Tình trạng co giật do sốt cao hầu hết là lành tính nhưng thường khiến phụ huynh sợ hãi. Kết hợp với thiếu kiến thức, phụ huynh có thể xử trí không thích đáng tình trạng này và gây hại cho trẻ. Vậy, khi trẻ bị sốt co giật phải làm sao cho đúng đắn? Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bố mẹ câu trả lời cho câu hỏi đó, đọc ngay bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Khi trẻ bị sốt co giật phải làm sao?
1. Co giật do sốt cao là gì?
Sốt là phản ứng tự nhiên khi cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay khi cơ thể mắc các bệnh tự miễn, các bệnh lý ác tính,… Tình trạng này được xác định khi nhiệt độ cơ thể vượt 37.5 độ C.
Có 4 mức độ sốt: Sốt nhẹ, sốt vừa, sốt cao và sốt rất cao. Trong đó:
– Sốt nhẹ: 37.5 – 38 độ C.
– Sốt vừa: 38 – 39 độ C.
– Sốt cao: 39 – 40 độ C.
– Sốt rất cao: Trên 40 độ C.
Sốt là phản ứng tự nhiên khi cơ thể.
Co giật là những cơn co cơ kịch phát hoặc co cơ nhịp điệu và từng hồi. Co giật do sốt là các cơn co giật xuất hiện khi sốt, thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Có hai loại co giật do sốt là: co giật đơn giản và co giật phức tạp. ⅔ trẻ co giật do sốt là co giật đơn giản:
– Co giật đơn giản: Co giật toàn thể, kiểu tăng trương lực và co cứng cơ. Thời gian co giật là khoảng 15 phút. Trẻ co giật đơn giản không rối loạn tri giác hay có bất kỳ dấu hiệu thần kinh nào sau cơn.
– Co giật phức tạp: Co giật khu trú. Thời gian co giật thường trên 15 phút và trong 24 giờ, có từ 2 cơn co giật trở lên.
2. Tình trạng co giật do sốt cao ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của trẻ?
Co giật do sốt cao nếu chỉ diễn ra một vài lần thì không để lại di chứng cho trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng co giật tái diễn nhiều lần thì sức khỏe trẻ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây là 5 di chứng phổ biến cao giật do sốt cao để lại ở trẻ:
– Tổn thương não bộ: Xảy ra do sự phóng điện quá mức của các nơron thần kinh, nếu tái phát nhiều lần, tình trạng co giật do sốt cao có thể “giết” chết các tế bào não; từ đó, hạn chế khả năng tư duy của trẻ.
– Động kinh: Não hoạt động theo cơ chế sửa chữa – thích nghi. Do đó, tình trạng co giật do sốt cao nếu tái phát nhiều lần có thể sẽ trở thành một phản xạ có điều kiện. Tức là cứ khi sốt là trẻ co giật. Thậm chí trẻ có thể co giật ngay cả khi không sốt. Hiện tượng này có thể tiến triển thành động kinh.
– Tăng động giảm chú ý: Tăng động giảm chú ý là một rối loạn thần kinh phổ biến ở trẻ. Trẻ tăng động giảm chú ý thường hiếu động, thiếu tập trung, khó kiểm soát cảm xúc và hành vi.
– Hội chứng rối loạn tic: Hội chứng tic cũng là một rối loạn thần kinh phổ biến ở trẻ.
– Ảnh hưởng tâm lý của trẻ: Tình trạng co giật xảy ra bất ngờ có thể khiến trẻ sợ hãi. Thậm chí, trẻ có thể tự ti trước đám đông, dễ cáu gắt và tự làm bản thân tổn thương vì tình trạng này.
Tìm hiểu thêm: Trẻ quấy khóc khi mọc răng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Trẻ tăng động giảm chú ý thường khó kiểm soát cảm xúc và hành vi.
3. Giải đáp chi tiết thắc mắc: Khi trẻ bị sốt co giật phải làm sao?
3.1. 3 bước xử trí tình trạng co giật do sốt cao
Khi trẻ co giật do sốt cao, bố mẹ cần bình tĩnh và giúp trẻ vượt qua bằng 2 bước sau:
– Bước 1, làm thông thoáng đường thở cho trẻ: Đặt trẻ nằm nghiêng trên giường hoặc mặt đất, không để trẻ nằm ngửa. Khi co giật, trẻ có thể nôn. Nôn khi nằm ngửa có thể khiến trẻ ngạt thở. Nếu có gối, cho trẻ nằm gối. Để một chân trẻ duỗi và một chân trẻ co. Nới lỏng áo quanh cổ. Không nhét vào miệng trẻ bất cứ vật gì. Không đè hoặc cố gắng dùng sức để kiềm chế tình trạng co giật.
– Bước 2, hạ sốt cho trẻ: Hạ sốt cho trẻ bằng paracetamol, liều lượng 10 – 15mg/kg/lần, lặp lại sau 4 – 6 giờ nếu còn sốt. Nên dùng thuốc nhét hậu môn. Dùng thêm khăn ẩm, ấm để chườm mát trán, nách, bẹn trẻ. Thay khăn thường xuyên để hiệu quả hạ nhiệt được tối ưu. Chỉ nên dùng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2 độ C. Không dùng nước lạnh, nước lạnh gây co mạch, làm chậm trễ quá trình hạ nhiệt. Ngừng chườm mát khi nhiệt độ cơ thể trẻ về bình thường.
>>>>>Xem thêm: Giúp mẹ nhìn phân đoán bệnh của trẻ
Dùng khăn ẩm, ấm để chườm mát trán, nách, bẹn trẻ.
– Bước 3, đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất khi tình trạng co giật kết thúc: Khi trẻ đang co giật, bố mẹ cần ghi nhớ những thông tin sau và cung cấp chúng cho nhân viên y tế: Hoàn cảnh xuất hiện tình trạng co giật và điều kiện tình trạng co giật kết thúc; thời điểm trẻ bị co giật; số lần co giật của trẻ và thời gian mỗi cơn co giật; bộ phận cơ thể trẻ co giật; biểu hiện bất thường trước khi co giật; khả năng vận động các chi khi tình trạng co giật kết thúc.
3.2. Hướng dẫn dự phòng tình trạng co giật do sốt cao tái phát
Co giật do sốt cao rất dễ tái phát. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được dự phòng hiệu quả nếu bố mẹ xử trí đúng đắn các cơn sốt của trẻ. Dưới đây là một số lưu ý bố mẹ cần lưu ý và nghiêm túc thực hiện để xử trí tình trạng sốt, hạn chế nguy cơ co giật.
– Cho trẻ thăm khám với chuyên gia để xác định nguyên nhân ngay khi trẻ sốt.
– Hạ sốt bằng Paracetamol và chườm mát cho trẻ để hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trẻ cao từ 39 độ C.
– Cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng, thấm hút mồ hôi.
– Theo dõi sát sao nhiệt độ cơ thể trẻ bằng nhiệt kế.
– Cho trẻ uống nhiều nước.
Phía trên là câu trả lời cho câu hỏi khi trẻ bị sốt co giật phải làm sao? Theo đó, bố mẹ cần bình tĩnh, đặt trẻ nằm nghiêng ở nơi bằng phẳng và cố gắng hạ sốt cho trẻ càng nhanh càng tốt. Khi tình trạng co giật kết thúc, đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất thăm khám ngay. Hy vọng rằng, với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ an toàn trước tình trạng sốt cũng như co giật do sốt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.