Nếu trong quá trình mang thai, mẹ chẳng may nhiễm cúm, thủy đậu, quai bị hay rubella thì có nguy cơ cao con sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Hơn nữa, nhiễm bệnh ở mức độ nặng thì còn dẫn tới tử vong. Dưới đây là các mũi tiêm phòng cho bà bầu quan trọng cần ưu tiên thực hiện để vừa bảo vệ sức khỏe của người mẹ, vừa ngăn chặn dị tật cho con.
Bạn đang đọc: Các mũi tiêm phòng cho bà bầu cần thiết ngừa dị tật cho con
1. Những bệnh khi mang bầu dễ gây dị tật cho con
Chuyên gia y tế cho biết, có nhiều nguyên nhân gây ra dị tật ở thai nhi như:
– Bất thường di truyền.
– Yếu tố môi trường.
– Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm khi đang mang thai.
Trong đó, mắc bệnh truyền nhiễm khi đang mang thai làm tăng nguy cơ con sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Có 4 bệnh truyền nhiễm nếu mẹ mắc phải thì con cũng sẽ bị ảnh hưởng đó là:
1.1. Cúm
Cúm là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở mọi đối tượng, bùng phát mạnh nhất trong thời điểm giao mùa. Phụ nữ mang thai nếu mắc cúm thì sẽ trở nặng, đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ nhập viện vì nhiễm cúm cao hơn người bình thường gấp 2,4 lần.
Bên cạnh đó, cúm gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi như hở hàm ếch, trẻ nhẹ cân, sinh non, tổn thương đa dị tật,…
Mẹ bầu rất dễ mắc cúm và ảnh hưởng xấu cho thai nhi
1.2. Thủy đậu
Thủy đậu kà một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến thai nhi qua từng giai đoạn. Nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ thì thai nhi có 0,4% nguy cơ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Hội chứng thủy đậu bẩm sinh gây đến:
– Sẹo ở da em bé.
– Tật đầu nhỏ.
– Đục thủy tinh thể.
– Nhẹ cân.
– Chi ngắn.
– Và nhiều vấn đề khác làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng tiếp theo hoặc tuần 13 đến tuần 20 của thai kỳ thì tỷ lệ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh tăng lên 2%.
Trong trường hợp mẹ mắc bệnh trong vòng 5 ngày trước khi sinh và 2 ngày sau sinh thì bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu lan tỏa. Tỷ lệ tử vong sơ sinh lên tới 30%.
1.3. Rubella
Đa số thai phụ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu có thể gây dị tật cho thai nhi hoặc sảy thai. Virus rubella ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan của thai nhi gồm:
– Não.
– Tim.
– Tai.
– Mắt.
Trẻ sinh ra có thể rơi vào các tình trạng sau:
– Đục giác mạc.
– Thông liên thất vách tim.
– Hẹp eo động mạch phổi.
– Câm.
– Điếc.
– Chậm phát triển trí tuệ.
1.4. Quai bị
Quai bị cũng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến với tốc độ lây lan nhanh, không phân biệt đối tượng. Thai phụ chẳng may nhiễm bệnh sẽ chịu hậu quả nặng nề như:
– Viêm nhiễm buồng trứng dẫn tới phá hủy tế bào trứng.
– Dị tật bẩm sinh.
– Sinh non.
– Thai chết lưu.
Tìm hiểu thêm: Giá vắc xin não mô cầu BC và địa chỉ tiêm chủng
Quai bị là một trong những bệnh gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ
2. Các mũi tiêm phòng cho bà bầu giúp ngừa dị tật cho bé
Bổ sung các mũi tiêm phòng cho bà bầu phòng các bệnh gây dị tật cho con là rất quan trọng. Thời gian thực hiện các mũi tiêm sẽ tùy vào từng loại, cần nắm rõ phác đồ tiêm để có lịch tiêm chủng an toàn cho cả mẹ và con.
