch tiêm cho trẻ:

– Khi trẻ được tiêm vắc xin thủy đậu từ 9 tháng tuổi, có thể cân nhắc thêm mũi nhắc lại khi trẻ đạt đến độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.

– Nếu bắt đầu tiêm ngừa thủy đậu khi trẻ > 1 tuổi, mũi tiêm thứ 2 nên được thực hiện sau 4 năm, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả, đặc biệt khi trẻ chuẩn bị đi học lớp 1.

– Có thể tiêm vắc xin thủy đậu cùng lúc với các vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella có cùng nhà sản xuất, nhưng cần đảm bảo khác vị trí tiêm. Nếu như không tiêm cùng thời điểm thì cần tiêm cách nhau tối thiếu 1 tháng. Đồng thời, vắc xin thủy đậu có thể thay thể nhau ở các lần tiêm nhắc.

2.3 Tại sao cần tuân thủ lịch tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ?

Việc tiêm phòng thủy đậu đúng lịch giúp cơ thể phát triển và duy trì khả năng miễn dịch cao. Nhờ cơ chế kích thích cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus thủy đậu, từ đó tăng cường khả năng phòng bệnh, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Vắc xin chỉ có tác dụng tối đa khi được tiêm đúng lịch theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế. Việc tiêm sớm hoặc trễ so với lịch hẹn tối thiểu có thể làm giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Lịch tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ bố mẹ cần nắm

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu sự thật về sự an toàn của vắc xin phòng HPV

Tiêm vắc xin cho trẻ tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI

Việc tiêm phòng không chỉ bảo vệ bản thân mà còn giảm sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Đối với các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, việc giảm số người mắc bệnh giúp ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả.

2.4 Các phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin thủy đậu

Sau khi trẻ tiêm vắc xin thủy đậu, một số phản ứng phụ có thể xuất hiện:

– Một số trẻ có thể gặp sưng và đau tại vùng da nơi tiêm, đây là phản ứng thông thường và thường tự giảm đi sau vài ngày.

– Trẻ cũng có thể bị sốt cao, nhưng bố mẹ cũng không cần lo lắng quá, thay vào đó hạ sốt cho trẻ đúng cách và chăm sóc sức khỏe cho trẻ sau tiêm.

– Một số phản ứng khác cũng thường gặp như: buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu…

Bố mẹ cần theo dõi các phản ứng của trẻ sau tiêm, nếu có các phản ứng nghiêm trọng, bất thường cần liên hệ ngay đến cơ sở tiêm chủng hoặc bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử trí kịp thời.

2.5 Các trường hợp không nên tiêm vắc xin thủy đậu cho trẻ

Trong một số trường hợp, việc tiêm vắc xin thủy đậu có thể không phù hợp hoặc cần sự tư vấn y tế. Các trường hợp trẻ không nên tiêm vắc xin thủy đậu bao gồm:

– Trẻ đang mắc các bệnh nền nặng, như bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch, hay các vấn đề về hệ thống miễn dịch, việc tiêm vắc xin có thể cần sự đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ.

– Trẻ có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin thủy đậu không nên tiêm và cần thảo luận với bác sĩ về các phương án thay thế.

– Trẻ đang trong tình trạng sốt nặng thường được khuyến cáo chờ đến khi hồi phục trước khi tiêm vắc xin.

Lịch tiêm cho trẻ phòng thủy đậu trong các trường hợp này cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Một số lưu ý khi mắc bệnh thủy đậu

– Tránh thức ăn cay nồng, gia vị mạnh và thực phẩm có thể kích thích dạ dày như tỏi, ớt, và các thực phẩm chua.

– Để ngăn chặn sự lây lan của vi rút, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu.

– Tránh gãi và xoa bóp vùng da bị nổi mẩn để ngăn ngừa việc tái nhiễm và giảm nguy cơ để lại sẹo.

– Ăn uống lành mạnh, đảm bảo đủ nước và duy trì sức khỏe tốt để hỗ trợ quá trình phục hồi.

– Người bệnh cần tuân thủ đầy đủ đợt điều trị và theo dõi hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý bôi đắp bất thứ loại thuốc nào lên các nốt mụn để tránh nhiễm trùng và diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bố mẹ nắm vững lịch tiêm cho trẻ phòng bệnh thủy đậu. Liên hệ ngay đến phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm phòng thủy đậu hoặc cần tư vấn các thông tin tiêm chủng liên quan.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *