Xơ gan cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, lúc này gan đã tổn thương nghiêm trọng và mất hoàn toàn chức năng. Vậy căn bệnh này biểu hiện như thế nào, có thể điều trị được không? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh này để có cách phòng ngừa hiệu quả.
Bạn đang đọc: Xơ gan cổ trướng biểu hiện như thế nào?
1. Xơ gan cổ trướng là gì, nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này?
1.1. Xơ gan cổ trướng là bệnh gì?
Xơ gan cổ trướng hay còn gọi là xơ gan cổ chướng, xơ gan mất bù. Đây là bệnh mạn tính nguy hiểm làm suy giảm chức năng gan. Cứ 10 người mắc bệnh lý về gan thì có đến 8 người mắc bệnh xơ gan cổ chướng.
Sự tích tụ dịch trong ổ bụng hình thành cổ trướng. Do các tế bào gan, mô gan bị xơ hóa không thể tổng hợp protein và máu, gây tình trạng ứ đọng dịch, khiến mao mạch bị tăng áp lực và giảm tính thẩm thấu. Bên cạnh đó, lượng albumin trong máu giảm dần khiến nước và các thành phần khác tràn vào khoang bụng gây phù nề. Điều này khiến bụng càng ngày càng phình to, chứa một lượng dịch lớn nên da căng, mạch máu nổi rõ. Dịch cổ trướng ở khoang bụng lớn gây áp lực vào bụng khiến cho bệnh nhân đau đớn, khó chịu.
Cổ trướng là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan, các tế bào mô gan khỏe mạnh bị thay thế bởi các mô xơ và chức năng gan không thể hồi phục được nữa.
Bụng phình to và nhiều mạch máu nổi lên là triệu chứng nổi bật của xơ gan mất bù
1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan cổ trướng
– Virus viêm gan mãn tính
Một số virus viêm gan A, B, C gây xơ hóa tế bào gan, làm suy giảm chức năng gan. Người mắc virus viêm gan nếu không được điều trị tích cực sẽ dẫn tới xơ gan, tiến triển nặng hơn là cổ trướng.
– Xơ gan mất bù do nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng máu làm hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Bên cạnh đó cũng tác động không nhỏ tới chức năng của gan. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới xơ gan.
– Lạm dụng bia rượu
Bia rượu, đồ uống có cồn là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về gan trong đó có xơ gan mất bù. Khi uống rượu bia, áp lực cho gan rất lớn khi gan phải làm việc liên tục để lọc các chất độc hại ra ngoài cơ thể. Điều này kéo dài làm chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, gây nên xơ gan.
– Xơ gan cổ chướng do nhiễm hóa chất độc hại
Asen, thạch tím … là các hóa chất độc hại, gây nguy hiểm cho cơ thể. Khi bị nhiễm các hóa chất này có thể bị tắc mật khiến gan quá tải. Chức năng thải độc của gan bị suy giảm và dẫn đến bị xơ gan và cổ trướng.
Tìm hiểu thêm: Từ A – Z những điều cần biết về bệnh viêm gan B
Bia, rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý về gan trong đó có xơ gan mất bù
2. Biểu hiện xơ gan cổ chướng ở các giai đoạn
Khi bệnh xơ gan đã tiến triển sang giai đoạn xơ gan cổ chướng, các tế bào gan đã xơ hóa hoàn toàn, chức năng gan bị suy giảm nên việc điều trị khó khăn và hạn chế. Ở giai đoạn này, khoảng hơn 80% cấu trúc gan đã bị xơ hóa và không thể hồi phục. Các triệu chứng xơ gan cổ chướng dễ dàng nhận thấy như:
– Sức khỏe suy kiệt, giảm cân nhanh trong một thời gian ngắn.
– Chân bị phù, mềm, khi ấn vào xuất hiện vết lõm.
– Khi đi đại tiện ra phân màu đen do tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng, bụng to hơn do dịch cổ trướng ứ đọng.
