Thuốc cảm cúm trẻ em 7 tuổi đa dạng và nhiều loại, kể cả thuốc bổ sung hay biệt dược, bởi đây là độ tuổi đã qua giai đoạn trẻ làm quen và hình thành hệ miễn dịch sơ khai. Tuy nhiên, đây lại là thời kỳ trẻ định hình hệ miễn dịch. Trong đó, kháng sinh hay các thuốc trẻ sử dụng có ảnh hưởng lớn đến điều này. Chính vì thế, dù chữa cảm cúm – là bệnh lý không quá phức tạp, thì cha mẹ cũng nên lưu ý và thận trọng khi chọn thuốc cho con.
Bạn đang đọc: Thận trọng khi dùng thuốc cảm cúm trẻ em 7 tuổi
1. Cha mẹ phân biệt cảm lạnh và cảm cúm để điều trị đúng bệnh cho con
Cảm lạnh và cảm cúm là hai bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp và có triệu chứng khá giống nhau. Trên thực tế, cha mẹ rất dễ chẩn đoán nhầm hai bệnh lý này với con. Thêm vào đó, thói quen tự dùng thuốc điều trị cho con phổ biến của nhiều cha mẹ là điều rất nguy hiểm, nhất là khi hai bệnh lý này khá gây nhầm lẫn.
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do tác nhân virus cúm (cúm A, cúm B,…) gây nên. Trong khi đó, cảm lạnh lại do nhiều tác nhân virus khác như Rhinovirus, Enterovirus,… xâm nhập và gây bệnh. Do cùng là bệnh lý hô hấp, nên triệu chứng của hai bệnh lý này khá giống nhau. Cảm cúm biểu hiện với tình trạng sốt cao, có khi lên đến 39, 40 độ C. Trẻ dễ cảm thấy đau họng, đau đầu, đau cơ, đau nhức toàn thân kèm theo tình trạng chảy nước mũi, ho nhiều, chán ăn dễ nôn trớ. Với bé chưa biết nói, tình trang quấy khóc, ăn kém rất phổ biến trong tình huống này.
Trong khi đó, với tình trạng cảm lạnh, trẻ cũng có một số biểu hiện như: đau họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, … Khi cảm lạnh, trẻ dễ bị hắt hơi nhiều, chảy nước mắt, mệt mỏi. Tình trạng sốt ở thể cảm lạnh thường là sốt nhẹ hoặc không xảy ra. Bên cạnh đó, chứng đau đầu cũng khá khó gặp.
Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh khi điều trị cho trẻ
2. Bệnh cảm cúm có gây nguy hiểm cho trẻ 7 tuổi không?
Với trẻ 7 tuổi, bệnh cảm cúm thường diễn biến và phục hồi nhanh trong khoảng 2-7 ngày. Tuy nhiên, cúm vẫn là bệnh lý đáng báo động mang tính toàn cầu. Bệnh có thể gây nguy hiểm với những biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm tai, viêm xoang, viêm cơ, suy hô hấp, suy tim sung huyết,… Thậm chí cảm cúm có thể dẫn đến tử vong.
Cúm cũng từng trở thành dịch với số lượng người tử vong lớn. Do đó, cha mẹ cần cẩn trọng khi con bị cảm. Đặc biệt, không nên tự chẩn đoán cũng như tự điều trị cho con. Việc điều trị sai thuốc cho con không những khiến bệnh khó giảm, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.
3. Sử dụng thuốc cảm cúm cho trẻ em 7 tuổi đúng cách
Việc chẩn đoán đúng bệnh và xác định thể cúm rất quan trọng trong việc điều trị bệnh cho trẻ.
3.1. Cách chẩn đoán bệnh cúm cho trẻ 7 tuổi
Bên cạnh việc khai thác các triệu chứng thực thể, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm nhằm phát hiện virus cúm như:
– RT-PCR: nhằm kiểm tra và phân loại cúm trong thời gian khoảng 4 đến 6 giờ.
– Miễn dịch huỳnh quang có độ nhath thấp hơn nhưng kết quả nhanh hơn so với phương pháp RT-PCR.
