Tiêm vacxin cho bé đóng vai trò cực quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ, giảm nguy cơ nhiễm bệnh và ngăn chặn sự lây lan của các loại vi khuẩn và virus nguy hiểm. Trong đó, tiêm vacxin viêm màng não do não mô cầu được nhiều bố mẹ quan tâm. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về vai trò của việc phòng căn bệnh này cũng như các vấn đề cần lưu ý nhé!
Bạn đang đọc: Những điều cần biết khi tiêm vacxin viêm màng não mô cầu cho bé
1. Viêm màng não do não mô cầu nguy hiểm thế nào?
Bệnh viêm màng não do não mô cầu (VMNMC) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Bệnh lây nhiễm thông qua tiếp xúc với các chất nhầy nếu người khỏe mạnh tiếp xúc với mũi, họng, hoặc đường hô hấp của người nhiễm bệnh. Các hành động như hơi nước bắn ra khi nói, hoặc sự tiếp xúc trực tiếp thông qua việc chia sẻ vật dụng cá nhân cũng có thể là nguyên nhân lây nhiễm.
Viêm màng não do não mô cầu thường xuất hiện đột ngột và có thể gây ra các triệu chứng nặng như sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn và có thể dẫn đến viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết. Bệnh xảy ra phổ biến ở những nơi có đông người như nhà trẻ, trường học, ký túc xá, và doanh trại. Nó lưu hành rải rác tại nhiều địa phương ở Việt Nam, thường tăng cao vào mùa đông – xuân. Thời kỳ ủ bệnh có thể biến động từ 2-10 ngày, thường là từ 3-4 ngày.
Bệnh rất khó để phát hiện và các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột
Vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) được chia thành 13 nhóm huyết thanh dựa vào đặc tính kháng nguyên polysaccharide của chúng. Đặc biệt, 6 trong số những nhóm này (A, B, C, W-135, X, và Y) được xác định là có khả năng gây dịch. Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, đối tượng dưới 30 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ cao hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như điếc, động kinh, hay thiếu máu não.
Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm do dễ dàng lây nhiễm chéo qua đường hô hấp, diễn biến nhanh, phát bệnh đột ngột, có khả năng gây tử vong cao, đặc biệt trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng. Ở Việt Nam, chi phí điều trị viêm màng não mô cầu rất cao, từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng, chưa kể các chi phí nuôi dưỡng và chăm sóc sau này. Do đó, tiêm phòng bằng vacxin là biện pháp hiệu quả nhất để giảm nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong do VMNMC, đặc biệt ở trẻ em.
2. Tích cực phòng ngừa bệnh VMNMC hiệu quả
2.1 Tiêm vacxin viêm màng não mô cầu cho bé
Hiện nay, có hai loại vacxin chủ yếu được sử dụng để phòng ngừa viêm màng não gồm: VA Mengoc BC và menactra
– Menactra
Đây là vacxin polysaccharide của nhóm vi khuẩn A, C, Y, W-135 do công ty Sanofi Pasteur sản xuất. Vacxin được chỉ định cho trẻ em từ 9 tháng tuổi đến người lớn dưới 55 tuổi.
Phác đồ tiêm bao gồm 1 hoặc 2 liều tùy trường hợp cụ thể: Trẻ từ 9-23 tháng cần tiêm 2 mũi với khoảng cách tối thiểu là 03 tháng. Đối với trẻ từ đủ 2 tuổi đến người lớn 55 tuổi chỉ cần tiêm 01 mũi.
Tìm hiểu thêm: 4 Thông tin quan trọng về Vacxin Vaxigrip 0.5 ml
Menactra được sử dụng rộng rãi để phòng ngừa VMNMC và đã đạt được hiệu quả lớn trong việc giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
– VA Mengoc BC
Là vacxin cộng hợp có thể tạo miễn dịch chống lại não mô cầu tuýp B,C sản xuất bởi công ty Filay- Cuba. Đối tượng tiêm là trẻ em từ 6 tháng tuổi đến người lớn 45 tuổi. Phác đồ tiêm bao gồm 2 mũi, cách nhau 2 tháng.
Cả hai loại vacxin này đều đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phòng ngừa và kiểm soát bệnh viêm màng não mô cầu, mang lại sự bảo vệ cho cộng đồng khỏi các chủng vi khuẩn nguy hiểm. Hiện nay, vacxin phòng não mô cầu tuýp BC đang hết ở trên thị trường, vì vậy các bố mẹ thường chủ động tiêm vacxin cho bé vacxin phòng não mô cầu phòng 4 tuýp A, C, Y, W-135.
2.2 Các trường hợp không tiêm vacxin VMNMC cho bé
Dưới đây là một số trường hợp không nên tiêm vacxin viêm màng não mô cầu cho bé:
– Nếu bé có tiền sử dị ứng nặng đối với bất kỳ thành phần nào trong vacxin, việc tiêm có thể gây ra phản ứng nặng.
– Bé đang mắc bệnh nặng hoặc đang trong giai đoạn phục hồi bệnh
– Nếu bé đã trải qua các phản ứng nặng sau các liều tiêm trước đó
Trao đổi với bác sĩ các vấn đề sức khỏe của bé trước khi tiêm vacxin để đảm bảo các điều kiện phù hợp và an toàn khi tiêm phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu gây ra.
2.3 Kết hợp các biện pháp phòng ngừa VMNMC
Hiện tại, tình trạng tiêm vacxin phòng viêm màng não mô cầu ở Việt Nam còn thấp, dẫn đến tình trạng người mang vi khuẩn nhưng không có triệu chứng – “người lành mang trùng” – cao, làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Cần thêm những biện pháp như mở rộng chương trình tiêm chủng và cải thiện ý thức cộng đồng để kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Một số biện pháp phòng bệnh hiệu quả mà mọi người nên áp dụng:
>>>>>Xem thêm: Giới thiệu về dịch vụ tiêm vaccine tại Thu Cúc TCI
Tiêm vacxin cho bé từ sớm có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và di chứng.
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch để ngăn chặn vi khuẩn từ tay vào cơ thể.
– Giữ gìn môi trường sạch sẽ, đặc biệt là trong các khu vực có nguy cơ cao. Đảm bảo không khí thông thoáng, có đủ ánh sáng và sạch sẽ.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh viêm màng não.
– Xây dựng lối sống khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.
– Thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi các triệu chứng của bệnh để phát hiện sớm và đối phó với bệnh nhanh chóng.
– Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh viêm màng não do não mô cầu và cách phòng tránh.
Những biện pháp này, khi được thực hiện đồng bộ và đều đặn, sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm màng não do não mô cầu. Nếu như phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời, thông báo cho cơ quan y tế địa phương nhằm triển khai biện pháp dự phòng lây nhiễm cho cộng đồng.
Tiêm vacxin cho bé phòng bệnh viêm màng não mô cầu nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nói chung là việc làm cực kỳ quan trọng và bố mẹ cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ cho con để đảm bảo con được bảo vệ sức khỏe toàn diện. Liên hệ ngay với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm hoặc cần giải đáp các vấn đề tiêm chủng liên quan.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.