3 Nhóm đối tượng tiêm chủng bù, tiêm đuổi sau Tết

Trẻ dưới 2 tuổi, người cao tuổi và phụ nữ mang bầu là 3 nhóm đối tượng tiêm chủng cần thực hiện tiêm bù, tiêm đuổi sau Tết. Chỉ có như vậy mới bổ sung kịp thời kháng thể để phòng bệnh hiệu quả.

Bạn đang đọc: 3 Nhóm đối tượng tiêm chủng bù, tiêm đuổi sau Tết

1. Vì sao cần tiêm bù, tiêm đuổi sau Tết?

Tết Nguyên đán là thời điểm các gia đình bận rộn với dọn nhà, chuẩn bị mâm cỗ cúng, di chuyển về quê… Sự bận rộn trước và trong những ngày Tết cũng khiến nhiều phụ huynh quên lịch tiêm chủng của con hoặc dời lại lịch tiêm chủng của chính mình. Điều này có thể khiến “khoảng trống miễn dịch” xảy ra và tạo kẽ hở cho các tác nhân gây bệnh tấn công. Nhất là trẻ em trong năm 2 năm đầu đời, người lớn tuổi và phụ nữ có thai.

Bên cạnh đó, nhiều vacxin có giới hạn tuổi tiêm ngắn cùng với lùi lịch tiêm do nghỉ Tết có thể làm mất cơ hội phòng bệnh. Một số loại vacxin cũng cần tiêm đúng lịch để kịp sinh kháng thể trước khi tiếp xúc với mầm bệnh. Nếu không tiêm đúng hẹn, trễ lịch quá lâu thì nguy cơ mắc bệnh ở người chưa tiêm và tiêm chưa đủ liều cơ bản sẽ tăng lên, trong đó có nhóm nguy cơ cao.

Do đó, 3 nhóm đối tượng dưới đây cần chú ý lịch tiêm sau tết. Cần tiêm bù, “tiêm đuổi” để bổ sung kháng thể phòng bệnh.

3 Nhóm đối tượng tiêm chủng bù, tiêm đuổi sau Tết

Tiêm bù, tiêm đuổi sau tết là rất quan trọng với trẻ dưới 2 tuổi, người cao tuổi và phụ nữ mang thai

2. Nhóm đối tượng tiêm chủng cần tiêm bù, tiêm đuổi sau tết

2.1. Trẻ em dưới 2 tuổi – Đối tượng tiêm chủng cần lưu ý sau tết

Trẻ em dưới 2 tuổi là nhóm đối tượng tiêm chủng cần ưu tiên tiêm bù, tiêm đuổi sau tết. Vì trẻ trong 2 năm đầu đời rất dễ nhiễm bệnh nên việc chủng ngừa là rất cần thiết. Tiêm đủ các loại vacxin thiết yếu và hoàn thành sớm các vacxin có giới hạn tuổi tiêm ngừa sẽ giúp:

– Ngăn chặn virus, vi khuẩn có hại tấn cônng. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong.

– Đảm bảo trẻ được phát triển toàn diện trong điều kiện khỏe mạnh nhất.

Một số vacxin có giới hạn tuổi tiêm ngừa mà cha mẹ cần lưu ý:

– Vacxin ngừa lao và viêm gan B cần tiêm ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.

– Vacxin Rotavirus chỉ định cho trẻ từ 8 tháng tuổi trở xuống.

– Các vacxin phối hợp như 5 trong 1, 6 trong 1 phòng cùng lúc nhiều bệnh truyền nhiễm nguy cơ cao cho trẻ có tuổi tiêm giới hạn là đến 2 tuổi.

Đây là các mũi tiêm cần thiết dành cho trẻ nhỏ, để ngừa các bệnh truyền nhiễm có khả năng gây tử vong hoặc trở nặng, mạn tính như:

– Lao

– Viêm gan B.

– Tiêu chảy.

– Viêm màng não.

– Viêm phổi…

2.2. Người cao tuổi

Người cao tuổi được đánh giá là đối tượng có tỷ lệ tiêm chủng thấp so với các đối tượng khác. Đồng thời hệ miễn dịch suy yếu theo thời gian, giảm khả năng chống lại các mầm bệnh nên rất dễ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm.

Hơn nữa, người cao tuổi hầu hết đều có kèm theo bệnh nền. Nếu chẳng may mắc thêm bệnh truyền nhiễm thì tỷ lệ tử vong tăng cao.

– Những người có bệnh lý tim mạch nếu mắc bệnh truyền nhiễm thì tỷ lệ tử vong tăng lên 5 lần.