– Xét nghiệm nhanh tương tự phương pháp test nhằm kiểm tra cơ thể trẻ có virus cúm không với thời gian nhanh chóng, chỉ tầm dưới 15 phút. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm này tính chính xác không quá cao, thường cần kết hợp với những phương pháp xét nghiệm khác để có kết quả đảm bảo.
– Phân lập virus không phải là xét nghiệm sàng lọc nhưng vẫn có thể tiến hành trên mẫu bệnh phẩm thu thập từ người nghi ngờ mắc cúm.
– Xét nghiệm huyết thanh cũng tương tự xét nghiệm nhanh thời gian cho kết quả mau chóng nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu cần được xem xét.
Tùy thời gian thu thập bệnh phẩm, xem xét chẩn đoán, loại và chất lượng bệnh phẩm mà độ uy tín của kết quả xét nghiệm có thể ứng dụng.
Tìm hiểu thêm: Thuốc cần tránh trong điều trị sốt xuất huyết cho trẻ tại nhà
Xét nghiệm, kiểm tra để xác định thể cúm
3.2. Thuốc điều trị bệnh cảm cúm cho trẻ 7 tuổi trong nhà
Không giống như các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, cảm cúm do virus gây ra và không có thuốc đặc trị hữu hiệu cho trẻ nhỏ cũng như người lớn. Khi điều trị bệnh cúm cho trẻ 7 tuổi, các bác sĩ thường hướng đến vấn đề làm giảm triệu chứng bệnh, giúp trẻ cảm thấy đỡ mệt mỏi và sẽ dễ chịu hơn. Một số loại thuốc hay được sử dụng như acetaminophen (Tylenol (1)) và ibuprofen (Advil (2), Motrin (3)) giảm sốt, siro ho và thuốc thông mũi. Trong tình huống với trẻ bị cúm nặng và nguy cơ biến chứng từ bệnh, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng virus nhằm hỗ trợ bệnh nhân chống chọi với bệnh hiệu quả hơn.
>>>>>Xem thêm: Viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không?
Thực hiện uống thuốc chữa cảm cúm theo bác sĩ kê đơn
3.3. Lưu ý khi dùng thuốc chữa cảm cúm cho trẻ 7 tuổi
Một vài sai lầm mà cha mẹ dễ mắc phải khi cho con 7 tuổi uống thuốc điều trị cúm, đó là:
– Cho trẻ dùng kháng sinh: Kháng sinh chỉ phù hợp khi điều trị các bệnh do vi khuẩn gây nên, chứ không tiêu diệt được virus. Dùng kháng sinh với trẻ 7 tuổi vừa khiến trẻ mệt mỏi hơn, lại không điều trị được bệnh, đồng thời còn khiến trẻ có nguy cơ kháng kháng sinh trong tương lai.
– Dùng quá liều nhỏ mũi: Thuốc nhỏ mũi kê cho trẻ 7 tuổi được giới hạn 3 ngày dùng. Nếu dùng quá thời gian này thì có thể gây tác dụng ngược, làm mũi phù nề và nghẹt hơn. Do đó, cha mẹ cần chú ý khi điều trị cảm cúm cho trẻ để không gặp phải lỗi này.
– Cho trẻ uống kháng histamin khi sổ mũi: Điều này là vô ích, bởi kháng histamin không có tác dụng trị cảm cúm. Virus cảm cúm không tạo ra histamin cũng như các chất kích thích gây phản ứng dị ứng.
– Dùng quá nhiều thuốc: Nhiều cha mẹ cho rằng, dùng thuốc tương tự như nhau sẽ tăng gấp đôi công dụng điều trị cho con, nên thường cho con dùng thuốc dạng kết hợp với những thành phần tương tự như nhau. Điều này khiến cho trẻ có thể đối mặt với những tác dụng phụ, đó là còn chưa kể đến nguy cơ nhờn thuốc ở trẻ.
Như vậy, khi sử dụng thuốc cảm cúm trẻ em 7 tuổi, cha mẹ nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự bắt bệnh và chữa bệnh cho con. Cảm cúm dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác. Điều trị sai bệnh, sai thuốc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng cũng như hệ thống miễn dịch và tiêu hóa của trẻ lâu dài.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.