– Da từ vàng nhẹ sau đó càng vàng đậm. Ban đầu màu vàng xuất hiện trên các niêm mạc và sau đó lan ra toàn thân.
– Gan không lọc được ammoniac khiến não bị nhiễm độc, gây ra tình trạng người bệnh rơi vào hôn mê, lúc tỉnh lúc mê.
– Chức năng thải độc của gan bị suy giảm nên kéo theo các biến chứng như suy thân, sao mạch xuất hiện trên da, môi, lưỡi. Mắt nhợt nhạt, nôn, tiêu chảy, sụt cân nhanh, thiếu máu, xuất huyết các vết bầm huyết.
– Bệnh nhân bị xơ gan mất bù có thể chuyển sang ung thư, gây tử vong trong một khoảng thời gian rất ngắn.
3. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị xơ gan mất bù
3.1. Chẩn đoán xơ gan mất bù bằng phương pháp gì?
Chẩn đoán xơ gan có thể thông qua thăm khám lâm sàng, điều tra tiền sử bệnh. Bác sĩ còn chỉ định thêm các phương pháp khác để có kết quả chính xác nhất như:
– Xét nghiệm máu
– Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, chụp CT, MRI để chẩn đoán chính xác tình trạng xơ gan
– Sinh thiết gan: đây là kỹ thuật quan trọng để xác định bệnh đang ở giai đoạn nào, nguyên nhân gây xơ gan là gì.
3.2. Xơ gan mất bù được điều trị như thế nào?
Khi các biểu hiện xơ gan cổ trướng xuất hiện, khả năng chữa hỏi dường như không còn do gan bị xơ hóa và chức năng giải độc gan suy giảm nghiêm trọng. Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân chỉ với mục đích giảm đau đớn, giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm và ngăn chặn tiến triển thành ung thư gan.
Một số phương pháp điều trị bệnh xơ gan mất bù là dùng thuốc lợi tiểu, ghép gan hay chọc dịch cổ trướng. Tùy vào tình trạng và sức khỏe mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.
Xơ gan mất bù là bệnh mạn tính nguy hiểm. Do đó, mỗi người cần chủ động nâng cao sức khỏe để phòng ngừa căn bệnh này. Cách phòng ngừa tối ưu bệnh xơ gan mất bù cũng như các bệnh khác là:
– Hạn chế tối đa bia rượu, đồ uống có cồn và chất kích thích.
– Ăn uống lành mạnh, đủ chất, ăn nhiều rau xanh, trái cây và bổ sung các nhóm chất tốt cho gan.
– Hạn chế thực phẩm dầu mỡ, nên chế biến theo dạng hấp, luộc để tốt cho sức khỏe.
– Tập luyện thể dục đều đặn, vừa sức là chìa khóa vàng để tăng cường hệ miễn dịch.
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia gợi ý thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ
Luyện tập thể dục nâng cao hệ miễn dịch và ngăn ngừa xơ gan mất bù
3.3. Các lưu ý điều trị cho bệnh nhân xơ gan mất bù
Xơ gan cổ chướng xuất phát từ hai nguyên nhân: virus viêm gan và tình trạng lạm dụng bia rượu.
Đối với bệnh nhân xơ gan cổ chướng do bia rượu thì không có khả năng lây nhiễm bệnh sang cho người khác. Tuy nhiên bệnh nhân bị xơ gan mất bù do virus viêm gan B hoặc virus viêm gan C vẫn có thể lây cho người khác thông qua 3 con đường:
– Từ mẹ sang con
– Quan hệ tình dục không dùng các biện pháp bảo vệ
– Đường máu
Bệnh nhân xơ gan cổ chướng không nên quá bi quan. Hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, sinh hoạt điều độ để có tiến triển khả quan. Với những người chưa bị bệnh thì nên đi khám định kỳ để kiểm soát sức khỏe hiệu quả. Đặc biệt những ai có triệu chứng của bệnh cần đến ngay khoa Gan mật tại các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám sớm nhất. Việc phát hiện sớm bệnh trong một vai trò quan trọng trong việc điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.