– Người có bệnh lý nền về hô hấp khi mắc cúm, phế cầu,… thì nguy cơ tử vong sẽ tăng lên tới 12 lần.

– Một người mắc đồng thời cả hai bệnh hô hấp và tim mạch, khi mắc phải bệnh truyền nhiễm thì nguy cơ tử vong tăng lên 20 lần.

Do đó, chuyên gia y tế khuyến cáo người cao tuổi cần rà soát lịch tiêm để bổ sung các mũi vacxin quan trọng như

– Cúm.

– Phế cầu.

– Bạch hầu – ho gà.

– Não mô cầu.

– Sởi – quai bị – rubella.

– Tả.

– Các mũi ngừa viêm gan A, B.

Bên cạnh lịch tiêm cơ bản, một số loại vacxin cần được tiêm nhắc theo lịch để củng cố hệ miễn dịch. Cụ thể:

– Vacxin cúm cần tiêm nhắc hàng năm để duy trì hiệu quả bảo vệ, chống lại các chủng cúm thay đổi liên tục theo mỗi năm.

– Vacxin tả uống nhắc sau mỗi 2 năm.

– Mũi tiêm ngừa thương hàn cần nhắc lại sau mỗi 3 năm.

– Mũi tiêm ngừa bạch hầu – ho gà – uốn ván cần tiêm nhắc lại 1 mũi sau mỗi 10 năm.

Tìm hiểu thêm: 4 thông tin cần biết về vắc xin viêm màng não mủ

3 Nhóm đối tượng tiêm chủng bù, tiêm đuổi sau Tết

Người cao tuổi có tỷ lệ tiêm chủng thấp nên nguy cơ nhiễm bệnh rất cao

2.3. Phụ nữ mang bầu – Đối tượng tiêm chủng nhạy cảm

Phụ nữ mang thai bị suy yếu miễn dịch vì để giúp cho bào thai có thể phát triển ổn định trong tử cung. Do đó, nếu không quan tâm tới vấn đề tiêm chủng thì mẹ rất dễ nhiễm bệnh, con sinh ra có nguy cơ bị dị tật hoặc tử vong rất cao.

Để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm tấn, nữ giới cần chủ động tiêm phòng sớm và đúng theo lịch được khuyến cáo. Chỉ có như vậy mới giúp tăng kháng thể để bảo vệ cho cả mẹ và bé. Trong đó, có nhiều vacxin được chỉ định thực hiện trước khi mang thai, bao gồm:

– Mũi tiêm ngừa thủy đậu.

– Mũi tiêm ngừa sởi – quai bị – rubella.

– Mũi tiêm ngừa phế cầu.

– Mũi tiêm ngừa virus HPV.

Nếu bạn có dự định có con thì cần chú ý đến lịch tiêm ngừa để hoàn thiện sớm và không gây ảnh hưởng tới quá trình mang thai.

3. Kết hợp chăm sóc sức khỏe sau Tết

Sau một kỳ nghỉ Tết kéo dài sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do thay đổi thời tiết, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống. Vì vậy, 3 nhóm đối tượng tiêm chủng trên bên cạnh lưu ý đến lịch tiêm bù, tiêm đuổi thì cần kết hợp với các phương pháp chăm sóc sức khỏe khác:

– Thiết lập chế độ ăn uống điều độ: bổ sung các chất xơ, vitamin, omega-3,…. Đặc biệt cần uống đủ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày.

– Thiết lập nhịp sinh học cho cơ thể với việc ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày. Không thức quá muộn, không có thói quen ngủ nướng,…

– Tập luyện thể thao đều đặn, lựa chọn các bài tập phù hợp với bản thân. Với người cao tuổi có thể chọn đi bộ, đạp xe, tập dưỡng sinh,… Với phụ nữ mang thai có thể chọn tập luyện yoga nhẹ nhàng, tập hít – thở,…

– Tái khám sức khỏe tổng quát sau Tết để theo dõi thể trạng, phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và kịp thời xử lý các vấn đề sức khỏe đang ở mức nhẹ.

3 Nhóm đối tượng tiêm chủng bù, tiêm đuổi sau Tết

>>>>>Xem thêm: Thông tin cần biết về vacxin ngừa ung thư cổ tử cung

Bà bầu có thể tập luyện tại nhà nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe cả mẹ và bé

Có thể thấy, trẻ em dưới 2 tuổi, người cao tuổi và phụ nữ mang thai là 3 đối tượng tiêm chủng cần thực hiện tiêm bù, tiêm đuổi sau tết. Chỉ có vậy mới tránh được tình trạng quá tuổi tiêm chủng và giúp vacxin sinh ra kháng thể bảo vệ một cách tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *