Tiêm chủng vacxin là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật cho trẻ em. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn cảm thấy bất an và lo ngại khi quyết định tiêm phòng cho con, đặc biệt là khi trẻ đang gặp phải tình trạng sốt. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu liệu trẻ đang sốt có tiêm vacxin được không. Cùng đọc và nắm được những thông tin quan trọng nhé!
Bạn đang đọc: Chỉ định tiêm chủng vacxin khi trẻ đang bị sốt
1. Khái niệm về vacxin và cách nó hoạt động
Trước khi tìm hiểu về việc tiêm chủng vacxin khi đang sốt, chúng ta cùng tìm hiểu một chút về vacxin và cách nó hoạt động trong cơ thể.
Vacxin là một chế phẩm y tế có các thành phần giống hoặc tương tự như vi khuẩn/virus gây bệnh, tuy nhiên chúng đã bị làm yếu hoặc giết chết để không có khả năng gây bệnh, nhưng khả năng kích thích miễn dịch vẫn được đảm bảo. Khi tiêm vào cơ thể, vacxin sẽ kích thích hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể chống lại các vi khuẩn/virus này.
Tiêm vacxin giúp trẻ em phòng tránh các bệnh nguy hiểm
Trong tương lai nếu cơ thể tái tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thực sự, hệ miễn dịch sẽ nhận ra và phản ứng nhanh chóng để ngăn ngừa sự lây lan và tiến triển của bệnh. Nhờ vậy, vacxin giúp cơ thể có khả năng đề kháng với các bệnh truyền nhiễm và đảm bảo sức khỏe cho con người.
Sau khi tiêm vacxin, vì có tác nhân lạ xâm nhập nên cơ thể có thể xuất hiện các phản ứng phụ không mong muốn như là sốt, sưng đau đỏ tại vị trí tiêm, mệt mỏi,.. tuy nhiên những phản ứng này thường nhẹ và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người. Sau 1-2 ngày phản ứng phụ sẽ thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.
2. Giải đáp đang sốt có tiêm vacxin được không?
2.1. Tìm hiểu về sốt ở trẻ em
Sốt ở trẻ em là tình trạng nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên trên mức bình thường. Thông thường nhiệt độ cơ thể trẻ dao động trong khoảng từ 36.5 – 37.5 độ C. Khi nhiệt độ vượt quá giới hạn này, được xem là sốt. Sốt có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác như sưng, đau, mệt mỏi, hoặc thay đổi tâm trạng.
Sốt là triệu chứng thường gặp khi cơ thể đang chiến đấu với các loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Đây là một phản ứng tự nhiên và có lợi cho cơ thể trong quá trình chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị sốt quá cao và kéo dài, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của các tế bào miễn dịch.
2.2. Trẻ em đang sốt có tiêm vacxin được không?
Khi tiêm chủng vacxin, cơ thể sẽ phải đối mặt với các chất gây bệnh giống như khi bị nhiễm bệnh và có thể bị sốt. Do đó, nếu cơ thể đang bị sốt thì có tiêm vacxin được không là câu hỏi nhiều người quan tâm.
Tìm hiểu thêm: Cập nhật bảng giá vắc xin cúm mùa tại Thu Cúc TCI
Trẻ đang sốt có tiêm vacxin được không là câu hỏi nhiều người quan tâm
Theo quyết định 2470/QĐ-BYT về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em được ban hành ngày 14/6/2019:
– Trẻ sơ sinh sẽ tạm hoãn tiêm chủng nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ đo được là ≥ 37.5°C hoặc ≤ 35.5°C, bất kể ở cơ sở tiêm chủng bệnh viện hay ngoài bệnh viện.
– Trẻ em từ 1 tháng tuổi trở lên, nếu tiêm chủng ngoại viện thì tạm hoãn tiêm chủng nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ đo được ≥ 37.5°C hoặc ≤ 35.5°C. Trường hợp tiêm chủng tại bệnh viện thì tạm hoãn tiêm chủng nếu trẻ sốt ≥ 38°C hoặc ≤ 35.5°C
Như vậy, trẻ vẫn có thể tiêm vacxin bình thường nếu bị sốt nhẹ, với điều kiện được thực hiện tiêm vacxin tại bệnh viện. Đối với trẻ có biểu hiện sốt nhẹ như cảm lạnh, chảy nước mũi, ho nhẹ, viêm mũi dị ứng, hoặc tiêu chảy nhẹ mà không cần điều trị, bác sĩ vẫn có thể tiến hành tiêm chủng cho trẻ theo lịch bình thường. Trong những tình huống khẩn cấp như tiêm vacxin phòng dại sau khi trẻ bị cắn bởi súc vật, nếu trẻ bị sốt do nhiễm trùng từ vết cắn, việc tiêm vacxin vẫn có thể được thực hiện, đồng thời kết hợp với việc điều trị hạ sốt và kháng sinh chống nhiễm trùng.
Trong tất cả các trường hợp, việc quyết định tiêm vacxin cho trẻ khi đang bị sốt nên được thảo luận và đưa ra bởi bác sĩ chuyên môn nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho sức khỏe của trẻ.
Trước khi tiêm chủng, trẻ em cần được khám sàng lọc với bác sĩ tiêm chủng để ngoại trừ nguyên nhân sốt do các bệnh lý cấp tính hoặc bệnh nhiễm trùng. Nếu trẻ có dấu hiệu của các bệnh lý này, việc tiêm vacxin sẽ được hoãn lại cho đến khi sức khỏe của trẻ được ổn định. Vì vậy, khi trẻ đang sốt, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được khám và hướng dẫn cụ thể. Tùy thuộc vào loại vacxin và mức độ sốt của con mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nên tiêm chủng hay không.
3. Tiêm chủng vacxin an tâm, an toàn tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI
Việc tiêm chủng vacxin là rất quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người. Để đảm bảo quá trình tiêm chủng được thực hiện an toàn, hiệu quả và hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra, việc lựa chọn một địa chỉ tiêm chủng uy tín và đáng tin cậy là cần thiết.
Phòng Tiêm chủng Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ tiêm chủng uy tín và được nhiều người dân tin tưởng.
>>>>>Xem thêm: Tổng quan về vắc xin sởi rubella quai bị và những điều cần biết
Phòng Tiêm chủng Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ tiêm chủng đáng tin cậy
– Với đội ngũ bác sĩ và nhân viên được đào tạo chuyên sâu và giàu kinh nghiệm, TCI cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ tiêm chủng an toàn và hiệu quả. Trước khi tiêm chủng tại TCI, trẻ sẽ được khám sàng lọc miễn phí với đội ngũ bác sĩ để nhận chỉ định tiêm chủng và hướng dẫn chăm sóc sau tiêm phù hợp.
– Các loại vacxin cung cấp tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là vacxin chính hãng, được nhập khẩu từ các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản… Đảm bảo vacxin chất lượng và an toàn cho người dùng.
– TCI có còn cung cấp đầy đủ các loại vacxin cần thiết cho con người, bao gồm cả vacxin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm thường gặp cho cả trẻ em và người lớn.
– Phòng tiêm kết hợp phòng khám đa khoa sẵn sàng cấp cứu trong trường hợp người tiêm chủng gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, giúp đảm bảo an toàn trong tiêm chủng.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về việc tiêm chủng vacxin khi đang sốt. Để tham khảo ý kiến bác sĩ về quyết định tiêm chủng phù hợp với tình trạng cá nhân và thực hiện tiêm chủng an toàn, bạn đọc vui lòng liên hệ với Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.