2.1. Cúm là một trong các mũi tiêm phòng cho bà bầu cần ưu tiên
Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm trong thai kỳ để thiết lập “tấm khiên sức khỏe” chắc chắn bảo vệ cho cả hai mẹ con. Thời điểm tiêm tốt nhất là 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.
Khi được tiêm vacxin ngừa cúm cho thai phụ sẽ truyền kháng thể cho thai nhi ở trong bụng và thông qua sữa mẹ sau khi bé chào đời. Nhờ vậy trẻ có miễn dịch với bệnh trong khoảng thời gian chờ đủ điều kiện để tiêm vacxin ngừa cúm.
Một số lưu ý dành cho thai phụ khi đi tiêm vacxin ngừa cúm:
– Nếu đang bị ốm, sốt thì cần hạ sốt và khỏi bệnh thì mới nên tiến hành tiêm ngừa.
– Nếu từng có phản ứng nặng với vacxin cúm lần trước thì không nên tiêm phòng cúm lần nữa. Tốt nhất cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn để được chỉ định an toàn trong tiêm chủng.
– Nên lựa chọn tiêm ngừa ở cơ sở tiêm chủng uy tín, được nhiều người dân đánh giá cao và tin chọn.
– Hãy cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe bản thân trong quá trình khám sàng lọc, nhất là nếu từng mắc hội chứng viêm đa dây thần kinh cấp tính thì càng không được bỏ qua.
2.2. Mũi tiêm phòng thủy đậu
Bên cạnh vacxin phòng cúm, vacxin phòng bệnh thủy đậu cũng cần được thực hiện sớm. Thời điểm tiêm được khuyến cáo hoàn thiện lịch tiêm trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng. Vì vacxin khi đưa vào cơ thể cần 1-2 tuần để sinh ra kháng thể. Do đó, nếu có dự định có em bé trong tương lai, bạn cần để ý và sắp xếp lịch để thực hiện mũi tiêm này sớm.
Phác đồ tiêm vacxin phòng bệnh thủy đậu:
– Gồm 2 mũi.
– Mũi sau cách mũi trước tối thiểu 1 tháng.
Nếu đang trong quá trình tiêm ngừa thủy đậu mà biết bản thân có thai, bạn cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phác đồ tiêm phù hợp. Đồng thời thăm khám định kỳ để theo dõi tình hình phát triển thai nhi.
>>>>>Xem thêm: Đối tượng không nên tiêm vaccine vì có thể gặp nguy hiểm
Nếu có dự định mang bầu thì cần hoàn thiện liều tiêm thủy đậu trước 3 tháng
2.2. Các mũi tiêm phòng cho bà bầu không thể thiếu quai bị và rubella
Với phòng ngừa quai bị và rubella thì thai phụ có thể tiêm vacxin phối hợp 3 trong 1 (sởi – quai bị – rubella). Với mũi vacxin này thì có thể phòng hai bệnh cùng lúc trong một mũi tiêm. Ngoài ra, mũi tiêm kết hợp cũng giúp bà bầu phòng được bệnh sởi, tránh các biến chứng của bệnh (sảy thai, đẻ non, trẻ sinh ra nhẹ cân,…). Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, nếu có kế hoạch có em bé thì phụ nữ nên tiêm ngừa từ 1 đến 3 tháng trước khi mang bầu. Việc làm này vừa giúp cơ thể của mẹ có đủ thời gian sinh ra kháng thể, vừa không ảnh hưởng đến thai nhi.
Sau tiêm phòng, có thể xảy ra một số phản ứng sau nhưng không cần quá lo lắng:
– Cảm giác nóng, đau nhẹ tại chỗ vừa tiêm.
– Hơi mệt mỏi trong người, có xu hướng muốn nghỉ ngơi.
– Sốt nhẹ.
Trong trường hợp đang thực hiện tiêm chủng mà phát hiện có thai thì bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn. Qua kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ tiêm phù hợp để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.