Dấu hiệu gan nhiễm mỡ biểu hiện qua từng giai đoạn

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan. Các dấu hiệu gan nhiễm mỡ biểu hiện rất đa dạng qua các giai đoạn phát triển của bệnh. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ và cách chẩn đoán, điều trị trong bài bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Dấu hiệu gan nhiễm mỡ biểu hiện qua từng giai đoạn

1. Các giai đoạn và dấu hiệu gan nhiễm mỡ tương ứng với các giai đoạn bệnh

Bệnh gan nhiễm mỡ thường phát triển của 3 giai đoạn với các dấu hiệu đặc trưng, cụ thể như sau:

1.1 Dấu hiệu gan nhiễm mỡ giai đoạn 1

Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn 1 là tình trạng lượng mỡ trong gan chiếm từ 5 – 10% tổng trọng lượng của lá gan. Đây được xem là giai đoạn đầu của gan nhiễm mỡ, mức độ nhẹ, thường lành tính, không nguy hiểm và người bệnh cũng không có các biểu hiện gì. 

Thông thường rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn này. Chỉ đi khám định kỳ hoặc khám các loại bệnh khác thì mới vô tình phát hiện ra. 

Nếu được phát hiện và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ ngay từ giai đoạn đầu thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bỏ qua giai đoạn này, bệnh sẽ tiến triển sang các mức độ nặng hơn và ngày càng khó điều trị.

Dấu hiệu gan nhiễm mỡ biểu hiện qua từng giai đoạn

Bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu thường không có triệu chứng và cũng chưa gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

1.2 Dấu hiệu gan nhiễm mỡ giai đoạn 2

Khi bước vào giai đoạn 2, lượng mỡ trong gan của bệnh nhân sẽ chiếm từ 10 – 20% tổng trọng lượng lá gan. Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có các biểu hiện như:

– Chán ăn, ăn không ngon

– Khó tiêu

– Đầy bụng

– Buồn nôn

– Mệt mỏi thường xuyên

Tuy nhiên các triệu chứng ở giai đoạn này còn khá mờ nhạt và khá phổ thông nên rất nhiều người thường bỏ qua, khiến bệnh càng dễ phát triển nặng thêm.

Bệnh nhân ở giai đoạn 2 khi thăm khám sẽ thấy hình ảnh các mô mỡ đã xuất hiện rõ trên nhu mô gan và cơ hoành. Đây được coi là giai đoạn tích tụ, nuôi bệnh và chưa có phương pháp để điều trị triệt để. 

Vì vậy trong giai đoạn này, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn uống theo chế độ khoa học, tăng cường thể dục thể thao để tạo miễn dịch tốt cho gan, bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó không nên sử dụng các chất kích thích có hại, đặc biệt là rượu, bia để tránh làm gan thêm tổn thương.

Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan vì không kiểm soát bệnh ở giai đoạn này sẽ khiến bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển nhanh và chuyển biến xấu sang giai đoạn 3.

1.3 Bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 3: Các dấu hiệu đã rất rõ ràng

Ở giai đoạn này, tỷ lệ mỡ trong gan chiếm đến hơn 30% tổng trọng lượng của gan. Bệnh nhân khi thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như siêu âm sẽ thấy rõ sự bao phủ của các mô mỡ tại gan. Cùng với đó, các biểu hiện đặc trưng của bệnh cũng ngày càng rõ nét hơn, bao gồm:

– Đau tức hạ sườn bên phải

– Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu

– U mạch nổi lên trên da

– Chán ăn, mệt mỏi

– Sút cân nhanh chóng

Ngoài các triệu chứng điển hình, người bệnh mắc gan nhiễm mỡ giai đoạn cuối còn có thể có các biểu hiện rối loạn nội tiết tố.

– Nam giới: phát triển tuyến vú bất thường, rối loạn cương dương, teo tinh hoàn…

– Nữ giới: tăng, giảm cân bất thường, không rõ lý do, tắc kinh, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt,…

Đây là giai đoạn nặng nhất và nguy hiểm nhất của bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu không được điều trị đúng cách và kiên trì, bệnh ở giai đoạn này có khả năng cao nhất biến chứng thành xơ gan, ung thư gan một cách nhanh chóng, gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Khi bệnh gan nhiễm mỡ đã xuất hiện biến chứng thì cơ hội chữa khỏi gần như là không còn. Lúc này, người bệnh phải “sống chung” với bệnh và việc điều trị chỉ nhằm kéo dài sự sống. 

Tìm hiểu thêm: Gan nhiễm mỡ có lây không? Có chữa được không?

Dấu hiệu gan nhiễm mỡ biểu hiện qua từng giai đoạn

Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể bị đau hạ sườn phải, vàng da, vàng mắt, chán ăn, buồn nôn…

2. Chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ

Như đã nói ở trên, ở giai đoạn đầu, bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt nên rất khó có thể chẩn đoán. Các bác sĩ thường chẩn đoán dựa vào tiền sử uống bia rượu, dùng thuốc hoặc tình trạng thừa cân béo phì…để chỉ định người bệnh làm thêm một số xét nghiệm, chụp chiếu như:

– Xét nghiệm máu: Bao gồm kiểm tra công thức máu, nồng độ men gan và chức năng gan, lượng đường trong máu, nồng độ mỡ máu, kiểm tra sự tồn tại của virus viêm gan…

– Siêu âm đàn hồi mô gan

– Chụp cộng hưởng từ gan

3. Điều trị và phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào?

Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị dành cho căn bệnh này. Hầu hết các trường hợp, việc điều trị chỉ nhằm làm giảm các triệu chứng bệnh và ảnh hưởng của các triệu chứng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và ngăn không cho bệnh tiến triển nặng gây biến chứng. 

Các phương pháp điều trị chủ yếu dành cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ gồm:

3.1 Sử dụng thuốc

Bao gồm thuốc giảm mỡ máu, đường máu,… Khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ đơn của bác sĩ, tránh tự ý tăng, giảm liều 

3.2 Thay đổi lối sống

+ Không rượu bia 

+ Dinh dưỡng hợp lý: tăng cường chất xơ và protein tốt; giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn, hạn chế đồ ăn chiên rán, tinh bột và đường.

+ Tập thể dục thể thao: Tập luyện thường xuyên với cường độ thích hợp, giúp kiểm soát và duy trì cân nặng, đặc biệt cần thiết nếu người bệnh bị thừa cân và béo phì.

Ngoài ra cần điều trị hiệu quả các bệnh lý nền thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh. Các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn nên tiêm phòng vắc-xin đầy đủ để tránh các bệnh viêm gan.

Dấu hiệu gan nhiễm mỡ biểu hiện qua từng giai đoạn

>>>>>Xem thêm: Tất cả những điều bạn cần biết về polyp túi mật 10mm 

Sử dụng thuốc theo đơn được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa Gan mật kết hợp với thay đổi lối sống đang là phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ chủ yếu hiện nay.

Chúng ta vừa tìm hiểu những dấu hiệu gan nhiễm mỡ qua các giai đoạn bệnh và những phương pháp chẩn đoán, điều trị cơ bản. Các thông tin này không thể thay thế các chẩn đoán và điều trị y khoa, tuy nhiên hi vọng đã giúp bạn có thể nhận diện căn bệnh này. Khi có các biểu hiện của bệnh, đừng chủ quan, hãy thăm khám ngay chuyên khoa Gan mật để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *